Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Thở bằng miệng có bị hô răng không? Nha khoa giải đáp

Thở qua mũi là quy trình hô hấp cơ bản của con người. Dù vậy, trong nhiều trường hợp không thể thở bằng mũi, chúng ta vẫn thường hay thở bằng miệng. Vậy Thở bằng miệng có bị hô răng không? Thở bằng miệng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không? Cách phòng ngừa tình trạng thở bằng miệng là gì?… Tất cả đều sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết sau đây của Parkway!

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thở bằng miệng

Để giải đáp được thắc mắc thở bằng miệng có bị hô răng không, trước hết bạn cần phải tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thở bằng miệng. Theo đó, nhiều trường hợp không thuận tiện khi thở bằng mũi sẽ chuyển qua thở bằng miệng. 

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thở bằng miệngThở bằng miệng có bị hô răng không là thắc mắc của nhiều người 

Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như:

Bệnh hen suyễn

Dấu hiệu của bệnh hen suyễn chính là phần niêm mạc của ống phế quản sưng và viêm do phản ứng với những tác nhân gây kích thích. Lúc này ống phế quản sẽ hẹp lại, làm cho không khí bị hạn chế lưu thông, gây ra triệu chứng khó thở. Và theo bản năng, lúc này người bị hen suyễn sẽ thở bằng miệng. 

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thở bằng miệngBệnh hen suyễn là một trong những nguyên nhân gây khó thở bằng mũi 

Nghẹt mũi

Nghẹt mũi cũng là một trong những nguyên do hàng đầu dẫn đến việc thở bằng miệng. Có nhiều bệnh dẫn đến nghẹt mũi, như cảm lạnh, cúm, viêm xoang,… Khi xảy ra nghẹt mũi, khoang mũi của bạn sẽ bị thu hẹp. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khó thở bằng mũi. 

Lệch vách ngăn mũi

Số ít những triệu chứng gây khó thở khi thở bằng mũi là lệch vách ngăn mũi. Vách ngăn có vai trò hỗ trợ cho việc thở đúng cách và chia đôi 2 khoang mũi. Do đó khi vách ngăn bị lệch, quá trình lưu thông khí qua mũi sẽ bị cản trở. Lúc này nhịp thở bằng mũi sẽ giảm và người bệnh sẽ có xu hướng thở bằng miệng nhiều hơn.

Polyp mũi 

Polyp mũi là một khối u không ung thư phát triển từ màng nhầy trong mũi hoặc các phần khác của đường hô hấp trên cơ thể. Nó có thể gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu và khó thở.

Polyp mũi thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh bởi vì nó có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Người bị Polyp mũi thường quen với việc thở bằng miệng để quá trình hô hấp thuận tiện hơn.

Bị sứt môi, hở hàm ếch

Các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc miệng. Những người không may mắn bị các tật này thường thở bằng miệng nhiều hơn so với mũi. 

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thở bằng miệngBị sứt môi, hở hàm ếch ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc miệng. Những người có dị tật này thường có xu hướng thường xuyên thở bằng miệng 

Bị căng thẳng, stress

Căng thẳng quá mức cũng khiến cho não bộ trở nên mất cân bằng. Lúc này não sẽ tự động khởi động hệ thống thần kinh giao cảm, dẫn đến các hành động vô thức của cơ thể và gây khó thở. Lúc này nhiều người cũng có xu hướng thở bằng miệng để cân bằng hô hấp.

Dấu hiệu cho biết tình trạng thở bằng miệng ở trẻ em

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết trẻ em đang thở bằng miệng. Một số dấu hiệu phổ biến gồm:

  • Miệng ở tư thế mở, 2 môi cách xa nhau và môi hở lộ răng.
  • Răng cửa dưới cụp vào bên trong.
  • Môi thường xuyên khô nứt.
  • Giọng nói khàn.
  • Thở mạnh nhưng cánh mũi không di động.
  • Thở miệng khi ngủ khiến cho giấc ngủ không được sâu. Do đó trẻ sẽ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy mỗi sáng.
  • Há miệng để thở khiến khoang miệng tích tụ vi khuẩn từ môi trường. Điều này gây ra tình trạng viêm lợi, sâu rănghơi thở có mùi hôi.

Dấu hiệu cho biết tình trạng thở bằng miệng ở trẻ emTrẻ em thở bằng miệng có khả năng đang gặp trở ngại trong việc hô hấp bằng mũi 

Cha mẹ cần để ý kỹ lưỡng để biết được lý do vì sao con trẻ thở bằng miệng. Liệu rằng con có đang gặp tình trạng khó hô hấp bằng mũi không? Nhanh chóng nhận biết tình trạng của con và đưa đến bác sĩ điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa tối đa các nguy cơ gây hại cho đường hô hấp của con trẻ.

Những tác hại thường gặp của việc thở bằng miệng gây ra

Không chỉ thắc mắc thở bằng miệng có bị hô răng không, bạn cũng cần biết thêm các tác hại của việc thở bằng miệng để ngăn ngừa các bệnh lý nguy hại cho sức khỏe.

Khô môi, khô miệng

Tác hại đầu tiên của việc thở bằng miệng chính là khiến cho môi và miệng bị khô. Khi bạn thở bằng miệng, khí hậu trong miệng và xoang mũi bị khô hơn so với khi bạn thở bằng mũi. Điều này có thể dẫn đến mất nước từ môi và gây ra khô da môi.

Những tác hại thường gặp của việc thở bằng miệng gây raKhô miệng là tác hại đầu tiên của việc thường xuyên thở bằng miệng 

Sâu răng, viêm răng

Thở bằng miệng diễn ra tình trạng khô miệng. Và kéo theo đó chính là các biến chứng về viêm chân răng, sâu răng. Khô miệng là lúc khoang miệng không đủ nước bọt làm sạch các mảng bám vi khuẩn trên răng. Từ đó vi khuẩn tích tụ dần và gây ra sâu răng, viêm răng. 

Ngoài ra, khi thở bằng miệng, không khí và vi khuẩn bên ngoài sẽ khiến nướu bị khô, viêm nướu.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Theo các chuyên gia, việc thở bằng miệng cũng gây ra nhiều tác hại cho đường hô hấp. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp.

Không khí đi vào cơ thể qua đường miệng có xu hướng lạnh và khô hơn so với mũi. Điều này sẽ khiến đường thở trở nên khô hơn, dễ bị kích thích và có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

Sai lệch khớp cắn

Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Sức khỏe Răng miệng Quốc tế, các chuyên gia phát hiện rằng, trẻ em thường xuyên thở bằng miệng có thể gặp phải vấn đề về khớp cắn. 

Khi so với những đứa trẻ hô hấp bằng mũi thông thường, trẻ em thở bằng miệng có khả năng răng bị mọc lệch. Ngoài ra, khi thở bằng miệng lưỡi sẽ không đặt trên vòm họng mà sẽ hạ xuống bên dưới. Trong thời gian dài, việc đặt sai tư thế lưỡi này sẽ khiến hàm trên bị hẹp dần, dẫn đến việc không đủ chỗ chứa các răng, khiến răng chen chúc, khấp khểnh.

Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng, sai lệch khớp cắn còn mang lại những tác hại xấu về thẩm mỹ trên gương mặt cũng như gây khó khăn trong việc giao tiếp.

Do đó, việc thay đổi thói quen thở bằng miệng và tìm hiểu cách đặt đúng vị trí lưỡi trong khoang miệng khi thở sẽ giúp tránh được các vấn đề về răng miệng và khớp cắn.

Những tác hại thường gặp của việc thở bằng miệng gây raChưa nói đến thở bằng miệng có bị hô răng không, nhưng hành động này khả năng cao gây ra sai lệch khớp cắn 

Cản trở hô hấp khi ngủ

Trong trường hợp bạn không hô hấp bằng mũi trong lúc ngủ, não sẽ cho rằng cơ thể đang mất đi lượng carbon dioxide quá nhanh, dễ gây ra tình trạng ngưng thở. Ngoài ra, thở bằng miệng khi ngủ cũng dẫn đến các tình trạng ngủ ngáy, chảy nước dãi,… 

Lợi ích của việc thở bằng mũi

Chúng ta thường sẽ không chú ý đến tình trạng thở bằng mũi cho đến khi nghẹt mũi gây khó chịu. Không đơn thuần là phục vụ cho việc hô hấp, thở bằng mũi cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể. 

Có thể bạn chưa biết, mũi có thể cải thiện khả năng hấp thụ oxy của phổi từ việc tạo ra oxit nitric. Oxit nitric giúp nâng cao khả năng truyền oxy đi khắp cơ thể. Ngoài ra, nguyên tố này cũng giúp cơ thể chống nấm, chống ký sinh trùng và kháng khuẩn.

Một số lợi ích của thở mũi phải kể đến như:

  • Mũi hoạt động như một bộ lọc giữa không khí truyền đến cơ thể, giữ lại các hạt nhỏ trong không khí.
  • Mũi giúp “hâm nóng” không khí từ bên ngoài khi đến bên trong cơ thể và đến phổi.

Lợi ích của việc thở bằng mũiThở bằng mũi mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể 

Việc thở bằng miệng có bị hô răng không?

Một trong những tác hại của việc thở bằng mũi chính là sai lệch khớp cắn. Nói theo cách khác, việc thở bằng mũi hoàn toàn có thể gây ra hô răng. Lý do vì thở bằng miệng sẽ đẩy không khí có trong miệng ra ngoài. Điều này sẽ trực tiếp tạo áp lực lên răng. Trong thời gian dài, răng sẽ bị dịch chuyển và gây ra tình trạng răng hô.

Thường xuyên thở bằng miệng có thể dẫn đến sự mòn răng do hơi ẩm trong miệng gây ra, điều này có thể làm cho răng dễ bị sâu hơn. Ngoài ra, thở bằng miệng cũng có thể gây ra sự thay đổi trong cấu trúc của xương hàm, khiến cho hàm dần dần co lại, gây ra vấn đề về khớp hàm và đau nhức.

Như vậy, lời giải đáp cho việc thở bằng miệng có bị hô răng không chính là có. Thở bằng miệng hoàn toàn có thể gây ra hô răng bởi các lý do đã kể trên. 

Việc thở bằng miệng có bị hô răng không?Lời giải đáp cho việc thở bằng miệng có bị hô răng không chính là có 

Nếu đã biết được thở bằng miệng gây ra hô răng và nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể, điều quan trọng chính là bạn cần phải giảm thiểu tối đa tình trạng này.

Cách giảm và ngưng tình trạng thở bằng miệng

Với nhiều tác hại xảy ra cho cơ thể, bạn cần phải tìm cách để ngăn chặn bản thân hô hấp bằng miệng. Dưới đây là một số cách để giảm và ngưng tình trạng thở bằng miệng:

Gặp gỡ bác sĩ

Việc đầu tiên trong việc ngăn chặn thở bằng miệng chính là bạn tìm hiểu lý do vì sao mình thở bằng miệng. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kịp thời điều trị những triệu chứng gây khó chịu khi thở bằng mũi. Sau khi điều trị, bạn hoàn toàn có thể thở thoải mái bằng mũi và từ đó sẽ giảm thiểu tình trạng thở bằng miệng.

Làm sạch mũi thường xuyên

Nếu đường hô hấp của bạn bị tắc nghẽn bởi đờm hoặc mảnh vật lạ, hãy sử dụng muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi để làm sạch mũi. Nếu tình trạng này kéo dài, hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị.

Chú ý hơi thở

Hãy để ý hơn về hơi thở của mình. Tập trung vào việc hít và thở bằng mũi. Việc tập trung thở bằng mũi sẽ giúp bạn chủ động trong việc ngăn chặn tình trạng thở bằng miệng.

Thay đổi tư thế ngủ

Nếu bạn thường ngủ nằm ngửa, hãy thử nằm nghiêng hoặc nằm sát bên hông để tránh kích thích thở bằng mũi, tránh tình trạng thở bằng miệng.

Cách giảm và ngưng tình trạng thở bằng miệngThay đổi tư thế khi ngủ cũng giúp kích thích việc thở bằng mũi 

Cách phòng ngừa tình trạng thở bằng miệng ở trẻ em

Ở trẻ em, việc thở bằng miệng từ khi còn bé dễ hình thành thói quen khó bỏ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Do đó, ba mẹ cần phải chú ý phòng ngừa tình trạng thở bằng miệng ngay từ khi còn bé. Một số cách phòng ngừa tình trạng thở bằng miệng ở trẻ em hiệu quả:

  • Thường xuyên sử dụng nước muối chuyên dùng trong nha khoa để vệ sinh mũi cho bé.
  • Tập cho bé nằm ngửa, ngẩng cao đầu để mở đường thở, thúc đẩy thở mũi.
  • Dành thời gian để tập thở mũi hàng ngày, hình thành thói quen thở mũi.
  • Giữ gìn vệ sinh không gian sống. Lắp đặt hệ thống lọc không khí trong nhà để phòng tránh sự xuất hiện và lây lan của vi khuẩn gây dị ứng mũi.

Cách phòng ngừa tình trạng thở bằng miệng ở trẻ emHãy tập cho trẻ em có thói quen thở bằng mũi ngay từ khi còn bé 

Tạm kết

Thở bằng miệng mang lại nhiều hệ quả xấu không chỉ với đường hô hấp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể. Việc hình thành thói quen thở mũi của cả trẻ em lẫn người lớn là tiền đề để mang lại một cơ thể có sức khỏe tốt.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc thở bằng miệng có bị hô răng không cũng như các giải pháp ngăn ngừa việc thở bằng miệng. Hy vọng rằng các thông tin này đã mang đến bạn nhiều giá trị hữu ích. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết khác tại website của Nha khoa Parkway.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết

14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM? Hàn răng ở đâu uy tín?

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đông đúc dân cư nên nhu cầu trám răng cũng rất cao. Vì vậy hàng loạt nha khoa cung cấp dịch vụ này đã ra đời. Làm thế nào để chọn được dịch vụ uy tín? Tham khảo 14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM […]

Xem chi tiết