Chảy máu sau khi nhổ răng là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Mặc dù đa số các trường hợp nhổ răng bị chảy máu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vẫn khiến bệnh nhân lo lắng tìm cách cầm máu. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu về những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả qua bài viết sau đây nhé!
Chảy máu sau khi nhổ răng có sao không?
Bên dưới chân răng là tổ chức tập hợp nhiều dây thần kinh và mạch máu, nên khi nhổ răng sẽ làm tổn thương đến các tổ chức này và gây chảy máu. Chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.
Tình trạng chảy máu cũng thường nghiêm trọng hơn ở những cuộc tiểu phẫu nhổ răng khôn. Do đó, bạn cần nắm được một số mẹo cầm máu sau khi nhổ răng và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để vết nhổ răng nhanh lành, không chảy máu cũng như hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng phổ biến và đa phần không gây nguy hiểm
7 mẹo cầm máu sau khi nhổ răng mà bạn nên biết
Giữ miếng gạc cố định tại điểm vừa nhổ răng
Ngậm gạc làmẹo cầm máu sau khi nhổ răng được mọi bác sĩ áp dụng. Gạc hoặc bông gòn nhỏ sẽ có tác dụng thấm hút máu tốt hơn, giúp tránh nhiễm khuẩn đồng thời có tác dụng làm đông máu nhanh hơn.
Để nhanh cầm máu hơn, bạn phải đảm bảo gạc được đặt ở vị trí và có kích thước đủ lớn để tạo áp lực lên ổ răng. Trong trường hợp sơ ý làm rơi băng gạc hoặc chảy máu nhiều, bạn có thể thực hiện lại thao tác này như sau:
Chuẩn bị miếng gạc sạch rồi cuộn tròn hoặc gấp lại cho vừa với ổ răng vừa nhổ.
Làm ẩm băng gạc với cồn rồi đặt lên vị trí vừa nhổ răng.
Cắn giữ miếng gạc ở nguyên vị trí trong vòng 30 phút.
Giữ băng gạc tại vị trí nhổ răng trong 30 phút để cầm máu
Không được tác động lên vị trí cục máu đông
Một trong những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng mà bạn nên biết chính là không tác động lêncục máu đông tại vị trí nhổ răng. Bởi máu đông hình thành cho thấy tín hiệu hồi phục của cơ thể, giúp vết thương không bị chảy máu. Do đó, bạn nên chú ý không nên để cục máu đông bị vỡ ra, ít nhất là trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng.
Để giúp cho cục máu đông không bị vỡ và thúc đẩy vết thương nhanh lành, bạn cần tuân thủ một số điều sau:
Không súc miện hay khạc nhổ quá mạnh.
Không nên xì mũi, hắt hơi khi miệng đang mở.
Hạn chế sử dụng ống hút để uống nước vì có thể làm tăng áp lực lên vị trí máu đông hình thành.
Hạn chế thực hiện các hoạt động mạnh như: chạy nhảy, khiêng vác vật nặng,… để tránh tình trạng xuất huyết nhiều hơn.
Nghỉ ngơi sau khi nhổ răng
Nhổ răng được xem là một ca tiểu phẫu có liên quan đến hệ thống thần kinh tuỷ, nên cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn đối với một số bệnh nhân có sức khoẻ yếu. Do đó, bệnh nhân sau khi nhổ răng nên nghỉ ngơi ít nhất từ 6 -7 tiếng để có thể hồi phục. Đây cũng là mẹo cầm máu sau khi nhổ răng được đánh giá cao và nên được chú trọng.
Nâng cao đầu khi nằm
Nâng cao đầu bằng cách kê gối cao khoảng 30 – 45 độ khi nằm là mẹo cầm máu sau khi nhổ răng đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được. Thực hiện điều này sẽ giúp máu lưu thông ổn định và tránh được vấn đề máu liên tục dồn về phía đầu, vốn là yếu tố gây nên việc xuất huyết ngày càng nhiều.
Kê cao gối khi nằm giúp máu lưu thông thông tốt hơn và hạn chế chảy máu tại vị trí vừa nhổ răng
Không hút thuốc lá và uống rượu sau khi nhổ răng
Các thành phần có trong thuốc lá, rượu bia thường gây hại và ức chế quá trình làm đông máu sau khi nhổ răng, cũng như ảnh hưởng đến cả trong quá trình hồi phục vết thương. Thế nên, nếu bạn có tiền sử dụng thuốc lá hay có thói quen uống rượu bia thì hãy tạm thời ngưng trong khoảng 3 – 4 ngày để bề mặt vết thương được củng cố, đây là mẹo cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả.
Ăn uống hợp lý
Trong số các mẹo cầm máu sau khi nhổ răng thì xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cũng là yếu tố quan trọng, hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành thương. Một số loại thực phẩm mà bạn nên và không nên ăn sau khi nhổ răng gồm:
Nên ăn
Các thực phẩm ở dạng lỏng như cháo, súp,… điều này nhằm tránh tuyệt đối việc cọ xát vết thương gây lở/loét.
Bổ sung một vài loại vitamin được cung cấp từ sinh tố trái cây, viên thuốc, thực phẩm bổ sung,….
Nạp năng lượng qua thịt bằng cách xay nhuyễn đồng thời kết hợp với cháo, súp,…
Không nên ăn:
Thực phẩm có độ cứng, giòn, cay,… thường không phù hợp với người vừa nhô răng vì dễ gây kích ứng và tổn thương.
Một số món ăn có nhiệt độ quá nóng cũng gây chảy máu nhiều hơn.
Những món ăn quá dai, vì phải cắn xé và dùng lực nhiều có thể gây ảnh hưởng đến cục máu đông sau khi nhổ răng.
Trong các mẹo cầm máu sau khi nhổ răng thì vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cũng là điều quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên lưu ý. Theo đó, cách thức vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng sẽ có những khác biệt so với trước đó như:
Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng: Không nên dùng nước muối để súc miệng, nên dùng các loại nước súc miệng chuyên dụng do bác sĩ kê toa để loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng.
Sau 1-2 ngày: Đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, cần lưu ý không nên chải răng tại vị trí mới nhổ để tránh ảnh hưởng đến cục máu đông. Đây cũng là giai đoạn an toàn có thể súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc dùng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng kỹ lưỡng hơn sau khi đánh răng.
Duy trì thói quen đánh răng và súc miệng bằng từ 4 – 7 ngày để quá trình hồi phục vết thương diễn ra tốt hơn.
Những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng có thể giúp vết thương nhanh lành, hạn chế chảy máu nhiều hoặc viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu như sau khi nhổ răng, vết thương bị chảy máu và đi kèm với một số dấu hiệu sau đây thì bạn nên lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm tra:
Chảy máu kéo dài: Sau khi nhổ răng, nếu chảy máu không dừng lại sau 24 giờ hoặc trở nên nặng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám.
Đau dữ dội: Cơn đau không giảm sau khi dùng thuốc giảm đau hoặc kéo dài hơn 48 giờ mà không có dấu hiệu giảm bớt.
Sưng lớn: Sưng không giảm sau vài ngày hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, nóng và đau.
Sốt: Sốt cao trên 38°C hoặc kéo dài hơn 24 giờ, kèm theo triệu chứng như ớn lạnh, mệt mỏi,… có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Mùi hôi hoặc vị đắng trong miệng: Có mùi hôi khó chịu và cảm thấy vị đắng khó trong miệng, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc vấn đề khác.
Khi chảy máu sau khi nhổ răng đi kèm với sốt, đau nhức kéo dài hoặc nhiễm trùng thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám
Một số câu hỏi thường gặp
Tại sao lại hình thành cục máu đông sau khi nhổ răng?
Việc hình thành cục máu đông sau khi nhổ răng giúp lấp đầy khoảng trống và được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể để ngăn chảy máu. Cục máu đông xuất hiện còn giúp ngăn chặn thức ăn rơi vào ổ răng, hạn chế gây tổn thương vết nhổ răng. Bên cạnh đó, cục máu đông còn có vai trò bảo vệ ổ răng khỏi tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm.
Quá trình hồi phục sau khi nhổ răng ?
Ttrong những ngày đầu tiên, tuỳ cơ địa của mỗi người mà vết thương có thể sẽ rỉ chất màu vàng (huyết tương) xen lẫn màu đỏ của phần máu đông, khi đó, bạn có thể sẽ lo sợ đôi phần nhưng đây là biểu hiện bình thường. Sau khi vị trí ổ răng mới nhổ tự tạo niêm mạc mới trong khoảng 2 tuần thì được xem là hồi phục hoàn toàn.
Những điều thường gặp sau khi nhổ răng ở người bình thường
Nhổ răng hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể khung hàm của mỗi người nên cũng tồn tại không ít những biến chứng kéo theo sau đó. Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng vì hầu hết đều là một vài điều cơ bản mà ai cũng mắc phải:
Đau chỗ vừa nhổ răng là điều chắc chắn, những thời gian của vấn đề này chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút đến 1 giờ là gần như mất đi cảm giác khó chịu.
Chảy máu hoặc rỉ máu tuỳ vào từng bệnh nhân sẽ có dung lượng tương đối khác nhau, đổi với cá nhân bình thường và không mắc những bệnh nền liên quan thì các mẹo cầm máu sau khi nhổ răng sẽ đều hỗ trợ được.
Sưng nhẹ cũng là một triệu chứng của bệnh nhân sau khi thực hiện liệu trình nhổ răng, vấn đề này có thể chấm dứt hoàn toàn nếu bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi nó sẽ hồi phục nhanh hơn.
Biên độ há miệng bị hạn chế đôi phần cũng là vấn đề nhiều người gặp phải vì cơn đau ảnh hưởng đến cử động hàm, từ đó tác độ nhẹ tới phần nướu vừa mất răng.
Tê bì có thể đo lượng thuốc tê được sử dụng khá nhiều hoặc bạn dùng các mẹo cầm máu sau khi nhổ răng liên tục.
Có nên ngậm nước muối sau khi nhổ răng?
Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sau khi nhổ răng được bác sĩ khuyên không nên thực hiện. Vì trong nước muối có tính sát khuẩn cao có thể rửa trôi hết những tế bào mới vừa được hình thành, khiến máu khó đông sau khi nhổ, làm cho quá trình lành thương sẽ kéo dài hơn.
Nhổ răng bao lâu thì được súc miệng?
Nên chờ ít nhất là 6h sau khi nhổ răng mới được súc miệng hay đánh răng, vì cần thời gian để cho các mạch máu tại vết thương được bịt kín lại, tránh tình trạng xuất huyết trong miệng.
Dịch vụ nhổ răng tại nha khoa Parkway
Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra, cách tốt nhất là bạn nên nhổ răng tại các cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện. Trong đó, việc lựa chọn được cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, có bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi nhổ răng tại Parkway, khách hàng có thể an tâm bởi:
Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng
Đặc biệt, tại Parkway áp dụng công nghệ nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome với các ưu điểm như:
Thời gian nhổ răng nhanh chóng từ 5 – 20 phút.
Vùng tác động nhỏ, ổ răng được bảo tồn tốt hơn.
Hỗ trợ bác sĩ giúp thao tác nhổ răng đơn giản hơn, hạn chế tổn thương.
Giảm sưng, bớt chảy máu.
Tham khảo các gói dịch vụ nhổ răng tại nha khoa Parkway
Trên đây là những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả và an toàn. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn nhé!
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]