Sún răng là gì? Tổng quan về bệnh sún răng
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Quá trình thay răng sữa ở trẻ em là một phần không thể thiếu của sự phát triển tự nhiên, đánh dấu bước chuyển mình từ tuổi thơ đến tuổi trưởng thành. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về trình tự thay răng sữa ở trẻ em qua bài viết sau nhé!
Thay răng sữa ở trẻ em là một quá trình mà các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thế chỗ cho những chiếc răng sữa đã rụng đi. Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ, hoàn thiện chức năng nhai, phát âm và tăng tính thẩm mỹ, giúp khuôn mặt cân đối, tạo nét duyên dáng trong nụ cười của trẻ.
Theo sự phát triển bình thường, các răng sữa sẽ không rụng cho đến khi trẻ bắt đầu quá trình thay răng (mọc răng vĩnh viễn). Do đó, các trường hợp trẻ mất răng sữa sớm bởi sâu răng hoặc tai nạn có thể khiến các răng vĩnh viễn sau này mọc chen chúc, gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, phát âm, tính thẩm mỹ hoặc các bệnh lý nha chu nghiêm trọng hơn.
Quá trình thay răng sữa ở trẻ em thường bắt đầu khi trẻ lên 6 tuổi, lúc này các răng sữa sẽ bắt đầu có biểu hiện lung lay và rụng đi. Răng cửa hàm trên và dưới là những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bị thay thế. Sau một năm, việc thay răng sẽ tiếp tục với các răng cửa bên ở cả hai hàm.
Tiếp theo, các răng sữa ở hàm bên cũng sẽ bắt rụng và kế tiếp là các răng nanh hàm dưới. Cuối cùng, quá trình thay răng sữa sẽ kết thúc với việc mọc răng nanh hàm trên, răng hàm thứ hai trên và dưới.
Bảng trình tự thay răng sữa | |
6 – 7 tuổi | Răng cửa giữa |
7 – 8 tuổi | Răng cửa bên |
9 – 11 tuổi | Răng cối thứ nhất |
10 – 12 tuổi | Răng cối thứ hai |
9 – 12 tuổi | Răng nanh |
17-25 tuổi |
Mọc răng khôn hay còn gọi là răng hàm thứ 3 (có thể mọc hoặc không)
|
Độ tuổi thay răng sữa ở trẻ em có thể bắt đầu sớm hoặc muộn hơn so với thời gian ước tính là điều hoàn toàn bình thường. Trong đó, các bé gái thường sẽ thay răng sớm hơn so với bé trai.
Tuy nhiên, nếu răng sữa đã rụng hơn một năm nhưng răng vĩnh viễn chưa mọc, bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám nha khoa trẻ em để được tư vấn và có hướng xử lý phù hợp.
Dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị thay răng sữa rõ ràng nhất là khi chiếc răng bắt đầu lung lay. Đối với đa số trường hợp chỉ cần tác động một lực nhẹ nhàng thì các răng sữa cũng sẽ bị rụng, các bố mẹ có thể tự nhổ cho bé ngay tại nhà.
Ngược lại, nếu như răng sữa bị lung lay nhưng vẫn không rụng, răng vĩnh viễn có dấu hiệu chồi lên hoặc bị kẹt,… thì bố mẹ không nên tự ý nhổ ngay và đưa trẻ thăm khám nha khoa tổng quát để bác sĩ tư vấn cụ thể.
Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên chú ý một số điều sau:
Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn thay răng sữa, vì sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ của gương mặt về sau.
Bố mẹ cần ghi nhớ một số cách chăm sóc khi trẻ đang thay răng sau:
Thay răng sữa ở trẻ là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự thay đổi về mặt sinh lý lẫn tâm lý của trẻ. Bố mẹ có thể cho trẻ thăm khám nha khoa để theo dõi và đảm bảo cho quá trình thay răng của bé diễn ra suôn sẽ.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Khi sử dụng gói dịch vụ chăm sóc thay răng theo năm tại Parkway, phụ huynh có thể an tâm bởi:
Trên đây là những thông tin về trình tự thay răng sữa ở trẻ em. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được kiến thức hữu ích và giúp các bố mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con!
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Tìm kiếm bác sĩ Invisalign giỏi hoặc một nha khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về Invisalign là bước quan trọng để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tối ưu. Việc lựa chọn đúng bác sĩ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm […]
Hơi thở có mùi là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống thường ngày, khiến chúng ta kém tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng này? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây […]
Chảy máu răng có thể do các bệnh lý răng miệng hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Tham khảo 11 nguyên nhân gây chảy máu răng phổ biến ngay!