Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Những tác hại của việc lấy cao răng mà có thể bạn chưa biết

Theo khuyến cáo, khách hàng nên thực hiện lấy cao răng thường xuyên, để loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn và phòng ngừa sâu răng, viêm nha chu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu lấy cao răng sai cách sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Sau đây, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác hại của việc lấy cao răng sai cách qua bài viết sau nhé!

Cao răng là gì?

Cao răng hoặc vôi răng là các mảng bám tại cổ răng hoặc chân răng do các mảng bám thức ăn không được làm sạch hết. Cao răng thường có màu trắng ngà hoặc vàng nâu. Với những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, cao răng sẽ có màu đậm hơn. 

Cao răng bám trên răng lâu ngày sẽ gây ra nhất nhiều khó chịu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Một số tác hại do cao răng gây nên có thể kể đến như:

  • Khó vệ sinh răng miệng: Các mảng bám cao răng sẽ khiến chúng ta khó lòng vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Cho dù bạn có chăm sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm sạch răng cũng không thể lấy hết được các mảng bám thức ăn ở vùng kẽ răng. Nếu tiếp diễn tình trạng này có thể dẫn tới sâu răng. 
  • Mất thẩm mỹ: Khi cao răng đã tích tụ và đóng cứng vào bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ khi chúng ta nói chuyện hoặc cười. Chính vì vậy, chúng ta có xu hướng ngại giao tiếp do nụ cười không còn tự tin như trước. 
  • Hôi miệng: Hôi miệng cũng là một trong các tác hại gây nên do cao răng. Khi các mảng bám đã vôi hóa và hình thành cao răng sẽ gây ra hơi thở có mùi khó chịu.
Những tác hại của việc lấy cao răng sai cách - 1

Lấy cao răng có lợi hay hại?

Lấy cao răng không hề xâm lấn tới men răng mà chỉ loại bỏ đi lớp cao răng đã đóng chặt ở chân răng. Do đó lấy cao răng đúng cách hoàn toàn có lợi cho sức khỏe răng miệng. Theo khuyến cáo, mỗi người nên thực hiện lấy cao răng định kỳ sau mỗi 6 tháng.

Trong quá trình lấy cao răng, các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tách bỏ lớp cao răng ở cổ răng, kẽ răng và dưới nướu. Sau đó, khách hàng sẽ được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.

Nếu quá trình lấy cao răng được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao thì người bệnh sẽ không hề gặp cảm giác đau đớn nào. Ngược lại những bác sĩ mới vào nghề sẽ có thể thực hiện sai kỹ thuật hoặc gây ra những tổn thương tùy mức độ cho khách hàng. 

Những tác hại của việc lấy cao răng - 2

Xem thêm: Cách lấy cao răng tại nhà hiệu quả nhất

Lợi ích của việc lấy cao răng

Có rất nhiều lợi ích của việc lấy cao răng. Dưới đây là một vài lợi ích tiêu biểu:

Sớm phát hiện bệnh lý liên quan đến răng miệng: Trước khi lấy cao răng, các bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang cho khách hàng hoặc đánh giá bằng mắt thường tình trạng răng miệng. Do đó lấy cao răng là cách tốt nhất để phát hiện các vấn đề về răng như tình trạng nhiễm trùng, khối u

Phòng tránh sâu răng và bệnh về răng nướu: Quá trình lấy cao răng cũng loại bỏ được các vi khuẩn bám trong các mảng bám. Vi khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Do đó đây là cách hữu hiệu để phòng tránh sâu răng. 

Ngừa hôi miệng: Hôi miệng được xác định do rất nhiều yếu tố, trong đó có mảng bám. Mảng bám chính là nơi chứa lượng lớn vi khuẩn có mùi. Do đó khi lấy cao răng, vi khuẩn có mùi sẽ được loại bỏ giúp khách hàng có hơi thở thơm mát và tự tin. 

Tác hại của việc lấy cao răng sai cách

Lấy cao răng có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên nếu lấy cao răng sai kỹ thuật có thể gây ra một số tác hại nhất định. Dưới đây là tác hại của việc lấy cao răng sai cách:

Gây tổn thương mô mềm

Một trong những tác hại của việc lấy cao răng sai cách đó là gây tổn thương mô mềm. Do vôi răng tập trung ở khu vực chân răng và sát nướu nên quá trình di chuyển máy lấy cao răng không cẩn thận có thể gây ra những tổn thương về nướu như đau nhức hoặc chảy máu.

Gây bào mòn men răng

Bào mòn men răng là một trong những tác hại của việc lấy cao răng sai cách. Do lớp cao răng tương đối thường bám rất sát vào lớp men răng. Do vậy nếu bác sĩ di máy cạo vôi răng quá sát hoặc đặt tần số rung quá cao cũng có thể làm ảnh hưởng tới men răng.

Mặc dù kỹ thuật lấy cao răng không hề xâm lấn tới lớp men răng nhưng do lớp cao răng bám rất sát vào men răng nên nếu tần số rung của máy quá lớn có thể làm ảnh hưởng tới cao răng.

Gây nhiễm trùng

Tác hại của việc lấy cao răng sai cách còn có thể gây nhiễm trùng. Điều này xảy ra nếu dụng cụ lấy cao răng không được vệ sinh theo chuẩn y tế hoặc các bác sĩ không đảm bảo các quy định về phòng ngừa có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc lây chéo các bệnh lý giữa các khách hàng. 

Những tác hại của việc lấy cao răng - 3

Những điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng là lúc men răng rất nhạy cảm. Do đó bạn cần chăm sóc răng miệng thật cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên lưu tâm:

  • Không sử dụng các loại thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh để tránh bị ê buốt răng. 
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia hoặc thực phẩm có màu. 
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung rau củ và trái cây. Thời gian này bạn nên ăn các loại thức ăn mềm.
  • Vệ sinh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chất lượng.
  • Lựa chọn bàn chải lông mềm và chải răng đúng kỹ thuật theo chiều dọc hoặc xoay tròn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. 

Những tác hại của việc lấy cao răng - 4

Một số câu hỏi thường gặp về lấy cao răng

Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng có đau hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể đến các yếu tố như:

  • Tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại: Nếu bạn đang mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng thì quá trình lấy cao răng có thể gặp tình trạng ê buốt nhẹ. 
  • Mức độ của răng: Nếu cao răng ở vị trí thân răng chỉ cần khoảng 15-30 phút để loại bỏ và không gây ra bất cứ đau đớn nào thì trường hợp vôi răng đã lắng đóng hoặc bám chặt dưới nướu có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng và đau buốt. Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng mất đi.
  • Kỹ thuật lấy cao răng của nha sĩ: Nếu kỹ thuật lấy cao răng không chuẩn có thể gây ra đau đớn cho khách hàng. Tuy nhiên điều này đã được hạn chế đến mức tối đa nhờ sự ra đời của máy siêu âm hay còn gọi là sóng siêu âm thay thế cho dụng cụ lấy cao răng cầm tay. Sóng siêu âm haonf toàn an toàn với cơ thể và không gây bất cứ tổn thương nào. 
  • Dụng cụ lấy cao răng bằng sóng siêu âm: Cấu tạo máy siêu âm bao gồm một đầu tay cầm và một đầu nhọn có thể di chuyển linh hoạt vào từng kẽ răng. Thông thường máy siêu âm sẽ hoạt động ở tần số 28 – 30 kHz khiến các mảng bám tự vỡ ra mà không ảnh hưởng tới nướu, men răng hay cấu trúc răng.  
  • Tay nghề của bác sĩ: Như đã đề cập ở trên, nếu bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện lấy cao răng một cách nhẹ nhàng và không gây ra đau nhức thì khách hàng có thể hoàn toàn thoải mái trong quá trình lấy cao răng.

Lấy cao răng nhiều có tốt hay không?

Câu trả lời là không. Lấy cao răng nhiều không hề mang lại nhiều lợi ích mà còn làm tổn thương răng. Bạn chỉ nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, tùy theo tình trạng cao răng mà bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo về thời gian lấy cao răng kế tiếp cho khách hàng.

Với những người có sức khỏe răng miệng và men răng tốt nên lấy cao răng 2 lần/ năm. Trong khi đó người có men răng sần sùi và mảng bám dễ đóng trên răng cần thực hiện lấy cao răng sau 3-4 tháng. 

Cần lưu ý gì trước khi lấy cao răng?

Để quá trình lấy cao răng đạt hiệu quả tốt nhất và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không thực hiện lấy cao răng cho trẻ em dưới 10 tuổi vì cấu trúc răng của trẻ chưa hoàn thiện hết. 
  • Không thực hiện lấy cao răng cho cho người đang mắc bệnh lý về răng miệng hoặc đã có những tổn thương trừ trước.
  • Chỉ thực hiện lấy cao răng cho thai phụ vào 3 tháng giữa của thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 
Những tác hại của việc lấy cao răng - 5

 

Dịch vụ lấy cao răng tại Nha khoa Parkway 

Nha khoa Parkway là chuỗi phòng khám nha khoa lớn trên thị trường. Mặc dù dịch vụ chính và là thế mạnh của Nha khoa Parkway là niềng răng thẩm mỹ, nhưng những dịch vụ chăm sóc răng miệng khác tại nha khoa Parkway luôn được đánh giá cao. 

Tại Parkway, các bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm để làm lỏng chuỗi liên kết của các mảng bám trên răng. Do đó bạn sẽ không gặp bất cứ đau đớn nào trong quá trình lấy cao răng tránh được các tác hại của việc lấy cao răng.

Bên cạnh đó các bác sĩ tại Nha khoa Parkway là những người có tay nghề chuyên cao và đều tốt nghiệp các trường đào tạo hàng đầu về nha khoa. Do đó bạn có thể an tâm sử dụng dịch vụ của Parkway. 

Tham khảo: Gói lấy cao răng tại Parkway

Trên đây là tất tần tật những gì bạn cần biết về lấy cao răng. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích, nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết