Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Niềng răng là gì? Phân loại và khám phá 4 công dụng tuyệt vời của niềng răng

Hình ảnh niềng răng mắc cài và đoạn văn bản có nội dung niềng răng, phân loại và công dụng

Niềng răng được xem là một phương pháp chỉnh nha mang lại nhiều lợi ích về mặt thẩm mỹ và chức năng của răng hàm. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ nha khoa, việc niềng răng ngày nay đã trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, mở ra cơ hội cho mọi người sở hữu nụ cười đẹp và khỏe mạnh. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu về niềng răng qua bài viết sau đây nhé!

Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến dành cho những người có hàm răng mọc lệch lạc, hô, móm kém thẩm mỹ hoặc ảnh hưởng đến chức năng nhai, phát âm. Các bác sĩ sẽ sử dụng các loại khí cụ nha khoa chuyên dụng như: dây cung, mắc cài, máng niềng răng,… để cố định và tạo ra lực đẩy nhằm dịch chuyển các răng về vị trí mong muốn, giúp răng mọc đều và đẹp hơn, đồng thời cải thiện chức năng nhai và phát âm.

Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng răng hàm cụ thể của mỗi người mà quá trình niềng răng có thể kéo dài trong thời gian từ 1 – 3 năm hoặc lâu hơn. Bên cạnh đó, mức độ hiệu quả của một quá trình chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng sẽ còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ cũng như phương pháp niềng phù hợp.

Các trường hợp nên niềng răng như bị móm, khấp khểnh, hô, thưa hoặc khớp cắn sâu

Các trường hợp nên niềng răng để cải thiện thẩm mỹ và khôi phục chức năng nhai

Phân loại niềng răng theo khí cụ sử dụng

Niềng răng mắc cài truyền thống

Niềng răng mắc cài truyền thống sử dụng mắc cài đặt cố định trên răng, dây cung nằm trên các rãnh mắc cài và được cố định bằng thun nha khoa. Độ đàn hồi của dây thun sẽ tạo ra lực siết ổn định và liên tục, đẩy các răng xô lệch dịch chuyển về vị trí đã tính toán.

Mặc dù ra đời từ sớm, nhưng niềng răng mắc cài truyền thống vẫn luôn là phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay bởi độ hiệu quả đi kèm với mức chi phí hợp lý so với những cách niềng răng hiện đại hơn. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có nhiều tùy chọn về loại mắc cài gồm:

  • Mắc cài kim loại: Là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất, có giá thành rẻ.
  • Mắc cài sứ: Có màu sắc gần giống với răng, tạo cảm giác thẩm mỹ hơn.
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống

Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp chỉnh nha ra đời sớm nhất

Niềng răng mắc cài tự động

Niềng răng mắc cài tự động hay còn gọi là mắc cài tự buộc, là một phương pháp chỉnh nha được cải tiến từ niềng răng mắc cài truyền thống. Theo đó, phương pháp niềng răng này sử dụng các loại mắc cài có chốt đóng mở linh hoạt thay thế cho dây thun, giúp dây cung trượt tự do trong rãnh mà không bị bung.

So với niềng răng mắc cài truyền thống, thì niềng răng mắc cài tự động có ưu điểm hơn về khả năng duy trì lực ổn định, giảm được sự ma sát nên ít gây đau đớn hơn. Ngoài ra, việc loại bỏ dây thun cố định cũng hạn chế được tình trạng bung, tuột mắc cài vốn gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong quá trình niềng răng.

Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt hay niềng răng tháo lắp, niềng răng không mắc cài,… là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay, sử dụng các khí cụ là những khay niềng có thể tháo ra khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Các khay niềng răng sẽ được thiết kế bằng công nghệ hiện đại, cá nhân hóa với tình trạng răng miệng cụ thể của bệnh nhân, giúp nắn chỉnh các tình trạng răng hô, móm, chen chúc hoặc thưa thớt hiệu quả.

Hiện nay, niềng răng trong suốt được xem là một bước tiến mới của phương pháp niềng răng tháo lắp. Một số sản phẩm niềng răng trong suốt nổi tiếng có thể kể đến như: Invisalign, ClearCorrect,… sử dụng các khay niềng trong suốt bằng vật liệu đặc biệt, bên ngoài mềm để hạn chế cọ sát với nướu và môi, bên trong cứng cáp để tạo lực đẩy các răng lệch lạc, cùng với độ trong suốt giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Niềng răng tháo lắp ngày càng được ưa chuộng bởi khắc phục được hầu hết các nhược điểm của niềng răng mắc cài như: kém thẩm mỹ, dễ bung rớt, gây cảm giác khó chịu, cọ sát vào nướu và môi có thể gây chảy máu, bất tiện khi ăn uống và vệ sinh, tốn nhiều thời gian thăm khám nha khoa. Tuy nhiên, vì là phương pháp mới và hiện đại nên niềng răng trong suốt thường có giá thành khá cao.

Hình ảnh cô gái cầm trên tay khay niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội

Phân loại niềng răng theo độ tuổi

Dựa vào độ tuổi, có thể chia niềng răng thành 2 nhóm gồm: niềng răng người lớn và niềng răng trẻ em. Ở mỗi nhóm tuổi, phương pháp niềng sẽ có những đặc trưng, lộ trình và mục tiêu khác nhau.

Niềng răng người lớn

Người trưởng thành từ 18 – 28 tuổi có thể niềng răng và hiệu quả thẩm mỹ rất cao. Ngoài ra, dù 30 – 40 tuổi, thậm chí người già vẫn còn có thể niềng răng với điều kiện răng vẫn còn chắc khỏe.

Ưu điểm khi niềng răng ở người lớn đó là răng niềng sẽ giữ được cấu trúc chuẩn khá lâu do răng không phát triển mạnh như khi còn bé. Tuy nhiên, người trưởng thành có răng và xương đã phát triển hoàn thiện nên việc dịch chuyển các răng về đúng vị trí sẽ cần nhiều thời gian hơn, khiến số lần tái khám ở trung tâm nha khoa nhiều hơn cũng như chi phí sẽ tăng cao hơn.

Niềng răng trẻ em

Đối với trẻ em từ 6-7 tuổi đã có thể can thiệp chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng nếu cần. Khi trẻ có các biểu hiện lệch lạc răng hàm thì việc niềng răng sớm sẽ giúp tăng độ hiệu quả và tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí vì lúc này xương hàm của trẻ em còn mềm, khả năng dịch chuyển của các răng sẽ dễ dàng.

Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi từ 12 – 16 được xem là thời gian “vàng” để niềng răng. Bởi khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể trẻ còn đang phát triển và xương hàm vẫn chưa cố định nên dễ điều chỉnh răng hàm hơn.

Hình ảnh bé gái đeo niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng trẻ em giúp các bé có một hàm răng đều đẹp và chức năng nhai ổn định, góp phần cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ

Xem thêm: Dịch vụ niềng răng trẻ em tại nha khoa Parkway

Top 4 công dụng tuyệt vời của niềng răng

Tăng tính thẩm mỹ và tự tin về ngoại hình

Những người có hàm răng lệch lạc thường tự ti, ngại giao tiếp, từ đó vô tình tạo nên những trở ngại trong công việc và cuộc sống. Niềng răng sẽ là giải pháp giúp khắc phục tình trạng răng hô móm, chen chúc, lấy lại sự hài hòa của gương mặt một cách hiệu quả.

Việc sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười xinh xắn sẽ giúp mỗi người có thêm sự tự tin khi giao tiếp xã hội, tạo được nhiều ấn tượng tốt với người đối diện, từ đó tạo ra nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển trong sự nghiệp. Đây cũng là một trong những công dụng to lớn của niềng răng mang lại, tạo động lực cho nhiều người lựa chọn làm đẹp nha khoa bằng phương pháp niềng răng.

Hình ảnh cô gái đeo niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng giúp lấy lại sự tự tin về ngoại hình từ đó gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống và sự nghiệp

Khắc phục và phòng tránh vấn đề răng miệng

Một trong những lợi ích to lớn khác mà niềng răng mang đến đó là giúp khắc phục và phòng tránh các vấn đề răng miệng, bệnh lý nha chu hiệu quả. Bởi khi hàm răng lệch lạc, chen chúc, không chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến cho việc vệ sinh như chải răng khó khăn hơn, từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và mảng bám xuất hiện.

Quá trình này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh về sâu răng, bệnh về nướu mà khi điều trị sẽ tốn nhiều công sức và thời gian. Chính vì vậy, niềng răng không chỉ giúp răng đều đặn mà còn giảm thiểu tối đa nguy cơ đối với các bệnh nha chu.

Cải thiện chức năng nhai

Việc răng mọc lệch lạc, đặc biệt là với trường hợp hô hoặc móm nặng, bị sai lệch khớp cắn lâu năm,… sẽ tác động xấu đến khả năng nhai của bệnh nhân. Điều này không chỉ gây nên sự bất tiện khi ăn uống mà còn có nhiều hệ lụy về sau như:

  • Thức ăn không được nghiền nát dẫn đến khả năng hấp thu kém
  • Gây ra các vấn đề về tiêu hóa
  • Áp lực nhai không đều dẫn đến mặt nhai của răng bị mài mòn nặng, có thể hư hại đến tủy răng.

Chính vì vậy, một trong những công dụng quan trọng của niềng răng là giúp cải thiện chức năng nhai. Niềng răng sẽ tạo nên hàm răng đều đặn để áp lực nhai được đặt đều lên tất cả các răng, giúp cho chức năng nghiền thức ăn được thực hiện tốt hơn, hỗ trợ cải thiện vấn đề tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể.

Cải thiện khả năng phát âm

Một tác dụng quan trọng của niềng răng nữa đó chính là giúp khắc phục nhược điểm về phát âm. Bởi vì khi răng lệch, khớp cắn không khít,… có thể khiến cho việc phát âm gặp khó khăn, đặc biệt là dễ đọc sai các từ liên quan đến các âm s và z.

Do đó, khi niềng răng sẽ giúp các răng thẳng hàng trở lại, khít hơn và không còn khe hở. Điều này sẽ cải thiện được khả năng phát âm và ngữ điệu của giọng nói.

Qua bài viết trên, Parkway hy vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích về niềng răng. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với nha khoa Parkway để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết