Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Tại sao răng bé bị vàng: Cách khắc phục khi răng bé bị vàng

Vấn đề răng bị ố vàng đối với trẻ nhỏ thực chất có rất nhiều và đây có thể là một dấu hiệu để nhận biết đối với các bệnh lý về răng miệng của bé mà bố mẹ cần thực sự lưu tâm. Răng bé bị vàng thực chất ở một số trường hợp do bẩm sinh tuy vậy vẫn cần tìm hiểu rõ để xác định đúng được nguyên nhân của bệnh lý này. Nha Khoa Uy Tín Parkway sẽ hỗ trợ một vài thông tin/ kiến thức về cách xử lý nếu phát hiện tình trạng chiếc răng của bé bị ố vàng.

Tại sao răng bé bị vàng: Cách khắc phục khi răng bé bị vàng

Răng bé bị vàng là như thế nào?

Răng bé bị vàng là hiện trạng sức khỏe răng miệng đang mắc phải một số vấn đề cụ thể và cần được khắc phục tình trạng răng bé bị vàng bởi phương pháp phù hợp. Trên thực tế, có nhiều trường hợp hoặc tình huống khác nhau dẫn đến vấn đề răng của bé bị ố vàng. Chính vì thế bạn cần phải nhận biết rõ dấu hiệu của ố vàng là sự thay đổi về màu sắc từ trắng ngà tự nhiên sang vàng đục, nâu đậm hoặc bị xám bạc.

Dấu hiệu răng sữa vừa mọc đã ố vàng

Răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ dần dần được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa của trẻ sẽ bị rụng và hàm răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Thông thường, răng sữa của trẻ có màu trắng ngà. Răng sữa bị ố vàng, xỉn màu là tình trạng răng sữa của trẻ chuyển từ màu trắng ngà sang màu nâu vàng hoặc màu đen. Tình trạng răng sữa bị ố vàng phát hiện rất dễ dàng bằng cách nhìn vào răng của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng dựa vào một số dấu hiệu sau để phát hiện răng sữa của trẻ bị ố vàng:

  • Răng có màu nâu: do trẻ ăn hoặc uống các thực phẩm có màu tối hoặc do một số loại chấn thương.
  • Răng có các vết bẩn màu trắng: có thể là dấu hiệu sớm của sâu răng.
  • Răng có màu đỏ, tím hoặc xanh: do chấn thương hoặc do ăn một số thực phẩm có màu tối.
  • Răng có màu cam: có sự tích tụ vi khuẩn trên răng do trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Răng có các vết bẩn màu đen: có thể là do chấn thương.

Tại sao răng bé bị vàng?

Trên thực tế, răng của bé bị vàng sẽ do nhiều tác động khác nhau mà đôi khi bạn không thể kiểm soát hoặc ngăn tránh được. Bên cạnh đó, răng bé bị vàng đôi khi chỉ là những biểu hiện thông thường đối với sự chuyển biến của một vài yếu tố nội sinh khác. Tuy vậy, ở một số trường hợp cụ thể thì đây sẽ là dấu hiệu để bạn nhận biết được bệnh lý, dưới đây là các lý do dẫn đến răng bé bị vàng.

Do sâu răng

Tại sao răng bé bị vàng?

Có thể nói, sâu răng chính là một tình trạng gặp thường xuyên đối với trẻ em cũng như vô cùng nhiều biến chứng cần được xác định và điều trị sâu răng. Thông thường, khi bị vi khuẩn tác động, răng sẽ có xu hướng xỉn màu và trở nên vàng hơn so với màu sắc thông thường của răng sữa của trẻ nhỏ. Thế nên, sâu răng chính là tác nhân chính hoặc có thể nói, răng bé bị vàngdấu hiệu của bệnh lý sâu răng.

Do di truyền

Trên thực tế, yếu tố di truyền thực sự tác động khá lớn đến với kết cấu và những tình trạng nội sinh khác đối với cơ thể của trẻ em cũng như sau thời gian dài phát triển đến trưởng thành. Về cơ bản, răng bé bị vàng do yếu tố di truyền thì thực chất tương đối khó khăn khi thực hiện điều trị cũng như cải tạo lại màu sắc trắng ngà thông thường.

Thiếu sản men răng bẩm sinh nguyên nhân của răng sữa vừa mọc đã ố vàng

Thiếu sản men răng là một bệnh lý di truyền. Đây là tình trạng các thành phần trong men răng (chủ yếu là canxi và fluor) bị thiếu hụt hoặc xáo trộn, khiến cho răng đổi màu theo thời gian, dễ ê buốt khi bị kích thích hay trước các tác động khi điều trị răng miệng như lấy cao răng, tẩy trắng răng.

Tẩy trắng răng có hại không? Có gây ảnh hưởng hay hỏng men răng?

Tẩy trắng răng có đau không? Làm thế nào để giảm đau nhức nhanh?

Do trẻ bị mắc bệnh

Ở một số bệnh lý cụ thể, trẻ cần sử dụng các loại thuốc đặc tính phục vụ cho quá trình điều trị cũng như hồi phục, hoặc đôi khi răng bé bị vàng là do sự tác động trực tiếp của mầm bệnh. Chính vì thế, đối với trường hợp này, để cải thiện được vấn đề răng của trẻ bị ố vàng thì bậc phụ huynh cần chữa trị dứt điểm đối với các loại bệnh lý có ảnh hưởng cụ thể.

Do bệnh vàng da 

Tại sao răng bé bị vàng?

Hiện nay, theo những thống kê thì bệnh lý vàng da ở trẻ em đã có sự phát triển cũng như nhiều trường hợp phổ biến khác mà nhất định cha mẹ cần quan tâm. Bên cạnh đó, bên vàng da cũng sẽ có đôi phần tác động đến sức khỏe và làm răng bé bị vàng nếu không được đề ra liệu trình và phương án điều trị cụ thể.

Do thuốc Tetracycline

Trong thuốc Tetracycline sẽ có một số thành phần tạo ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi nội sinh trong cơ thể con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Điều này cũng chính là một lý do khiến răng bé bị vàng mà phụ huynh nên quan tâm cũng như chú ý để tránh được vấn đề bất cập.

Do nhiễm Flours

Về thực tế, có thể nói Flours có vai trò rất tốt trong việc hỗ trợ tăng sức khỏe cũng như khả năng đề kháng đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên, nếu cha mẹ cho trẻ hấp thụ quá nhiều dẫn đến tình trạng thừa Fluor sẽ dẫn đến các vấn đề biến chúng khác nhau trong đó hiểu hiện của răng bé bị vàng chính là yếu tố dễ dàng nhận thấy và cần được quan tâm nhất.

Do chấn thương

Tại sao răng bé bị vàng?

Trên thực tế có thể nói, chấn thương cũng được xem là một nguyên nhân dẫn đến răng bé bị vàng, điều này là do, trong quá trình vận động hoặc sinh hoạt, răng của bé bị tác động dẫn đến nứt hay mẻ làm lộ ngà. Chính vì yếu tố lộ ngà sẽ là nền tảng để răng của bé dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và làm biến đổi màu sắc sang ngả vàng cũng như một số bất cập khác.

Do chế độ ăn uống và chăm sóc

Bên cạnh các nội dung trên thị thực chất vấn đề ăn uống cũng thực sự có đôi phần ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến màu sắc của răng bé. Trên thực tế, ở độ tuổi nhỏ, trẻ em thường dùng đến các loại siro có màu cũng như đường, chính vì thế sẽ dẫn đến việc bám vết bẩn dần dần và không được quan tâm hay vệ sinh thường xuyên sẽ tích tụ và làm răng bé bị vàng.

Trẻ mắt một số bệnh lý cũng có thể dẫn đến răng sữa vừa mọc đã ố vàng

Trẻ mắc một số bệnh lý như viêm gan, sốt cao… có thể khiến răng sữa của trẻ bị ố vàng, màu sắc răng bị thay đổi. Ngoài ra, bệnh sâu răng, viêm tủy răng do hoạt động của vi khuẩn sản sinh từ mảng bám thức ăn trên bề mặt răng, dần dần lâu ngày không được điều trị sẽ viêm tủy răng. Răng trẻ sẽ bị những chấm li ti màu đen rồi lan rộng mảng lớn, ăn sâu vào răng.

Răng vĩnh viễn của bé bị vàng

Răng vĩnh viễn là răng mọc sau khi răng sữa rụng, hay có thể hiểu, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế cho những chiếc răng sữa ban đầu và tồn tại đến già. Trẻ thường mọc răng vĩnh viễn khi được 6 tuổi và hoàn thiện hàm răng vĩnh viễn khi được 12 – 13 tuổi. Nếu răng vĩnh viễn bị gãy thì sẽ không thể mọc lại.

Không chỉ răng sữa vừa mọc đã ố vàng, tình trạng màu răng thay đổi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể xảy ra với cả răng vĩnh viễn của trẻ. Răng vĩnh viễn của trẻ bị ố vàng có thể quan sát bằng bằng mắt thường. Các biểu hiện răng bị ố vàng ở trẻ khá đa dạng và còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cụ thể như sau:

  • Trên bề mặt răng có các vết màu nâu, tình trạng đó có thể do trẻ ăn, uống các thực phẩm màu đậm hoặc do chấn thương.
  • Răng xuất hiện màu đỏ hoặc tím nguyên nhân là do chấn thương hoặc ăn nhiều thực phẩm có màu tối.
  • Răng của bé xuất hiện các mảng ố vàng hoặc sau một thời gian chuyển hết sang màu vàng sẫm thì khả năng rất cao trẻ đang gặp phải các bệnh lý liên quan đến gan, thận.

Răng bé bị vàng có sao không?

Răng trẻ bị vàng mang lại nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý và thể chất của trẻ. Răng bị xỉn màu, không còn trắng sáng sẽ gây mất thẩm mỹ hàm răng, làm nụ cười của trẻ kém xinh. Trẻ có thể bị trêu chọc và thiếu tự tin so với bạn bè cùng trang lứa.

Răng sữa trẻ bị ố vàng và nhiễm màu còn là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang có vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…Nếu không điều trị sớm, răng trẻ bị ăn sâu vào tủy, gây viêm tủy răng, nghiêm trọng hơn sẽ phải nhổ răng sữa sớm, ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Một số trường hợp răng của trẻ bị ố vàng còn gây nên hiện tượng mòn răng, ê buốt, đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc ăn uống của trẻ.

Răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ đến tuổi thay răng nên nhiều cha mẹ chủ quan, không chú ý chăm sóc răng sữa trẻ. Tuy nhiên, răng sữa không chỉ có chức năng ăn nhai, phát âm mà còn định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ. Răng sữa của trẻ nếu không được bảo vệ đúng cách, trẻ mất răng sữa sớm thì răng vĩnh viễn sẽ dễ bị mọc lệch, bị vàng hoặc dễ mắc các bệnh lý về răng miệng hơn.

Răng bé bị vàng phải làm sao theo từng độ tuổi?

Vấn đề răng bé bị vàng thực chất là tình trạng bắt gặp vô cùng nhiều cũng như có tỷ lệ phổ biến tương đối cao ở các độ tuổi khác nhau của trẻ em. Chính vì thế, phụ huynh phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề này và thực sự có biện pháp phù hợp để điều trị. Bên cạnh đó, theo từng giai cụ thể sẽ có lộ trình trị liệu tương đối khác nhau mà bạn cần quan tâm.

Răng bé bị vàng phải làm sao?

Đối với bé từ 0 – 1 tuổi

Trên thực tế, đây là độ tuổi còn khá nhạy cảm đối với trẻ nhỏ, đồng thời việc mọc răng sữa vừa xuất hiện cũng chưa thể đảm bảo các vấn đề cơ bản và rất dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Vào thời điểm răng bé bị vàng khi ở độ tuổi dưới 12 tháng, cha mẹ chỉ nên sử dụng nước muối nhạt để vệ sinh và thăm khám tại nha khoa và nhận tư vấn rõ hơn.

Đối với bé từ 1- 5 tuổi

Răng bé bị vàng phải làm sao?

Đây sẽ là giai đoạn mà trẻ đã bắt đầu có ý thức cụ thể về thức ăn và cũng dần được tiếp xúc và nhai thực phẩm với nhiều thành phần khác nhau. Tuy vậy, để hạn chế vấn đề răng bé bị vàng, phụ huynh nên tránh cho trẻ sử dụng các loại đồ ăn – thức uống chứa phẩm màu đồng thời vệ sinh thường xuyên răng miệng. Bên cạnh đó không được tự ý tẩy trắng răng ngay tại nhà dù bằng mọi phương pháp mà nên đưa bé đến nha khoa để thăm khám.

Đối với bé từ 6 – 10 tuổi

Răng bé bị vàng phải làm sao?

Khi đến giai đoạn 6 – 10 tuổi của trẻ, nếu xuất hiện tình trạng bị ố vàng răng thì phụ huynh không nên thực hiện tẩy trắng mà chỉ cần rèn luyện thói quen làm sạch răng miệng của bé. Cụ thể, đây là lúc thay răng sữa chuyển thành vĩnh viễn thế nên không phải bận tâm tới vấn đề làm sạch răng sữa vì nó sẽ rụng trong thời gian ngắn sắp đến.

Đối với bé trên 10 tuổi

Nếu trẻ gặp vấn đề ố vàng răng khi đến giai đoạn qua 10 tuổi thì lúc này hầu hết các chiếc răng sữa đã thay vĩnh viễn hoàn toàn cũng như việc cần phải bảo vệ tuyệt đối. Nếu răng bé bị vàng vào thời điểm ngoài 10 tuổi thì cha mẹ nên thực hiện đưa trẻ thăm khám cũng như có các biện pháp điều trị tại nha khoa. Thông thường, với phương án tẩy răng theo bộ y tế khuyến nghị nên sử dụng thuốc tẩy nha khoa khi qua 13 tuổi. 

⏩⏩ Có thể bạn :

Cách khắc phục răng sữa vừa mọc đã ố vàng bằng những phương pháp dân gian

Răng sữa của trẻ bị ố vàng sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn nên cha mẹ cần có biện pháp xử lý. Các biện pháp dân gian cũng được nhiều cha mẹ lựa chọn. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc sử dụng các phương pháp dân gian dưới đây.

Sử dụng cà chua để khắc phục răng sữa của bé bị ố vàng

Có một số quan điểm cho rằng cà chua có thể giúp hàm răng trắng sáng hơn. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch cà chua rồi xay thật mịn. Sau đó lấy nước cốt chanh trộn cùng cà chua. Cha mẹ cho trẻ dùng bàn chải chà hỗn hợp này lên răng trong thời gian khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.

Có thể sử dụng baking soda để chữa răng sữa của bé bị vàng

Baking soda cũng có tác dụng làm răng trắng sáng hiệu quả. Cha mẹ hãy rắc một ít bột baking soda lên kem đánh răng của trẻ, sau đó chải răng trẻ theo chiều dọc cả mặt ngoài lẫn bên trong rồi súc miệng lại bằng nước sạch.

Răng sữa của trẻ bị ố vàng nên dùng nước vo gạo để khắc phục

Nước vo gạo còn có khả năng khử mùi hôi, loại bỏ mảng bám ố vàng trên răng, làm chắc chân răng. Sau khi cho trẻ đánh răng bằng kem đánh răng thông thường, mẹ cho trẻ nhúng bàn chải vào nước vo gạo và đánh răng thêm lần nữa và súc miệng bằng nước sạch.

Những lưu ý để tránh việc răng sữa vừa mọc đã ố vàng

Để hạn chế nguy cơ trẻ mới mọc răng đã bị vàng, xỉn màu, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách. Một số biện pháp giúp cha mẹ phòng tránh răng sữa vừa mọc đã ố vàng cho trẻ như sau:

Đánh răng vệ sinh răng miệng cho bé một cách khoa học

  • Khi trẻ còn nhỏ, chưa thể tự vệ sinh răng miệng, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ. Khi trẻ có thể tự mình thực hiện, cha mẹ hãy xây dựng thói quen cũng như hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng cách.
  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày; sử dụng lượng kem vừa phải để trẻ không bị nuốt quá nhiều kem đánh răng. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại để răng được sạch, không làm tổn thương nướu hay gây chảy máu khi đánh răng sai cách.
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với từng lứa tuổi. Chú ý thành phần fluor trong kem đánh răng không được quá cao, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm độc fluor.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để vệ sinh hoàn toàn thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng.
  • Cho trẻ trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng.

Chuẩn bị ngay từ trong bụng mẹ

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng như sức khỏe răng miệng. Người mẹ xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học, bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu canxi, vitamin D.

Có một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh

Cách để phòng tránh tình trạng răng bé bị vàng
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo răng thay – mọc đúng theo độ tuổi. Chế độ ăn uống phải đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, magiê, các loại vitamin A, B…, các loại rau xanh và hoa quả giúp răng trẻ phát triển khỏe mạnh.
  • Tránh những thực phẩm không tốt cho răng: hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nóng/lạnh hoặc cứng, những loại thức uống có nhiều đường, nước ngọt có gas,… cũng dễ hủy hoại men răng của trẻ và nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ.

Đưa bé đi khám định kỳ tại nha khoa uy tín

Cha mẹ nên có thói quen đưa trẻ đi khám nha sĩ thường xuyên. Việc duy trì thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa định kỳ 3 – 6 tháng để kiểm tra răng miệng sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường trong quá trình mọc răng, thay răng cũng như bệnh lý về răng miệng.

Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu răng bị ố vàng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được theo dõi và khắc phục kịp thời, cũng như được bác hướng dẫn về cách chăm sóc răng miệng tại nhà cho trẻ để việc điều trị được hiệu quả hơn.

Cách để phòng tránh tình trạng răng bé bị vàng

Có nên cho bé sử dụng những loại sản phẩm tẩy trắng răng không?

Khi răng sữa của trẻ bị ố vàng, nhiều cha mẹ nghĩ ngay đến các sản phẩm tẩy trắng răng được bán trên thị trường. Các sản phẩm tẩy trắng răng thường chứa peroxide, có thể gây hại cho răng sữa của trẻ. Nếu trẻ đã mọc răng vĩnh viễn thì không thể thay đổi màu răng, do khi men răng bị hư hỏng thì rất khó để thay đổi. Cha mẹ nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi cho trẻ sử dụng các loại sản phẩm tẩy trắng răng.

Khi nào chúng ta nên đưa bé đi đến nha khoa?

Răng sữa của trẻ bị ố vàng là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ. Chúng sẽ làm mất đi vẻ đẹp của hàm răng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ và khiến cha mẹ phải lo lắng. Ngay khi phát hiện răng trẻ bị ố vàng, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên ngành uy tín để xác định nguyên nhân và cách khắc phục.

Cha mẹ không nên chủ quan nghĩ rằng răng sữa sẽ sớm bị thay thế bởi răng vĩnh viễn nên không cần can thiệp. Thực tế, điều trị càng sớm tình trạng răng sữa của trẻ bị ố vàng thì càng nhanh có kết quả và không làm ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Đừng ngần ngại mà hãy đưa trẻ đến nha khoa Parkway để được các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm tư vấn, thăm khám cho trẻ cha mẹ nhé.

Tin tức sự kiện khác

Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín Quận 7

Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín Quận 7 TPHCM

Việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín có vai trò quan trọng giúp quá trình chỉnh nha đạt kết quả như mong đợi. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn một nha khoa niềng răng chất lượng và điểm qua các địa chỉ […]

Xem chi tiết
Nhiệt miệng nổi hạch

Nhiệt miệng nổi hạch: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Nhiệt miệng dẫn đến nổi hạch là tình trạng phổ biến, nhưng vẫn khiến nhiều người gặp lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng nổi hạch. Tham khảo ngay nhé. Nhiệt miệng nổi hạch là gì? Nhiệt miệng nổi hạch là tình […]

Xem chi tiết
tụt lợi và cách khắc phục

Tụt lợi có tự khỏi không? 4 Cách khắc phục hiệu quả

Tụt lợi là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của răng và nướu nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và đặc biệt là cách khắc phục. Nhiều […]

Xem chi tiết
Hình ảnh quad helix

Khám phá cấu tạo và ứng dụng của Quad Helix trong lĩnh vực chỉnh nha

Việc lựa chọn khí cụ chỉnh nha phù hợp đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha. Trong đó, Quad Helix là một khí cụ chỉnh nha được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để xử lý các vấn đề về răng miệng như hẹp hàm, lệch khớp […]

Xem chi tiết