Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Tủy răng chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh giúp nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài cho chân răng. Chính vì vậy, khi phải điều trị tủy răng, bệnh nhân thường lo lắng liệu lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Khi nào cần lấy tủy răng?

Điều trị tủy răng là quy trình loại bỏ tủy bị nhiễm khuẩn, sau đó trám bít ống tủy bằng một loại vật liệu thay thế. Thông thường bác sĩ sẽ không yêu cầu lấy tủy trừ phi răng sâu quá nặng hoặc đau âm ỉ, liên tục không hết. Trường hợp trên nướu (lợi) xuất hiện ổ viêm là một trong những nguyên nhân răng phải điều trị tủy. Hoặc bệnh nhân gặp tai nạn gây vỡ, mẻ răng để lộ tủy cũng cần phải lấy tủy răng.

Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Sức khỏe răng miệng

Nhiều bệnh nhân không chủ động tới nha khoa để khắc phục các vấn đề mà họ gặp phải. Vậy nên khi tới điều trị, răng đã bị tổn thương sâu gây ra các cơn đau buốt khó chịu. Lấy tủy răng sẽ góp phần bảo vệ răng miệng, loại bỏ các cơn đau ê buốt. Ngoài ra, điều trị tủy còn giúp bảo vệ răng cũ, ngăn chặn lây lan bệnh sang răng khỏe mạnh. Đồng thời, việc này còn giúp ngăn chặn các biến chứng về răng miệng.

Răng sau khi lấy tủy

Tủy cũng được ví như nguồn mạch của răng. Khi nguồn sống ấy không còn, mô răng cũ trở nên yếu đi. Các bác sĩ sẽ khắc phục điều này bằng cách trám bít các hố sâu và mài cùi bọc sứ cho răng.

Mặc dù vậy, tuổi thọ của răng vẫn bị suy giảm theo thời gian. Thông thường độ bền của răng đã lấy tủy chỉ từ 15 đến 25 năm. Nếu bạn phải điều trị tủy, cần giữ gìn vệ sinh cẩn thận và trang bị kiến thức chăm sóc răng miệng đúng cách.

Lấy tủy răng vẫn còn đau

Nhiều bệnh nhân sau khi lấy tủy vẫn gặp phải tình trạng răng đau nhức khó chịu. Đó là do quá trình lấy tủy không đảm bảo vệ sinh, bác sĩ còn non tay nghề. Ngoài ra, cơ sở vật chất cũng phải được chú ý để việc điều trị tủy diễn ra an toàn.

Viêm tủy răng do điều trị không sạch

Nếu quá trình điều trị tủy sơ sót có thể khiến cho răng rút tủy không sạch. Khi đó bệnh nhân dễ gặp phải viêm tủy răng.

Trường hợp nặng có thể xuất hiện ổ mủ trong xương hàm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đồng thời lây lan ra các răng xung quanh. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên phức tạp, tốn kém hơn.

Chính vì vậy, người bệnh cần tham khảo các cơ sở nha khoa để lựa chọn địa chỉ uy tín nhất.

Quy trình lấy tủy răng

Thông thường các bác sĩ sẽ theo quy trình điều trị tủy răng sau:

Khám tổng quan, nghe bác sĩ tư vấn: Qua đó đưa ra lời khuyên thích hợp cũng như phương án điều trị an toàn nhất.

Gây tê: Thuốc gây tê dạng tiêm, bôi hoặc xịt sẽ được đưa vào khoang miệng trước khi lấy tủy hỏng. Toàn bộ khoang miệng sẽ tê cứng và không còn cảm giác đau đớn.

Đặt đế cao su: Nhằm cách ly phần răng cần lấy tủy với các răng xung quanh, đảm bảo an toàn tối đa, tránh viêm nhiễm.

Mở tủy – Lấy tủy – Tạo hình ống tủy – Trám bít: Sau khi sử dụng mũi khoan chuyên dụng để mở đường vào tủy, các nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch ống tủy. Bước này đòi hỏi sự cẩn thận cùng với tay nghề chuyên môn cao của bác sĩ. Sau khi phần tủy viêm được lấy ra, ống tủy sẽ được làm sạch, tạo hình và trám bít lại.

Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không phụ thuộc phần lớn vào trung tâm nha khoa mà bạn điều trị. Vì vậy, tốt hơn hết bệnh nhân cần đến khám các cơ sở nha khoa uy tín và hỏi han để được các nha sĩ tư vấn kỹ càng trước khi điều trị tủy.

Nếu bạn còn thắc mắc gì khác thì hay liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất

Đánh giá
Share on:

Bài viết liên quan

Viết một bình luận