Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì khỏi? Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì khỏi? Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Mọc răng là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, quá trình này thường đi kèm với tình trạng sốt. Vậy trẻ mọc răng sốt mấy ngày hết và khi nào nên đưa trẻ đi khám? Bài viết này, nha khoa Parkway sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để chăm sóc bé yêu trong giai đoạn mọc răng. Tham khảo ngay nhé!

Vì sao trẻ bị sốt khi mọc răng?

Trẻ em mọc răng kèm theo sốt là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể. Nguyên nhân chính là do răng tách nướu (lợi) để mọc trồi lên, gây tổn thương nướu.

Vi khuẩn và virus trong khoang miệng có cơ hội xâm nhập vào vết nứt, gây viêm nhiễm và dẫn đến sốt. Ngoài ra, quá trình mọc răng cũng làm tăng lưu lượng máu đến vùng nướu, gây ra hiện tượng sưng và đau, góp phần làm tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ.

Vì sao trẻ mọc răng bị sốt

Trẻ em mọc răng kèm theo sốt là do răng tách nướu để mọc trồi lên, gây tổn thương nướu

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày hết?

Thông thường, trẻ mọc răng có thể bị sốt nhẹ từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào cơ địa của từng bé.

Một số trẻ có thể sốt từ 3 – 5 ngày trước khi răng mọc lên. Trong giai đoạn này, bé có thể có các triệu chứng như chảy nước dãi, nổi mẩn xung quanh miệng, hay nhai cắn, quấy khóc và bú kém.

Các biểu hiện của sốt mọc răng ở trẻ

Khi trẻ mọc răng, ba mẹ có thể nhận thấy một số biểu hiện sau:

  • Sốt nhẹ: Trẻ thường bị sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ so với bình thường.
  • Chảy nước dãi: Trẻ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường, có thể gây nổi mẩn xung quanh miệng.
  • Nướu sưng đỏ: Nướu của trẻ có thể sưng đỏ và nhạy cảm hơn.
  • Nhai cắn: Trẻ có xu hướng nhai cắn mọi thứ xung quanh để giảm cảm giác khó chịu ở nướu.
  • Quấy khóc: Trẻ dễ quấy khóc hơn do cảm giác đau và khó chịu.
  • Bú kém: Trẻ có thể bú kém hơn do đau nướu.
Các biểu hiện của sốt mọc răng ở trẻ

Trẻ dễ quấy khóc hơn do cảm giác khó chịu khi mọc răng

Trẻ mọc răng bị sốt khi nào nên đi khám?

Mặc dù sốt mọc răng thường không nguy hiểm, nhưng có một số trường hợp bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ:

  • Sốt cao trên 38,5 độ C: Nếu trẻ sốt cao liên tục và không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, bạn nên đưa bé đi khám.
  • Sốt kéo dài hơn 3 ngày: Nếu trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày, có thể nguyên nhân không phải do mọc răng mà là do một bệnh lý khác.
  • Các triệu chứng khác: Nếu trẻ có các triệu chứng như ho, chảy mũi, nôn mửa, phát ban hoặc tiêu chảy, bạn nên đưa bé đi khám để loại trừ các bệnh lý khác.
Trẻ mọc răng bị sốt khi nào nên đi khám?

Nếu trẻ mọc răng bị sốt đi kèm với hiện tượng phát ban đỏ khắp người thì bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám

Cách chăm sóc trẻ khi sốt mọc răng

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Đối với những trường hợp trẻ bị sốt cao hơn 38,5 độ, bố mẹ có thể cho bé uống Paracetamol theo liều lượng được bác sĩ hướng dẫn. Thông thường, liều dùng dành cho trẻ sẽ khoảng 10 – 15mg/kg.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên bổ sung thêm cho trẻ các loại vitamin, canxi để giúp tăng cường sức đề kháng, nhanh hạ sốt hơn. Nhưng nếu trẻ sốt kèm theo biểu hiện co giật, cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Lau người cho bé bằng nước ấm nếu sốt dưới 39 độ

Khi trẻ bị sốt nhẹ (dưới 38 độ C), bố mẹ không nên trùm chăn kín vì sẽ làm nhiệt độ không thoát ra được, khiến trẻ sốt cao hơn. Lúc này, bố mẹ nên cởi bỏ bớt quần áo, dùng khăn nhúng nước ấm để lau người và cho trẻ mặc các loại trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.

Cách chăm sóc trẻ khi sốt mọc răng

Lau người cho bé bằng nước ấm khi trẻ sốt nhẹ dưới 39 độ

Bổ sung thêm nước cho bé

Sốt mọc răng kéo dài nhiều ngày sẽ khiến cho cơ thể bé bị mất nhiều nước. Do đó, trong khoảng thời gian này nên cho bé bú sữa, uống nước ép hoa quả để bù đắp lượng nước bị thiếu hụt.

Cho bé bú thường xuyên hơn

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với trẻ sơ sinh, chứa nhiều khoáng chất, giúp tăng sức đề kháng và nhanh hạ sốt hơn. Khi trẻ bị sốt do mọc răng có thể bỏ bú vì phần nướu răng bị khó chịu, lúc này mẹ nên vắt sữa ra bình và bón bằng thìa cho trẻ.

Cho bé bú thường xuyên hơn để bổ sung dưỡng chất giúp mau hạ sốt

Bố mẹ nên để sữa ra chai và dùng thìa để cho bé uống, giúp bổ sung dưỡng chất để mau hạ sốt

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Đối với những trẻ đã bắt đầu ăn dặm, bố mẹ nên chú ý quan sát trẻ có biểu hiện dị ứng với loại thực phẩm nào không để loại bỏ kịp thời. Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng để dễ nuốt, cũng như chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa giúp bé ăn được nhiều hơn.

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bé

Bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh trong khoang miệng của bé thật sạch sẽ, tránh sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn. Phụ huynh có thể dùng gạc hoặc khăn mềm sạch, kết hợp thêm với nước muối sinh lý để vệ sinh nướu và khoang miệng cho bé, giúp loại bỏ các vụn thức ăn, vi khuẩn có hại.

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trong thời gian bé sốt mọc răng

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trong thời gian bé sốt mọc răng

Nha khoa Parkway hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc trẻ mọc răng sốt mấy ngày hết và khi nào nên đưa trẻ đi khám. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

tư thế ngủ khi niềng răng - 2

Tư thế ngủ khi niềng răng như thế nào là đúng?

Niềng răng là một quyết định quan trọng cải thiện thẩm mỹ nụ cười, chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả tối ưu nhất, bạn có thể phải thay đổi một vài thói quen nhỏ, đặc biệt là tư thế ngủ. Vậy […]

Xem chi tiết
Răng chết tủy tồn tại được bao lâu

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Cách xử lý răng chết tủy an toàn

Nhiều bệnh nhân mắc viêm tủy răng nhưng không điều trị kịp thời sẽ khiến cho răng bị chết tủy hoàn toàn. Vậy răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Xử lý răng chết tủy như thế nào để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như an toàn cho sức khỏe? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Xem chi tiết
ê buốt răng

Nguyên nhân và cách phòng ngừa ê buốt răng

Ê buốt răng thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, gây cảm giác khó chịu cho những ai gặp phải tình trạng này. Đây là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Nguyên nhân từ đâu […]

Xem chi tiết
Cắm chốt răng là phương pháp giúp tái tạo cùi răng sau điều trị tủy

Cắm chốt răng là gì? Trường hợp nào có thể cắm chốt tủy phục hình răng?

Cắm chốt răng là một quy trình thường được nhắc đến sau khi bệnh nhân đã điều trị tủy thành công. Theo đó, việc cắm chốt nhằm mục đích gia cố và chuẩn bị cho bước tái tạo cùi răng rồi phủ chụp mão sứ lên trên, giúp phục hình răng toàn diện.

Xem chi tiết