Răng sữa mọc lệch có sao không? Cách điều trị hiệu quả
Không ít trẻ nhỏ gặp tình trạng răng sữa mọc lệch, làm không ít cha mẹ phải lo lắng. Vậy răng sữa mọc lệch có sao không, cách điều trị thế nào? Cha mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của Parkway để được giải đáp nhé.
Giới thiệu sơ về răng sữa
Răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ dần dần được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa của trẻ sẽ bị rụng và hàm răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Những đặc điểm thường thấy răng sữa
Ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Mỗi hàm bao gồm: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng cối thứ nhất, 2 răng cối thứ 2.
Răng sữa sẽ có màu trắng ngà do có ít thành phần vô cơ, cấu trúc men và ngà mỏng hơn, trong suốt, không có dây thần kinh cảm giác, buồng tủy lớn hơn răng vĩnh viễn. Vì thế, sâu răng sữa sẽ tiến triển vào tủy răng dẫn đến răng sữa chết tủy nhanh hơn so với răng vĩnh viễn.
Ở răng sữa lớp men răng rất mỏng khoảng 1mm thấp hơn nhiều so với lớp men răng vĩnh viễn là từ (2mm- 3mm). Tế bào ngà răng có độ cứng kém, không bằng men răng nên ở trẻ nhỏ có tỷ lệ sâu răng cao hơn so với người lớn do lớp men răng mỏng và ngà răng dễ bị axit phá hủy.
Thân răng sữa thấp hơn so với răng vĩnh viễn vì răng sữa có tỉ lệ chiều ngang so với chiều cao lớn hơn. Răng cửa và răng nanh sữa nhỏ và không thanh như răng trưởng thành. Chân răng sữa dài hơn, mảnh hơn nếu xét theo tỉ lệ so với phần thân răng.
Các răng sữa hàm có nhiều chân (thường 3 chân đối với hàm trên và 2 chân đối với hàm dưới) và các chân răng thường dang rộng nên việc nhổ răng sữa rất dễ bị gãy. Chân răng hàm sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và càng về phía chóp thì càng tách xa.
Răng sữa của trẻ
Dấu hiệu của việc mọc răng sữa ở trẻ em
Trẻ mọc răng sữa sẽ có những dấu hiệu mọc răng xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi răng sữa bắt đầu nhú và các dấu hiệu này sẽ tự hết sau 3 đến 7 ngày. Các cha mẹ cần chú ý và theo dõi các dấu hiệu phổ biến khi trẻ mọc răng sữa như sau:
Chảy nước miếng: Quá trình mọc răng, sưng lợi sẽ kích thích nước miếng trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Cha mẹ có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.
Sốt: Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở trẻ thay đổi, nướu bị sưng và răng nhô lên có thể khiến trẻ sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám.
Thích cắn: Khi răng nhú lên nướu có thể bị sưng, áp lực bị răng chồi lên khỏi lợi khiến trẻ vô cùng bứt rứt. Trẻ sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn hoặc ngậm tay.
Tiêu chảy: Xuất hiện hiện tượng “đi tướt mọc răng”, hay còn được hiểu là rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám.
Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến trẻ bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng những vùng da tiếp xúc với nước bọt. Để tránh bị nổi ban, cha mẹ nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi trẻ chảy nước dãi.
Bị đau, biếng ăn: Khi lợi bị sưng, trẻ sẽ quấy khóc vì đau và mệt mỏi. Trẻ ăn ít sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày dẫn đến tình trạng biếng ăn. Lúc này cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sữa có nhiều năng lượng giúp bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ biếng ăn.
Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến trẻ bất an vào cả ban đêm, khiến trẻ ngủ không ngon, quấy khóc.
Trẻ bị đau và biếng ăn do mọc răng sữa
Răng sữa mọc theo thứ tự như nào?
Thông thường, thứ tự mọc răng sữa của trẻ như sau:
Răng sữa ở hàm trên
Răng cửa giữa: mọc từ khi 7 tháng tuổi, sẽ thay răng vĩnh viễn khi trẻ 7 tuổi.
Răng cửa bên: mọc từ khi 9 tháng tuổi, sẽ thay răng vĩnh viễn khi trẻ 8 tuổi.
Răng hàm sữa 1: mọc từ khi 14 tháng tuổi, sẽ thay răng vĩnh viễn khi trẻ 11 – 12 tuổi.
Răng nanh: mọc từ khi 18 tháng tuổi, sẽ thay răng vĩnh viễn khi trẻ 11 – 12 tuổi.
Răng hàm sữa 2: mọc từ khi 24 tháng tuổi, sẽ thay răng vĩnh viễn khi trẻ 12 tuổi.
Răng sữa ở hàm dưới
Răng cửa giữa, mọc từ khi 6 tháng tuổi, sẽ thay răng vĩnh viễn khi trẻ 6 – 7 tuổi.
Răng cửa bên, mọc từ khi 7 tháng tuổi, sẽ thay răng vĩnh viễn khi trẻ 7 – 8 tuổi.
Răng hàm sữa 1: mọc từ khi 12 tháng tuổi, sẽ thay răng vĩnh viễn khi trẻ 9 – 10 tuổi.
Răng nanh: mọc từ khi 16 tháng tuổi, sẽ thay răng vĩnh viễn khi trẻ 10 – 11 tuổi.
Răng hàm sữa thứ 2: mọc từ khi 24 tháng tuổi, sẽ thay răng vĩnh viễn khi trẻ 11 tuổi.
Dấu hiệu và nguyên nhân răng sữa mọc lệch
Dấu hiệu trẻ bị răng sữa mọc lệch
Cha mẹ có thể quan sát dấu hiệu răng sữa mọc lệch của trẻ khi răng sữa nhú lên bị xoay lệch, răng sữa mọc xéo, không khớp đúng với cung hàm.
Trẻ có thể quấy khóc, đau nhức vùng khớp thái dương hàm. Gương mặt trẻ bị lệch, không cân đối, xương hàm trên và xương hàm dưới phát triển không cân xứng hay phát triển quá mạnh, chú ý ở cạnh nghiêng một phía gương mặt thấy hàm đưa ra trước hoặc phía sau quá nhiều.
Quan sát trẻ ăn uống sẽ thấy hiện tượng trẻ hay bị cắn trẹo vào một bên má. Khi ăn nhai, răng cửa không hề chạm vào nhau, răng mọc chen chúc nhau, dày vào nhau, thiếu chỗ hoặc một số trường hợp hàm răng để lại những khe hở nhiều giữa các răng.
Nguyên nhân bé bị răng sữa mọc xéo – lệch
Có nhiều nguyên nhân tác động đến răng sữa của trẻ có thể dẫn tới tình trạng răng sữa mọc lệch. Nếu cha mẹ không chú ý để tình trạng răng sữa mọc lệch này kéo dài có thể tác động đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Các nguyên nhân thường gặp khiến răng sữa mọc lệch như sau:
Thói quen sinh hoạt không khoa học: Trẻ sơ sinh thường có thói quen ngậm vú giả lâu dài, mút ngón tay, đẩy lưỡi khi nói và nuốt, cắn móng tay, cắn bút hay đồ cứng, nghiến răng khi ngủ, nằm sấp/nghiêng một bên, thở bằng miệng, ăn nhai một bên hàm… khiến mầm răng sữa mọc lệch, răng không thẳng hàng
Do cấu trúc hàm bị lệch: Một số trường hợp răng sữa mọc lệch do cấu trúc xương hàm lệch, khớp cắn của hàm trên và hàm dưới không trùng nhau gây ra khiến răng sữa bị hô, móm tùy tình trạng.
Yếu tố di truyền: Nếu trẻ có bố, mẹ hoặc người thân khác trong gia đình từng bị mọc lệch răng, răng thừa, mất răng, răng kích thước lớn, cung hàm quá rộng hoặc quá nhỏ,… khả năng trẻ thừa hưởng gen di truyền từ thế hệ trước cũng khá cao.
Thiếu dinh dưỡng: Khi trẻ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt bị thiếu canxi sẽ khiến xương hàm yếu và có thể gây ra tình trạng trẻ mọc răng bất thường, mọc răng chậm, răng sữa mọc xiên sai vị trí.
Chấn thương vùng mặt: Xương hàm trẻ mới hình thành nên còn xốp, rỗng dễ bị biến dạng, răng bị xô lệch khi trẻ bị ngã hoặc bị va đập mạnh. Một số trường hợp hy hữu cho thấy trẻ có thể phải chịu chấn thương từ lúc còn là bào thai trong bụng mẹ dẫn đến trẻ sơ sinh mọc răng sữa bị lệch. Ngoài ra khi sinh nở, nếu mẹ bị khó sinh phải sử dụng kềm forcep ở phần đầu trẻ cũng có thể gây ra tổn thương khớp thái dương hàm dẫn tới răng mọc lệch.
Răng sữa mất sớm: Nếu răng sữa mất sớm khiến răng vĩnh viễn mọc lên chen lấn vào vị trí trống (răng vĩnh viễn có bề rộng lớn hơn) dẫn đến tình trạng các răng sữa khác bị mọc lệch.
Chăm sóc răng miệng sai cách: Đây là nguyên nhân khiến trẻ mắc phải các bệnh về nướu hoặc sâu răng. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến răng sữa mọc lệch và nhiều bệnh lý về răng khác.
Bé mọc răng sữa bị lệch có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này?
Ngoài vai trò đảm bảo chức năng ăn nói, phát triển ngôn ngữ và tính thẩm mỹ của hàm răng, răng sữa sẽ giúp định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ. Răng sữa không tồn tại mãi mãi mãi. Dưới mỗi răng sữa sẽ có mầm răng vĩnh viễn, chờ đến thời gian trẻ thay răng sữa (trẻ khoảng 5 -6 tuổi) sẽ mọc lên tại vị trí răng sữa bị rụng. Chân răng sữa sẽ bị tiêu dần, lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Răng sữa mọc lệch không quá nghiêm trọng và có thể chưa ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn nếu hàm răng của trẻ chưa mọc đầy đủ. Vì trong giai đoạn này, xương hàm của trẻ vẫn đang phát triển nên vị trí của răng có thể thay đổi, khi các răng bên cạnh mọc lên, răng sữa mọc lệch cũng sẽ tự cân chỉnh để trở về đúng vị trí và hướng răng hơn.
Một số trường hợp trẻ gặp chấn thương ở miệng hoặc gặp các vấn đề về răng miệng mà không được xử lý kịp thời như sâu răng, viêm nướu,… khiến răng sữa bị rụng sớm trước thời điểm thay răng thì rất có thể các răng vĩnh viễn sau đó có thể mọc lệch ra khỏi nướu.
Vì vậy, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu răng sữa mọc lệch để được tư vấn và chỉ định phương án can thiệp phù hợp với tình trạng và giai đoạn phát triển hàm răng của trẻ.
Răng sữa mất sớm có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch
Ảnh hưởng và hậu quả của việc trẻ mọc răng sữa bị lệch
Nhiều cha mẹ quan tâm trẻ mọc răng sữa bị lệch có sao không? Theo các chuyên gia, trừ trường hợp răng sữa bị mất sớm, trẻ mọc răng sữa bị lệch có thể không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, tùy theo tình trạng và mức độ răng sữa mọc lệch. Một số hệ quả của việc trẻ mọc răng sữa bị lệch nếu không được can thiệp kịp thời như sau:
Bệnh nha chu: răng sữa mọc lệch sẽ khó được làm sạch hơn và có thể dẫn đến bệnh sâu răng, nướu răng. Nếu không được điều trị, bệnh nướu răng có thể dẫn đến bị viêm nha chu, có thể làm hỏng xương và răng.
Ảnh hưởng chức năng nhai và tiêu hóa: Răng sữa mọc lệch, mọc xiên có thể làm khớp cắn hàm trên và hàm dưới không đồng bộ, cản trở việc ăn nhai thích hợp và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Độ mòn quá mức: Răng sữa mọc lệch có thể gây mòn và rách quá mức trên răng, nướu và cơ hàm và dẫn đến nứt răng, căng cơ hàm, rối loạn khớp thái dương hàm và đau đầu mãn tính.
Khó khăn trong giao tiếp: Nếu răng sữa mọc lệch, chúng có thể sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ phát âm thanh, phát âm không chính xác, chậm nói…
Ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin: trẻ có thể cảm thấy không hài lòng với hàm răng xô lệch, khuôn mặt không cân đối, thiếu tự tin khi giao tiếp xã hội, lâu dài ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Trẻ sơ sinh mọc răng sữa bị lệch phải làm sao?
Khi trẻ được khoảng 5 -6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa. Trường hợp răng sữa mọc lệch có thể được cải thiện khi trẻ mọc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan vì một số trường hợp răng sữa mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo một số biện pháp chăm sóc răng sữa mọc lệch cho trẻ như sau:
Loại bỏ các thói quen xấu: nhiều thói quen ở trẻ như ngậm ti giả, mút tay hay ngậm đồ ăn cũng làm ảnh hưởng tới xương hàm và vị trí răng sữa.
Nắn chỉnh răng sữa: trường hợp răng sữa mọc lệch vào trong hay hô ra ngoài quá nhiều, cha mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ để chỉnh hàm.
Khám răng định kỳ: cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện kịp thời các bệnh về răng miệng và các bất thường trong quá trình trẻ mọc và thay răng sữa.
Khám răng định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý về răng miệng
Có nên nhổ răng sữa mọc lệch ở trẻ em hay không? Lời khuyên từ Parkway
Răng sữa mọc lệch có thể là do mầm răng của bé từ trước đã hình thành lệch lạc. Tuy nhiên, khi các răng khác mọc lên thì răng sữa mọc lệch có thể tự điều chỉnh về đúng vị trí nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Tốt nhất răng sữa mọc lệch sẽ được nhổ khi chiếc răng lung lay mạnh hoặc khi răng vĩnh viễn đã trồi lên nhưng răng sữa mọc lệch vẫn chưa rụng thì cần phải nhổ bỏ. Không phải lúc nào răng trẻ cũng phát triển theo quy luật thông thường, một số trường hợp đặc biệt khác cha mẹ cần nhổ răng sữa mọc lệch cho trẻ mặc dù răng chưa có dấu hiệu lung lay như sau:
Răng sữa mọc lệch bị viêm nhiễm nặng ở phần chân răng.
Răng sữa mọc lệch bị sún đến vùng nướu răng, đe dọa đến răng vĩnh viễn.
Nhổ răng sữa mọc lệch đúng thời điểm sẽ quyết định đến sức khỏe răng miệng của trẻ nên cha mẹ cần lưu ý quan sát, phát hiện dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đến khám tại cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây, tùy theo tình trạng răng sữa mọc lệch của trẻ mà bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định nhổ răng sữa mọc lệch được an toàn và đúng lúc.
Lưu ý những biện pháp phòng tránh tình trạng răng sữa mọc lệch ở bé
Để phòng tránh tình trạng răng sữa mọc lệch của trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ như sau:
Cha mẹ nên tạo thói quen cho trẻ đánh răng đúng cách: đánh ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau khi ăn. Sử dụng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em, phù hợp với lứa tuổi. Súc miệng sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt
Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ uống có ga, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ
Bổ sung thực đơn của trẻ những những loại thực phẩm giàu vitamin, protein, canxi đặc biệt là vitamin D, sữa giúp răng trẻ chắc khỏe hơn.
Có thói quen đưa trẻ đi khám răng định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện kịp thời các bệnh về răng miệng để điều trị kịp thời. Can thiệp càng sớm thì sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian điều trị giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh.
Qua bài viết này, cha mẹ đã có thêm thông tin hữu ích về vấn đề răng sữa mọc lệch ở trẻ em. Điều trị càng kịp thời, chi phí càng tiết kiệm, thời gian càng ngắn nên cha mẹ hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám cho trẻ nếu phát hiện dấu hiệu bất thường về răng miệng.
Bật mí với cha mẹ, nha khoa Parkway được biết đến là phòng khám nha khoa cao cấp, nổi tiếng về nắn chỉnh răng. Tại đây, các bác sĩ có chuyên môn cao, trang thiết bị, công nghệ hiện đại sẽ là lựa chọn lý tưởng của cha mẹ để giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe, đều đẹp.
Việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau khi được gây tê. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác dụng phụ của […]
Trụ Implant Straumann là dòng sản phẩm được đánh giá cao về thiết kế, chất lượng và khả năng tích hợp xương nhanh chóng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu tất tần tật mọi thứ về trụ Implant Straumann qua bài viết sau nhé! Đôi nét về trụ Implant Straumann Giới thiệu về tập […]
Trám răng composite là kỹ thuật sử dụng vật liệu để phục hình răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Vậy trám răng composite là gì? Khi trám răng bằng vật liệu composite thì có những ưu điểm nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Trám răng composite là […]
Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có […]