Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Sứt môi hở hàm ếch gây ra những bất lợi gì ngoài thẩm mỹ?

Nhiều người thường chỉ biết đến sứt môi hở hàm ếch như 1 dị tật bề ngoài, chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ. Thực tế, bất kì khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe. Sứt môi hở hàm ếch không những khiến việc ăn uống khó khăn, thính giác kém hơn mà còn ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng cũng như việc phát âm. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những thiệt thòi của trẻ sứt môi hở hàm ếch, đồng thời đưa ra giải pháp giúp cha mẹ cùng con vượt qua khó khăn tạm thời này.

SỨT_MÔI_HỞ_HÀM_ẾCH

Bé ăn uống khó khăn

Nếu bé chỉ bị sứt môi nhẹ thì việc cho bé ăn không có nhiều khác biệt. Nhưng nếu bé bị hở hàm ếch thì việc cho ăn thực sự là 1 thử thách lớn cho cả 2 mẹ con.

Thông thường, hàm ếch (vòm miệng) có tác dụng ngăn cách khoang miệng và khoang mũi, không cho thức ăn và đồ lỏng trào lên trên mũi.

Vấn đề bé không bú được sữa bình và ty mẹ là do môi bị hở không kín được để tạo áp lực và do phần vòm miệng bị thông với khoảng mũi nên khi mút cả mồm cả mũi cùng hút vào nên áp lực ko đủ.

Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch sẽ cần có bình sữa với núm vú chuyên dụng để việc bú sữa được thuận lợi hơn. Các mẹ nên chọn loại bình chống sặc cho bé. Trong lúc bé bú bình, mẹ hãy nhẹ nhàng bóp phần núm vú giả để bé dễ ăn hơn.

Vì trẻ ăn uống khó khăn nên mẹ cần chú ý theo dõi kĩ cân nặng của trẻ, tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để có sự chăm sóc tốt nhất cho con.

Sự tích tụ chất lỏng và mất thính giác ở tai giữa

Nhiều trẻ bị hở hàm ếch có nguy cơ tích tụ dịch ở tai giữa. Chất lỏng này không thể đi qua ống vòi nhĩ như bình thường. Do đó nó có thể dẫn đến nhiễm trùng tai và thậm chí mất thính giác. Vì vậy, trẻ em bị hở hàm ếch thường cần ống tai được đặt trong màng nhĩ của chúng để giúp thoát dịch và cải thiện thính lực.

Trẻ em bị hở hàm ếch phải được kiểm tra tai và thính giác 1-2 lần mỗi năm, hoặc nhiều hơn nếu trẻ có vấn đề về thính giác.

Các vấn đề về răng miệng

hở_hàm_ếch_sứt_môi

Trẻ SMHHE thường gặp các vấn đề liên quan đến răng. Bao gồm: răng nhỏ, thiếu răng, thừa răng (còn gọi là răng kép), hoặc răng mọc lộn xộn không đúng vị trí.

Do phần lợi ngắn (hoặc rách, hở lợi) hoặc do phần xương hàm (nơi chân răng “cắm” vào) bị khiếm khuyết sẽ làm xoay chân răng vĩnh viễn khiến răng mọc lộn xộn, hoặc khiến răng không thể mọc lên. Trường hợp nhẹ nhất là bé sẽ mọc răng khểnh ở chỗ lợi bị ngắn.

Các mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thường xuyên để kiểm tra sự phát triển của răng lợi. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì cũng sẽ có hướng giải quyết sớm nhất.

Ảnh hưởng đến phát âm

Do việc hở vòm miệng và môi, chức năng cơ có thể bị suy giảm, nên bé có thể bị chậm nói hoặc nói ngọng. Trẻ chỉ bị hở môi sẽ ít có nguy cơ mắc các vấn đề về phát âm hơn so với trẻ bị hở vòm (thường bị chẻ lưỡi gà).

Kể cả sau khi tiến hành phẫu thuật vá vòm, vẫn có tỉ lệ 1 trong 5 trẻ hở vòm gặp vấn đề trong giọng nói. Điều này là do vòm miệng không “di chuyển” đủ trơn tru nên không khí vẫn bị lọt lên khoang mũi, khiến giọng giống giọng mũi.

Để hạn chế điều này, mẹ nên cố gắng luyện nói cùng trẻ càng nhiều càng tốt. Luyện tập phát âm nên được bắt đầu từ sớm khi trẻ mới phẫu thuật vá vòm xong (thường từ 1-2 tuổi), đòi hỏi sự kiên trì rất lớn để tìm lại giọng nói chuẩn cho bé. Đồng thời nên đưa bé đến các trung tâm phục hồi giọng nói, để bé được trị liệu chuyên nghiệp. Đa số các trường hợp, rối loạn phát âm sẽ được khắc phục và sau đó trẻ có thể phát âm hoàn toàn bình thường.

Trẻ sinh ra bị sứt môi hở hàm ếch đã là 1 thiệt thòi lớn, cha mẹ nên cố gắng tìm hiểu để có thể chăm sóc bé tốt hơn. Mỗi em bé đều xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp nhất, cha mẹ hãy cùng con vượt qua hành trình khôn lớn dẫu nhiều khó khăn này nhé! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hay liên hệ với chúng tôi để nhận được giải đáp sớm nhất.

Tin tức sự kiện khác

Bị sâu răng nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nhất là người bị sâu răng nên chú trọng hơn đến vấn đề này. Vậy bị sâu răng nên ăn gì?

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng tốt nhất, áp dụng là khỏi

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng sẽ giúp bạn khắc phục bệnh lý này hiệu quả và an toàn. Cách thực hiện rất đơn giản và tiết kiệm. Thử ngay!

Xem chi tiết