Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng nanh là gì? Đôi điều có thể bạn nên biết về răng nanh

Răng nanh là chiếc răng có hình dáng nhọn hơn các răng khác, ngoài chức năng ăn nhai còn tạo ra nét duyên dáng cho nụ cười. Bài viết dưới đây của Parkway sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin hữu ích về răng nanh như đặc điểm, cấu tạo, chức năng.

Răng nanh là gì?

32 chiếc răng là số răng mà một người trưởng thành sở hữu. Răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 của hàm răng, tính từ răng cửa đếm vào phía trong. Đặc điểm khác biệt nhất của chiếc răng này so với những răng còn lại đó là có hình thù sắc nhọn. Mỗi người trưởng thành sẽ sở hữu 4 chiếc răng nanh, chia đều cho 2 hàm trên và dưới.

Xét về cấu tạo, chiếc răng số 3 này có những điểm khác biệt so với những chiếc răng khác. Bên cạnh đảm nhiệm chức năng ăn nhai, răng số 3 đóng một vai trò quan trọng về mặt thẩm mỹ, tạo nên nét duyên dáng trên khuôn mặt của mỗi người.

Tuy nhiên, chiếc răng nằm ở vị trí số 3 này cũng có thể gặp tình trạng mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt cũng như các hoạt động thường ngày, thậm chí còn có thể gây ra những bệnh lý răng miệng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời.

Răng nanh là gì?

Răng nanh hay còn gọi là răng số 3, mang hình dáng khác lạ so với những chiếc răng khác trong cung hàm.

Vị trí, hình dáng, cấu tạo của răng nanh

Vị trí răng nanh

Trong quá trình thay răng sữa vào năm 12 đến 13 tuổi, răng nanh hàm dưới và hàm trên vĩnh viễn sẽ mọc lên.

Bởi vì nằm ở vị trí số 3, tính từ răng cửa hướng vào bên trong hàm, nên tên gọi khác của răng nanh chính là răng số 3. Chiếc răng này nằm ở giữa răng hàm và răng cửa.

Trường hợp răng số 3 mọc lệch, mọc không thẳng hàng lên phía bên trên, nằm ở vị trí cao hơn những chiếc răng khác thì gọi là răng khểnh. Vậy nên có thể nói, răng khểnh chính là chiếc răng số 3 ở hàm trên mọc lệch về phía trước. 

Vị trí, hình dáng, cấu tạo của răng nanh

Thường nằm ở vị trí thứ ba tính từ răng cửa vào, răng nanh hay được gọi là răng số 3.

Hình dáng răng nanh

Nằm ở giữa răng cửa và răng hàm, nên cấu tạo của chiếc răng này có chút giao thoa giữa răng cửa nhưng cũng giống răng hàm nhỏ: thân răng dày hơn răng cửa, mỏng hơn răng cối và mặt nhai không bằng phẳng (hình nhọn) nhưng cũng không có gờ rãnh như răng hàm.

Cấu tạo răng nanh

Răng nanh hay răng số 3, dù hình dáng có khác biệt so với các răng còn lại nhưng cấu tạo cũng tương tự như các răng còn lại bao gồm:

  • Men răng là lớp ngoài cùng của răng, bảo vệ và che chắn phần thân răng. Men răng chứa nhiều khoáng chất như canxi và flour, có màu trắng sữa và rất cứng chắc.
  • Ngà răng nằm ở giữa răng, được men răng bao phủ và bảo vệ. Ngà răng có màu vàng nhạt và chiếm khối lượng chủ yếu của thân răng.
  • Tủy răng là lớp bên trong nhất của răng, được men răng và ngà răng bao phủ và che chắn. Tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng.
  • Xương răng hay còn gọi là Cementum là lớp tế bào giống như mô xương, bao phủ ngoài chân răng và gắn chặt vào nướu.
Vị trí, hình dáng, cấu tạo của răng nanh

Răng số 3 có cấu tạo tương tự với những chiếc răng khác trên cung hàm, tuy nhiên chỉ có một chân răng và chân răng dài hơn so với những răng còn lại.

Răng số 3 còn được gọi là răng ổn định nhất trên cung hàm, do chân răng dài và khỏe nhất trong các răng, cố định được chắc chắn trong xương ổ răng.

Răng nanh có chức năng gì?

Như đã nói ở phần trên, răng nanh hay răng số 3 đóng vai trò quan trọng không chỉ về chức năng ăn, nhai, cắn xé thức ăn mà còn về mặt thẩm mỹ. Dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi răng nanh có chức năng gì:

  • Nhai và xé thức ăn: Chân răng dài và chắc khỏe nên khả năng chịu lực của chiếc răng ở vị trí số 3 này rất lớn. Cùng với đầu răng sắc nhọn, chiếc răng số 3 này giúp cho việc xé, nhai thức ăn dễ dàng hơn.
  • Tính thẩm mỹ: Răng số 3 nằm ở 4 góc ngoài của hàm răng, nên khi nói cười, bên cạnh răng cửa, chiếc răng này cũng lộ ra bên ngoài. Bên cạnh đó, răng số 3 được xem là trụ nâng đỡ và định hình cơ mặt – khiến cho răng số 3 có sức ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể khuôn mặt.
  • Ổn định khớp căn: Do được xem là cọc hướng dẫn cho sự ổn định của khớp cắn, răng số 3 có tác dụng hướng dẫn chuyển động về phía tiếp xúc bên cạnh và trước hàm. 
  • Giảm chấn động: Độ dài lý tưởng cùng khả năng hoạt động như bộ giảm chấn động mạnh, răng số 3 giúp cơ thể giảm tác động lực nguy hại trong hoạt động hàng ngày.
Răng nanh có chức năng gì?

Răng nanh có chức năng gì?

Đặc điểm của răng nanh

Răng số 3 sữa ở trẻ nhỏ bắt đầu mọc vào giai đoạn trẻ 1 tuổi. Khi răng sữa rụng thì răng nanh hàm dưới và hàm trên vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế vào giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi.

Ngà và men răng của răng số 3 tương đối giống với răng cửa, và độ dày của răng thì mỏng hơn răng hàm trong. Răng số 3 chỉ có 1 chân răng và 1 ống tủy nên nó có cấu tạo vững chắc nhất trong cung hàm.

Một vài vấn đề của răng nanh thường gặp

Do tính đối xứng của hàm răng, mỗi phần tư hàm, các răng đều có cặp răng cạnh nhau để thay thế, hỗ trợ khi một trong hai răng có vấn đề. Tuy nhiên điều này không gặp ở răng số 3. Răng số 3 chỉ có một chiếc duy nhất ở mỗi vị trí, vậy nên khi răng số 3 gặp vấn đề người bệnh nên tới nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Do tính đặc biệt, răng số 3 gặp các bệnh lý như mẻ, vỡ, sâu răng, viêm tủy, mòn men răng,… bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp điều trị phục hồi.

Trong trường hợp phải nhổ bỏ, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp như cấy ghép implant, làm cầu răng sức, hàm giả tháo lắp.

Trường hợp răng số 3 mọc lệch, khấp khểnh, quá chìa làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hay có khả năng gây ra các bệnh lý răng miệng, bạn nên tham khảo bác sĩ các phương pháp phục hình như niềng răng, bọc răng sứ để đưa răng về đúng vị trí.

Một vài vấn đề của răng nanh thường gặp

Răng khểnh là tình trạng răng số 3 mọc lệch, hướng ra phía bên ngoài.

Dù răng khểnh tạo nên nét duyên dáng trên khuôn mặt nhưng hiện tượng mọc lệch nếu quá nghiêm trọng có thể gây cản trở khi vệ sinh răng miệng, lâu ngày sẽ dẫn đến những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.

Răng nanh hàm dưới và trên

Răng nanh hàm dưới (răng 3 dưới)

Răng số 3 ở hàm dưới mọc sớm hơn. Về kích thước, răng số 3 hàm dưới hẹp ngang hơn và dài dọc hơn răng số 3 hàm trên.

2 chiếc răng số 3 hàm dưới mang những đặc điểm sau:

  • Bờ cắn chiếm khoảng một phần tư hoặc một phần năm chiều cao chân răng, khiến răng trông hẹp và dài hơn so với răng số 3 hàm trên.
  • Mặt trong của răng phẳng hơn răng 3 trên vì các gờ lưỡi, gờ bên cạnh và cingulum ít nhô hơn. Răng thường không có củ lưỡi, hố lưỡi và các rãnh.
  • Răng thân nhỏ hơn răng 3 trên và nằm trong cùng bộ răng.
  • Đường viền gần và đường viền xa của răng có xu hướng song song hoặc hơi hội tụ về phía cổ răng.
  • Kích thước ngoài trong của răng gần cổ nhỏ hơn răng 3 trên.
  • Nửa gần và nửa xa của thân răng khi nhìn từ phía cắn trông đối xứng hơn.
Răng nanh hàm dưới và trên

Hình minh họa răng số 3 hàm trên và răng số 3 hàm dưới, chân răng có sự khác biệt.

Răng nanh hàm trên (răng 3 trên)

Các răng số 3 ở hàm trên sẽ mọc muộn hơn so với răng khác, thường vào giai đoạn 10-11 tuổi. Thời điểm này tương đương với sự mọc của răng cối nhỏ số 2 và trước các răng cối lớn số 2 và 3. 

Về kích thước, các răng số 3 ở hàm trên sẽ lớn hơn so với các răng số 3 ở hàm dưới. Dưới đây là một số đặc điểm của răng số 3 hàm trên:

  • Thân răng trên lớn hơn răng 3 dưới và nằm trong cùng bộ răng.
  • Gờ bên cạnh gần và xa, gờ phía bên trong và cingulum rõ ràng hơn so với răng 3 dưới, dẫn đến các hố lưỡi sâu hơn.
  • Đường viền gần và đường viền xa của răng có xu hướng hội tụ nhiều ở phía cổ răng khi nhìn từ phía ngoài.
  • Bờ cắn của thân răng chiếm ít nhất một phần ba chiều cao thân răng và có thể chiếm đến một nửa chiều gần xa.
  • Kích thước ngoài trong của thân răng, bao gồm cổ răng, lớn hơn răng số 3 nằm ở hàm dưới.
  • Nửa gần và nửa xa của thân răng không đối xứng khi nhìn từ phía cắn.
  • Ở mặt trong của răng, thường thấy hố lưỡi và các rãnh.

Có nên nhổ răng nanh không?

Có nên nhổ răng nanh hay răng số 3 hay không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Câu trả lời là tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và tổn thương của răng để bác sĩ đưa ra quyết định nhổ hoặc điều trị phục hồi. 

Nếu răng số 3 của bạn mọc bình thường và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, thì nên giữ nguyên răng số 3 để giữ cho khuôn mặt hài hòa và đẹp. 

Tuy nhiên, nếu răng số 3 bị sâu, viêm tủy, vỡ, sứt, chấn thương, mọc ngầm bên trong xương hàm hoặc mọc lệch mất thẩm mỹ thì nên đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn về khả năng cần nhổ đi chiếc răng số 3 này.

Có nên nhổ răng nanh không?

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nhổ răng số 3.

Sau khi nhổ răng, cần chú ý đến việc thay bông gạc cầm máu, không súc miệng quá nhiều, không sử dụng ống hút hay khạc nhổ, không hút thuốc, tránh hắt hơi hay xì mũi, nâng cao đầu khi ngủ, dùng đúng đơn thuốc được bác sĩ chỉ định và ăn các loại thực phẩm mềm và đánh răng nhẹ nhàng để giữ sạch khoang miệng. 

Ngoài ra, cần giữ cục máu đông nằm trong ổ răng và súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Một vài cách trồng răng nanh hiệu quả

Cầu răng sứ

Phương pháp đầu tiên là trồng hay làm cầu răng sứ là phương pháp trồng răng nanh phổ biến, có khả năng khôi phục một hoặc nhiều răng cố định (khác với hàm răng giả linh hoạt).

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ là các răng trên cung hàm hoặc các trụ implant. Nhịp cầu sẽ là một hoặc nhiều răng bị nhất trong quá trình nhổ răng. Cầu răng sẽ được gắp cố định trên các răng trụ, lấp đầy khoảng trống răng đã mất để lại.

Ưu điểm của phương pháp này là khi ăn nhai có cảm giác như răng thật, thời gian thực hiện nhanh chóng và độ thẩm mỹ cao.

Một vài cách trồng răng nanh hiệu quả

Phương pháp cầu răng sứ

Cấy ghép implant

Cấy ghép implant là phương pháp trồng răng số 3 tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, thay thế chân răng bằng trụ kim loại giống như một chiếc vít – thay thế răng bị hỏng bằng răng nhân tạo, có chức năng và hình dáng như răng thật.

Cấu tạo của một chiếc răng implant bao gồm: 

  • Trụ implant: Trụ implant chính là một yếu tố quan trọng giúp phương pháp cấy ghép implant tạo cảm giác y như răng thật, do nhiệm vụ chính của nó là thay thế chân răng. Được thiết kế dạng ren xoắn như một chiếc ốc vít, được cấy thẳng vào xương hàm vị trí răng trống. Trụ có tác dụng nâng đỡ cầu răng, mão răng hay một hàm răng giả để thay thế cho răng đã mất.
  • Mão răng sứ: Đây là phần trên cùng, có hình dáng và chức năng của thân răng thật, gắn trên khớp nối Abutment.
  • Khớp nối Abutment: Là thành phần có chức năng khớp nối, kết nối trụ implant ở dưới và phần mão răng ở phía trên.
Phương pháp trồng răng bằng cấy ghép implant. 

Phương pháp trồng răng bằng cấy ghép implant.

Dùng hàm tháo lắp

Phương pháp cuối cùng trong danh sách cấy ghép là phương pháp làm răng giả tháo lắp. Đây là một phương  pháp phục hình răng cổ điển, đã có mặt trên thị trường từ rất lâu.

Để làm được hàm tháo lắp, bác sĩ sẽ tiếng hành chế tác nền nhựa kết hợp với răng giả. Sau khi có hàm răng giả với kích thước và khuôn phù hợp với khuôn hàm của bạn, bạn có thể gắn trực tiếp vào và dùng hàm giả ăn, nhai bình thường. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, đối với phương pháp hàm tháo lắp, bạn không nên ăn đồ quá cứng, quá dai hoặc quá dẻo để tránh làm rớt răng.

Một vài cách trồng răng nanh hiệu quả

Phương pháp hàm giả tháo lắp.

Phục hình răng sứ

Phục hình răng sứ là phương pháp điều trị răng số 3 bị tổn thương phổ biến, dễ thực hiện với răng bị tổn thương không quá nặng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mài răng, tiếng hành úp một mẫu răng sứ mới theo kích thước răng đã được lấy dấu để gắn lên vị trí răng cần điều trị.

Phương pháp này đảm bảo được tính thẩm mỹ, an toàn và có độ bền cao, khoảng từ 5 đến 25 năm tùy thuộc vào răng sứ bệnh nhân lựa chọn.

Một vài cách trồng răng nanh hiệu quả

Phương pháp phục hình răng sứ.

Cách chăm sóc răng nanh

Để đảm bảo được sức khỏe của răng nanh, tránh được những bệnh lý và tổn thương phải nhổ răng, bạn cần lưu ý những chỉ dẫn dưới đây:

  • Không nên ăn nhiều thực phẩm quá dai, cứng.
  • Không dùng răng sai mục đích (Cắn đồ vật, mở nắp chai, mở bao bì,… )
  • Đánh răng đúng cách đều đặn hàng ngày 2 lần, lưu ý với răng số 3 bị mọc quá lệch về đằng trước quá nhiều, cần dùng thêm nước súc miệng để vệ sinh kĩ những mặt bàn chải không chạm đến được.
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước vệ sinh sạch kẽ răng.
  • Hạn chế thực phẩm quá chua hoặc quá ngọt, gây tổn thương men răng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để lấy cao răng và đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Cách chăm sóc răng nanh

Giữ gìn vệ sinh cho răng miệng bằng cách chải răng đều đặn 2 lần một ngày sáng và tối trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Tướng số của người có răng nanh

Tướng số là một quan niệm khá phổ biến trong dân gian, tuy nhiên không có bằng chứng khoa học để xác nhận tính chính xác của nó, vậy nên không nên dựa trên quan niệm này để phán đoán và phân loại một người. Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây một cách vui vẻ:

  • Người đàn ông có răng nanh khểnh hoặc nhọn thường là người thông minh và có thành tích đáng nể trong sự nghiệp. Răng số 3 là dấu hiệu của người có năng lực và quyết đoán trong công việc cũng như trong mọi vấn đề của cuộc sống. Tuy nhiên, những người sở hữu răng nanh không nên tỏ ra kiêu ngạo, bởi điều này có thể dẫn đến sự ganh ghét từ những người xung quanh.
  • Phụ nữ có răng khểnh nhọn thường là những người thông minh, chu đáo và đảm đang trong cả gia đình và xã hội. Răng số 3 giúp họ có nụ cười duyên dáng và tạo thiện cảm với người khác. Tuy nhiên, những người có răng nanh nhọn cũng thường bị kiêu căng và gặp nhiều trở ngại trong chuyện tình cảm.
Tướng số của người có răng nanh

Tướng số cũng chỉ là truyền miệng, không thể phủ nhận việc người phụ nữ hoặc người đàn ông có răng khểnh đa phần đều có nụ cười duyên dáng.

Hy vọng là qua bài viết này, bạn đọc đã có một cái nhìn toàn diện về răng nanh là gì, răng nhanh có chức năng gì và làm sao để bảo vệ răng số 3 thật hiệu quả. Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng số 3 và chưa tìm được cơ sở nha khoa uy tín, hãy gọi tới hotline 19008059 để được đặt lịch thăm khám phù hợp nhé.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết