Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Răng nanh là chiếc răng có hình dáng nhọn hơn các răng khác, ngoài chức năng ăn nhai còn tạo ra nét duyên dáng cho nụ cười. Bài viết dưới đây của Parkway sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin hữu ích về răng nanh là gì? Cấu tạo, đặc điểm của răng nanh như thế nào? Và 4 cách trồng răng nanh hiệu quả.
32 chiếc răng là số răng mà một người trưởng thành sở hữu. Răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 của hàm răng, tính từ răng cửa đếm vào phía trong. Đặc điểm khác biệt nhất của chiếc răng này so với những răng còn lại đó là có hình thù sắc nhọn. Mỗi người trưởng thành sẽ sở hữu 4 chiếc răng nanh, chia đều cho 2 hàm trên và dưới.
Xét về cấu tạo, chiếc răng số 3 này có những điểm khác biệt so với những chiếc răng khác. Bên cạnh đảm nhiệm chức năng ăn nhai, răng số 3 đóng một vai trò quan trọng về mặt thẩm mỹ, tạo nên nét duyên dáng trên khuôn mặt của mỗi người.
Tuy nhiên, chiếc răng nằm ở vị trí số 3 này cũng có thể gặp tình trạng mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt cũng như các hoạt động thường ngày, thậm chí còn có thể gây ra những bệnh lý răng miệng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời.
Răng nanh hay còn gọi là răng số 3, mang hình dáng khác lạ so với những chiếc răng khác trong cung hàm.
Trong quá trình thay răng sữa vào năm 12 đến 13 tuổi, răng nanh hàm dưới và hàm trên vĩnh viễn sẽ mọc lên.
Bởi vì nằm ở vị trí số 3, tính từ răng cửa hướng vào bên trong hàm, nên tên gọi khác của răng nanh chính là răng số 3. Chiếc răng này nằm ở giữa răng hàm và răng cửa.
Trường hợp răng số 3 mọc lệch, mọc không thẳng hàng lên phía bên trên, nằm ở vị trí cao hơn những chiếc răng khác thì gọi là răng khểnh. Vậy nên có thể nói, răng khểnh chính là chiếc răng số 3 ở hàm trên mọc lệch về phía trước.
Thường nằm ở vị trí thứ ba tính từ răng cửa vào, răng nanh hay được gọi là răng số 3.
Nằm ở giữa răng cửa và răng hàm, nên cấu tạo của chiếc răng này có chút giao thoa giữa răng cửa nhưng cũng giống răng hàm nhỏ: thân răng dày hơn răng cửa, mỏng hơn răng cối và mặt nhai không bằng phẳng (hình nhọn) nhưng cũng không có gờ rãnh như răng hàm.
Răng nanh hay răng số 3, dù hình dáng có khác biệt so với các răng còn lại nhưng cấu tạo cũng tương tự như các răng còn lại bao gồm:
Răng số 3 có cấu tạo tương tự với những chiếc răng khác trên cung hàm, tuy nhiên chỉ có một chân răng và chân răng dài hơn so với những răng còn lại.
Răng số 3 còn được gọi là răng ổn định nhất trên cung hàm, do chân răng dài và khỏe nhất trong các răng, cố định được chắc chắn trong xương ổ răng.
Như đã nói ở phần trên, răng nanh hay răng số 3 đóng vai trò quan trọng không chỉ về chức năng ăn, nhai, cắn xé thức ăn mà còn về mặt thẩm mỹ. Dưới đây là câu trả lời cho câu hỏi răng nanh có chức năng gì:
Răng nanh có chức năng gì?
Do tính đối xứng của hàm răng, mỗi phần tư hàm, các răng đều có cặp răng cạnh nhau để thay thế, hỗ trợ khi một trong hai răng có vấn đề. Tuy nhiên điều này không gặp ở răng số 3. Răng số 3 chỉ có một chiếc duy nhất ở mỗi vị trí, vậy nên khi răng số 3 gặp vấn đề người bệnh nên tới nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Do tính đặc biệt, răng số 3 gặp các bệnh lý như mẻ, vỡ, sâu răng, viêm tủy, mòn men răng,… bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp điều trị phục hồi.
Trong trường hợp phải nhổ bỏ, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp như cấy ghép implant, làm cầu răng sức, hàm giả tháo lắp.
Trường hợp răng số 3 mọc lệch, khấp khểnh, quá chìa làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hay có khả năng gây ra các bệnh lý răng miệng, bạn nên tham khảo bác sĩ các phương pháp phục hình như niềng răng, bọc răng sứ để đưa răng về đúng vị trí.
Răng khểnh là tình trạng răng số 3 mọc lệch, hướng ra phía bên ngoài.
Dù răng khểnh tạo nên nét duyên dáng trên khuôn mặt nhưng hiện tượng mọc lệch nếu quá nghiêm trọng có thể gây cản trở khi vệ sinh răng miệng, lâu ngày sẽ dẫn đến những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.
Phương pháp đầu tiên là trồng hay làm cầu răng sứ là phương pháp trồng răng nanh phổ biến, có khả năng khôi phục một hoặc nhiều răng cố định (khác với hàm răng giả linh hoạt).
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ là các răng trên cung hàm hoặc các trụ implant. Nhịp cầu sẽ là một hoặc nhiều răng bị nhất trong quá trình nhổ răng. Cầu răng sẽ được gắp cố định trên các răng trụ, lấp đầy khoảng trống răng đã mất để lại.
Ưu điểm của phương pháp này là khi ăn nhai có cảm giác như răng thật, thời gian thực hiện nhanh chóng và độ thẩm mỹ cao.
Phương pháp cầu răng sứ
Cấy ghép implant là phương pháp trồng răng số 3 tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, thay thế chân răng bằng trụ kim loại giống như một chiếc vít – thay thế răng bị hỏng bằng răng nhân tạo, có chức năng và hình dáng như răng thật.
Cấu tạo của một chiếc răng implant bao gồm:
Phương pháp trồng răng bằng cấy ghép implant.
Phương pháp cuối cùng trong danh sách cấy ghép là phương pháp làm răng giả tháo lắp. Đây là một phương pháp phục hình răng cổ điển, đã có mặt trên thị trường từ rất lâu.
Để làm được hàm tháo lắp, bác sĩ sẽ tiếng hành chế tác nền nhựa kết hợp với răng giả. Sau khi có hàm răng giả với kích thước và khuôn phù hợp với khuôn hàm của bạn, bạn có thể gắn trực tiếp vào và dùng hàm giả ăn, nhai bình thường.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, đối với phương pháp hàm tháo lắp, bạn không nên ăn đồ quá cứng, quá dai hoặc quá dẻo để tránh làm rớt răng.
Phương pháp hàm giả tháo lắp.
Phục hình răng sứ là phương pháp điều trị răng số 3 bị tổn thương phổ biến, dễ thực hiện với răng bị tổn thương không quá nặng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mài răng, tiếng hành úp một mẫu răng sứ mới theo kích thước răng đã được lấy dấu để gắn lên vị trí răng cần điều trị.
Phương pháp này đảm bảo được tính thẩm mỹ, an toàn và có độ bền cao, khoảng từ 5 đến 25 năm tùy thuộc vào răng sứ bệnh nhân lựa chọn.
Phương pháp phục hình răng sứ.
Để đảm bảo được sức khỏe của răng nanh, tránh được những bệnh lý và tổn thương phải nhổ răng, bạn cần lưu ý những chỉ dẫn dưới đây:
Giữ gìn vệ sinh cho răng miệng bằng cách chải răng đều đặn 2 lần một ngày sáng và tối trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Hy vọng là qua bài viết này, bạn đọc đã có một cái nhìn toàn diện về răng nanh là gì, răng nhanh có chức năng gì và làm sao để bảo vệ răng số 3 thật hiệu quả. Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng số 3 và chưa tìm được cơ sở nha khoa uy tín, hãy gọi tới hotline 19008059 để được đặt lịch thăm khám phù hợp nhé.
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]