Sún răng là gì? Tổng quan về bệnh sún răng
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Nhiều bệnh nhân mắc viêm tủy răng nhưng không điều trị kịp thời sẽ khiến cho răng bị chết tủy hoàn toàn. Vậy răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Xử lý răng chết tủy như thế nào để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như an toàn cho sức khỏe? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tủy răng là phần nằm sâu nhất bên trong răng và được bảo vệ bởi lớp men răng và ngà răng. Tủy răng bao gồm có phần ống tủy và buồng tủy, tồn tại ở thân và chân răng, chúng chứa rất nhiều dây thần kinh, mạch máu có nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác, cũng như cung cấp dưỡng chất cho chiếc răng.
Khi bệnh nhân bị viêm tủy răng, khả năng ăn nhai cũng như sức khỏe tổng thể có thể bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh viêm tủy răng thường có 4 giai đoạn tiến triển:
Một chiếc răng bị viêm tủy sẽ không thể tự hồi phục mà cần phải can thiệp điều trị để loại bỏ phần tủy bị viêm, ngăn vi khuẩn lan rộng có thể gây chết tủy hoàn toàn. Như vậy, răng chết tủy là tình trạng khi phần tủy răng bên trong bị viêm nhiễm nặng hoặc tổn thương đến mức không còn khả năng phục hồi được nữa.
Một răng sau khi điều trị tủy thành công có thể tồn tại được từ 15 – 25 năm nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trường hợp răng chết tủy hoàn toàn mà không điều trị thì chỉ có thể tồn tại trong khoảng thời gian 1 năm hoặc ít hơn.
Ngoài ra, tủy răng chứa nhiều dây thần kinh dẫn truyền cảm giác, nên bệnh nhân bị chết tủy răng có thể gặp khó khăn khi ăn nhai, dẫn đến tình trạng chán ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, việc điều trị răng chết tủy là cần thiết và nên được thực hiện sớm.
Theo các bác sĩ nha khoa, việc bảo tồn răng thật trong điều trị tủy răng là ưu tiên hàng đầu, nên nếu có biện pháp y khoa nào khả quan đều sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp răng chết tủy có quá nhiều biến chứng, bệnh nha chu kèm theo sẽ buộc phải chỉ định nhổ răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
Ngược lại đối với trường hợp răng chết tủy không còn có thể phục hồi nữa thì bác sĩ sẽ chỉnh định nhổ bỏ để bảo vệ các răng bên cạnh. Sau khi nhổ bỏ răng chết tủy, người bệnh nên trồng lại răng sớm bằng phương pháp cấy ghép implant để phòng tránh tình trạng tiêu xương xảy ra dẫn tới hiện tượng gương mặt bị biến dạng.
Răng chết tủy để lâu không điều trị có thể làm mất cảm giác khi nhai, khiến bệnh nhân không còn điều chỉnh được lực cắn phù hợp. Điều này cộng thêm việc lớp men răng, ngà răng trở nên giòn hơn do thiếu dưỡng chất sẽ làm tăng nguy cơ gãy, rụng răng sớm hơn.
Bên cạnh đó, nếu răng bị chết tủy mà không có biện pháp khắc phục sớm, vi khuẩn sẽ tiếp tục lan rộng vào sâu bên trong và các khu vực quanh chân răng. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như: viêm quanh cuống răng, viêm hạch, nhiễm trùng lan sang các răng khác, mất răng.
Một trong những cách xử lý răng chết tủy phổ biến nhất là lấy tủy và trám bít, nhằm loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm hoặc chết, sau đó trám bít lại để ngăn vi khuẩn xâm nhập, ngừa nhiễm trùng lan rộng.
Phương pháp điều trị tủy chỉ có thể áp dụng trong trường hợp tủy răng chưa bị chết hoàn toàn và có khả năng hồi phục được.
Răng sau khi lấy tủy sẽ trở nên yếu và dễ bị gãy. Khi đó, bọc răng sứ là giải pháp bảo vệ và khôi phục lại hình dáng, chức năng của răng.
Trường hợp răng lấy tủy còn nguyên thân răng, ít bị hư tổn, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi và bọc một lớp sứ chắc chắn, giúp bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài và duy trì khả năng ăn nhai. Trong trường hợp răng bị hư hỏng và mất 2 phần 3 thân răng, bác sĩ có thể cắm chốt để hỗ trợ quá trình tái tạo cùi răng, sau đó bọc mão sứ lên trên để phục hình.
Trong trường hợp răng chết tủy hoàn toàn không thể cứu chữa và phải nhổ bỏ, trồng răng Implant là giải pháp thay thế tối ưu. Sau khi nhổ răng chết tủy, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy trụ Implant vào xương hàm, sau đó gắn một răng giả lên trên, giúp khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ của răng.
Cấy ghép Implant hiện là giải pháp phục hình răng mất hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay với tuổi thọ lên đến 20 năm, đảm bảo khả năng ăn nhai như răng thật. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp ngăn ngừa tiêu xương do mất răng rất hiệu quả.
Răng chết tủy gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, việc phòng tránh viêm tủy răng là rất cần thiết để duy trì hàm răng khỏe mạnh. Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên lưu ý một số điều sau:
Điều trị viêm tủy răng từ sớm sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng răng chết tủy một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như an toàn cho sức khỏe.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi sử dụng dịch vụ tổng quát tại như điều trị tủy tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:
Trên đây là bài viết răng chết tủy tồn tại được bao lâu và cách xử lý hiệu quả, an toàn. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích, nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn nhé!
Xem thêm:
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Tìm kiếm bác sĩ Invisalign giỏi hoặc một nha khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về Invisalign là bước quan trọng để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tối ưu. Việc lựa chọn đúng bác sĩ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm […]
Hơi thở có mùi là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống thường ngày, khiến chúng ta kém tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng này? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây […]
Chảy máu răng có thể do các bệnh lý răng miệng hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Tham khảo 11 nguyên nhân gây chảy máu răng phổ biến ngay!