Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả
Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Siết răng khi niềng là gì?
Siết răng khi niềng (siết răng) là một kỹ thuật nha khoa được áp dụng đối với những ca niềng răng mắc cài. Theo đó, bác sĩ sẽ tác động trên dây cung để tạo lực siết lên các mắc cài, nhằm kéo các răng di chuyển về vị trí mong muốn.
Việc siết răng sẽ được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình niềng răng. Lực siết được tạo ra bởi dây cung là lực một chiều và khi các răng đã dần di chuyển theo ý muốn của nha sĩ, lực siết lúc này sẽ giảm, nên cần được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu niềng răng.
Siết răng khi niềng là kỹ thuật nha khoa được áp dụng đối với những ca niềng răng mắc cài
Trong mỗi lần siết răng, các bác sĩ chỉnh nha sẽ tính toán và tác động lên khí cụ để tạo ra một lực siết phù hợp nhất với tình trạng răng và giai đoạn niềng cụ thể. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu khi mới siết do răng chưa kịp làm quen, nhưng tình trạng này thường sẽ thuyên giảm sau vài ngày.
Việc siết răng niềng cần được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh nha chuyên nghiệp và bệnh nhân tuyệt đối không nên tự làm tại nhà. Quy trình siết răng sẽ bao gồm 3 bước chính:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng niềng và tiến hành gỡ dây chun buộc giữa các mắc cài.
Bước 2: Tháo bỏ dây cung chính và siết răng để các răng di chuyển đến vị trí mong muốn.
Bước 3: Gắn lại dây cung cũ và thêm dây chun nếu cần thiết.
Bên cạnh kỹ thuật siết răng, các bác sĩ còn có thể chỉ định thực hiện một số kỹ thuật khác trong niềng răng để đảm bảo kết quả niềng thành công. Trong đó, một số phương pháp có thể được áp dụng như: sử dụng band niềng, đeo chun liên hàm, nong hàm, nhổ răng hoặc nâng khớp cắn.
4 cách giảm đau hiệu quả sau khi siết răng
Chườm lạnh giảm đau
Để giảm bớt các cơn đau và sự khó chịu sau khi siết răng niềng, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Hơi lạnh sẽ giúp các mạch máu co lại và giảm thiểu phản ứng đau một cách rõ rệt.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau:
Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc bọc đá lạnh vào khăn sạch
Chườm lên vị trí đau bên ngoài hàm trong khoảng vài phút.
Chú ý không áp đá vào má quá lâu để tránh bị bỏng lạnh.
Chườm đá lạnh để giảm đau khi siết răng
Massage nướu răng
Massage nướu răng cũng là một cách giảm đau hiệu quả sau khi siết răng, giúp tăng cường sự lưu thông máu huyết ở nướu, từ đó giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách thực hiện như sau:
Rửa tay thật sạch.
Cho ngón tay xoa nhẹ lên nướu theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 phút.
Thực hiện động tác tương tự theo chiều ngược lại.
Lưu ý thực hiện các động tác nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương nướu.
Massage nướu răng để giảm đau sau khi siết răng niềng
Dùng sáp nha khoa
Siết răng khi niềng răng mắc cài ngoài việc gây một số đau nhức, khó chịu do răng bị kéo thì có thể vô tình làm tổn thương niêm mạc miệng do sự ma sát giữa mắc cài với môi, má, nướu. Do đó, bạn có thể bôi sáp nha khoa lên mắc cài để hạn chế tình trạng này, đặc biệt cách này sẽ khá hữu ích với những người siết răng lần đầu.
Dùng thuốc giảm đau
Nếu như cơn đau do việc siết răng khi niềng vẫn không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp, thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Lưu ý, bạn cần tham khảo của bác sĩ về liều lượng và cách dùng trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.
Việc sử dụng thuốc giảm đau cần được sự cho phép của bác sĩ
Bao lâu thì cần siết răng niềng?
Tần suất siết răng niềng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể của từng người, phương pháp niềng răng được lựa chọn, giai đoạn niềng và chỉ định của bác sĩ chỉnh nha. Tuy vậy, thời gian siết răng khi niềng thường từ 3 – 6 tuần/lần đối với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, 1 – 2 tháng/lần đối với niềng răng mắc cài tự động.
Lưu ý sau khi siết răng niềng
Siết răng khi niềng giúp đảm bảo được kết quả chỉnh nha thành công và đem lại hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh. Bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi siết răng:
Nên ăn các loại thực phẩm mềm như cháo, súp trong khoảng 2 – 3 ngày đầu sau khi siết răng niềng.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng.
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để làm sạch khuẩn và giảm đau nhanh hơn.
Nếu mắc cài đâm vào má gây chảy máu hoặc cản trở ăn uống quá mức, bạn cần quay lại gặp nha sĩ để điều chỉnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết “Siết răng khi niềng”. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc răng miệng để quá trình niềng răng đạt kết quả tốt đẹp!
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]