Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ mọc răng sữa bị sốt có sao không? 9 dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng sữa bị sốt có sao không? Những dấu hiệu nhận biết

Mọc răng sữa là quá trình đánh dấu bước phát triển đặc biệt trong đời của một đứa trẻ. Khi đó, trẻ thường có biểu hiện sốt và khiến cho không ít phụ huynh phải lo lắng. Vậy Trẻ mọc răng sữa bị sốt có sao không? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Trẻ mọc răng sữa bị sốt có sao không?

Nhiều phụ huy thắc mắc rằng, trẻ mọc răng sữa bị sốt thì có nguy hiểm không? Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng từ 6 – 8 tháng tuổi và hoàn thiện đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng 30 tháng tuổi. Khi trẻ mọc răng, thường sẽ bị sốt từ 38 – 38.5 độ C. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi mọc răng, nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng.

Việc mọc răng không quá nguy hiểm, nhưng phụ huynh cần phân biệt giữa dấu hiệu sốt mọc răng và sốt do bệnh. Dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và không kéo dài, kèm theo các dấu hiệu như chảy nước dãi, gặm đồ vật xung quanh, ngứa nướu, cằn nhằn, quấy khóc và không có triệu chứng chảy mũi, hắt hơi, đau họng.

Ảnh em bé bị sốt khi đang mọc răng sữa

Dấu hiệu sốt khi mọc răng sữa ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và không kéo dài

Phân biệt trẻ bị sốt khi mọc răng và sốt bệnh

Việc trẻ bị sốt khi mọc răng hoặc đi kèm với nhiều triệu chứng khác là điều bình thường và hầu như không gây ảnh hưởng nào đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần phân biệt được đâu là sốt do mọc răng và đâu là sốt do bệnh để có thể xử lý kịp thời.

Nếu trẻ đang mọc răng, thường chỉ bị sốt nhẹ và có thể đi kèm với một số biểu hiện như: sưng nướu, chồi răng nhú lên, má ửng hồng,… nhưng đều không quá nặng nề. Ngược lại, nếu trẻ sốt và đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như: tiêu chảy, sổ mũi,… thì đó không phải là biểu hiện bình thường của quá trình mọc răng, đặc biệt là khi chúng kéo dài hơn 24 giờ mà không giảm.

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình mọc răng của trẻ, bố mẹ nên áp dụng các phương pháp giúp bé thay đổi các thói quen xấu cũng như cải thiện dinh dưỡng để giúp hệ răng phát triển ổn định. Một số loại khoáng chất quan trọng có lợi cho sức khỏe và răng miệng của bé như: Lysine, crom, selen,kẽm, vitamin B1,…

Hình ảnh em bé khóc và ngậm ngón tay

Bé bị sốt khi mọc răng sữa sẽ không có các triệu chứng như tiêu chảy hoặc sổ mũi

9 dấu hiệu nhận biết khi trẻ đang mọc răng

Trẻ bị sốt nhẹ

Trẻ bị sốt nhẹ từ 38 – 38.5 độ C là dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết khi đang mọc răng, nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Lúc này, nướu răng của trẻ sẽ sưng đỏ và răng sữa cũng sắp nhú ra ngoài. Các trường hợp nướu răng của trẻ sưng viêm có thể sẽ sốt cao hơn.

Trẻ khó ngủ và quấy khóc

Bên cạnh những cơn sốt, thì khi mọc răng sữa trẻ cũng có các biểu hiện quấy khóc và khó ngủ. Điều này là bởi những cơn đau do quá trình mọc răng sẽ khiến cho bé của bạn cáu kỉnh cũng như quấy khóc nhiều hơn vì khó chịu.

Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện cáu kỉnh, không chịu ngủ và quấy khóc nhiều, bố mẹ nên ôm ấp trẻ nhiều hơn để các bé cảm thấy dễ chịu. Trong giai đoạn này, phụ huynh hãy cố gắng duy trì thói quen đi ngủ của trẻ và dỗ dành trẻ nếu chúng không yên tâm.

Hình ảnh người bố đang bế con quấy khóc

Trẻ bị sốt khi mọc răng sữa sẽ thường quấy khóc và khó ngủ

Trẻ trở nên lười ăn

Khi trẻ đang mọc răng, chúng có thể sẽ trở nên biếng ăn hoặc sợ bú. Bởi vì lúc này, phần nướu của trẻ bị sưng và đau, khiến bé khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn hoặc ti mẹ.

Miệng trẻ chảy nước dãi

Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường là một trong những dấu hiệu nhận biết khi trẻ đang mọc răng. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ đều chảy một ít nước dãi, nhưng đối với các bé đang mọc răng sẽ nhiều hơn, phần cằm thường rất ướt và có thể làm bé bị đau.

Do đó, trong khoảng thời gian này, bố mẹ hãy chú ý quan sát và thường xuyên dùng khăn mềm để thấm khô nước dãi trên cằm cho bé.

Ảnh em bé chảy dãi nhiều trong quá trình mọc răng sữa

Bé chảy nước dãi nhiều hơn bình thường là một dấu hiệu nhận biết đang mọc răng

Má trẻ trở nên ửng hồng

Một trong những dấu hiệu nhận biết khi trẻ đang mọc răng nữa là má trở nên ửng hồng. Nguyên nhân là do răng sữa mọc xuyên qua nướu và gây kích ứng, bố mẹ có thể sẽ cảm nhận được má bé ấm hơn khi đặt tay lên sờ thử.

Nướu răng bị sưng tấy

Nướu bị sưng tấy và đỏ lên là một dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy bé đang chuẩn bị mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể nhẹ nhàng xoa ngón tay đã được vệ sinh sạch sẽ lên phần nướu của trẻ để làm dịu các triệu chứng.

Phần chồi răng bắt đầu xuất hiện

Khi trẻ đang trong quá trình mọc răng, phụ huynh có thể quan sát khoang miệng của bé và thấy được những chồi răng nhỏ trông giống các vết sưng nằm dọc trên nướu. Khi lướt ngón tay trên những phần này, bạn sẽ cảm nhận được những chiếc răng cứng nằm phía dưới.

Hình ảnh chồi răng cửa đang nhú lên trên nướu của trẻ

Phần chồi răng bắt đầu nhú lên khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng sữa

Trẻ có biểu hiện cắn hoặc ngậm đồ vật

Thông thường, các bé sơ sinh sẽ hay ngậm đồ vật vào miệng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy trẻ thường xuyên có biểu hiện cắn, ngậm bất cứ món đồ nào mà chúng cầm thì có thể các bé đang mọc răng.

Trong những trường hợp này, bố mẹ có thể thử đeo vòng cho trẻ để giúp làm dịu nướu. Ngoài ra, hãy chú ý tránh dùng những vật dễ bị vỡ vì chúng có thể khiến cho trẻ bị nghẹn.

Trẻ hay xoa mặt và tai

Trong quá trình mọc răng, nhiều bé còn có biểu hiện hay dụi tai vào cùng một bên hoặc thường xuyên xoa mặt. Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn là dấu hiệu rõ ràng nhất của quá trình mọc răng và các triệu chứng có thể kéo dài chỉ trong vài ngày.

Dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway

Đối với câu hỏi trẻ mọc răng bị sốt có sao không? Thì câu trả lời là không và điều này hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của các bé. Tuy nhiên, nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn và điều trị tốt nhất.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Khi sử dụng các dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway, phụ huynh có thể an tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
  • Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng

Trên đây là những thông tin về bài viết trẻ mọc răng sữa bị sốt có sao không? Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bố mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ!

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết