Sún răng là gì? Tổng quan về bệnh sún răng
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Quá trình niềng răng thường kéo dài suốt nhiều năm để đạt được kết quả tốt nhất. Trong đó, nhiều người thắc mắc rằng niềng răng bao lâu thì có kết quả? Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu chi tiết về thời gian niềng răng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Tham khảo ngay nhé
Niềng răng thường sẽ mất nhiều thời gian để thấy được kết quả rõ rệt. Trong đó, chúng ta có thể quan sát thấy rõ sự dịch chuyển của các răng trong khoảng thời gian từ 18 – 24 tháng kể từ khi đeo niềng.
Ngoài ra, bởi vì người đeo niềng răng thường có thói quen quan sát răng miệng mỗi ngày nên sẽ khó nhận ra được những sự thay đổi nhỏ trong khoảng thời gian niềng răng. Thực tế, ngay từ lúc bắt đầu đeo niềng răng, các chân răng đã bắt đầu dịch chuyển nhờ vào lực siết của bộ khí cụ.
Do đó, nếu bạn muốn nhìn thấy được rõ sự dịch chuyển của hàm răng, thì bạn có thể chụp ảnh lại và so sánh các mốc thời gian với nhau để có cảm quan rõ hơn. Việc theo dõi kết quả niềng thường xuyên cũng sẽ tiếp thêm động lực cho chính bệnh nhân, đồng thời có thể kiểm soát tốt những bất ngờ có thể xảy ra, ví dụ như niềng răng không hiệu quả và đến gặp bác sĩ để điều chỉnh kịp thời.
Mức độ phức tạp của tình trạng răng là một trong những yếu tố chính tác động đến thời gian niềng răng. Trong đó, nếu răng của bạn chỉ bị lệch nhẹ và tình trạng lệch lạc chỉ xuất hiện ở một vài chiếc răng đơn lẻ, thì thời gian niềng có thể ngắn hơn so với trường hợp răng bị lệch nhiều hoặc có các vấn đề nghiêm trọng khác như: khớp cắn ngược, khớp cắn hở,…
Tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Thông thường, trẻ em và thanh thiếu niên có thể đạt được kết quả nhanh hơn người lớn vì xương hàm của họ vẫn đang phát triển và dễ điều chỉnh hơn, còn người lớn có thể mất nhiều thời gian hơn do xương hàm đã ổn định.
Có nhiều loại niềng răng khác nhau như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt (Invisalign),… Mỗi loại có đặc điểm và thời gian điều trị khác nhau.
Sự tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha cũng ảnh hưởng lớn đến thời gian điều trị. Việc không đeo niềng đủ thời gian, không tái khám định kỳ hoặc không chăm sóc răng miệng đúng cách có thể kéo dài thời gian niềng răng.
Trẻ em có thời gian niềng răng tương đối ngắn và nhanh chóng thấy được kết quả bởi cấu trúc xương hàm còn mềm, dễ nắn chỉnh hơn so với người lớn. Trong đó:
Độ tuổi vàng để niềng răng được cho là trong khoảng 15 – 25 tuổi. Đây là giai đoạn con người đang dần bước từ giai đoạn thiếu niên sang trưởng thành, răng miệng còn khỏe mạnh và có đủ các điều kiện tốt nhất để thực hiện niềng răng.
Đối với niềng răng người lớn, thời gian điều trị thường sẽ kéo dài hơn so với trẻ em, bởi cấu trúc xương hàm đã hoàn thiện và cứng hơn, nên sẽ gây ra nhiều khó khăn khi thực hiện điều chỉnh. Trong đó, người ở độ tuổi từ 18 – 30 sẽ mất từ 24 – 36 tháng để hoàn thiện quá trình niềng răng.
Đối với những người càng lớn tuổi, thời gian niềng răng sẽ càng kéo dài do tình trạng phức tạp hơn. Đặc biệt, những người lớn trên 30 tuổi vẫn có thể niềng răng, nhưng thời gian điều trị có thể kéo dài hơn 3 năm do xương hàm và răng đã cố định hơn.
Niềng răng trong suốt Invisalign hiện là một trong những phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất trên thế giới, sử dụng hệ thống khay niềng trong suốt được làm từ vật liệu đặc biệt để dịch chuyển các răng, thay vì dùng lực siết từ bộ khí cụ như các phương pháp niềng răng truyền thống khác.
Mỗi bộ khay niềng trong suốt được thiết kế dựa trên phần mềm mô phỏng 3D và mẫu hàm của từng bệnh nhân, sau đó sản xuất hàng loạt các khay để dùng xuyên suốt trong quá trình điều trị. Niềng răng trong suốt thường mất trung bình từ 9 tháng để có kết quả đối với những ca nhẹ và 9 – 32 tháng đối với những ca phức tạp hơn.
Thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ phức tạp của tình trạng răng, tuổi tác, loại niềng răng và sự tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Trung bình, thời gian niềng răng kéo dài từ 12 – 36 tháng sẽ thấy rõ kết quả.
Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách và tuân thủ lịch tái khám định kỳ. Bên cạnh đó, việc lựa chọn niềng răng tại các nha khoa uy tín, chất lượng cũng sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian niềng răng.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt, Parkway tự hào trở thành chuỗi hệ thống nha khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Red Diamond Invisalign Provider – danh hiệu cao quý nhất trong hệ thống khay niềng trong suốt Invisalign trên toàn cầu. Đây không chỉ là sự công nhận về số lượng ca chỉnh nha Invisalign nhiều nhất Việt Nam mà còn khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực chỉnh nha tại Châu Á của Nha khoa Parkway.
Sử dụng các dịch vụ niềng răng tại Parkway, khách hàng có thể an tâm bởi:
Trên đây là những thông tin của bài viết Niềng răng bao lâu thì có kết quả? Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày.
Xem thêm:
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Tìm kiếm bác sĩ Invisalign giỏi hoặc một nha khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về Invisalign là bước quan trọng để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tối ưu. Việc lựa chọn đúng bác sĩ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm […]
Hơi thở có mùi là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống thường ngày, khiến chúng ta kém tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng này? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây […]
Chảy máu răng có thể do các bệnh lý răng miệng hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Tham khảo 11 nguyên nhân gây chảy máu răng phổ biến ngay!