Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Hàm duy trì là gì? Các loại hàm duy trì sau niềng răng

Hàm duy trì sau niềng răng - 1

Sau khi tháo niềng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo hàm duy trì thêm một thời gian. Vậy vai trò của hàm duy trì là gì? Cần lưu ý gì khi đeo hàm duy trì? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hàm duy trì sau niềng răng là gì?

Hàm duy trì sau niềng răng là một khí cụ hỗ trợ niềng răng cố định hoặc có thể tháo rời. Tác dụng của hàm duy trì là giữ răng ổn định ở vị trí chính xác sau khi tháo niềng răng.

Người niềng cần đeo hàm duy trì khi ngưng sử dụng khí cụ niềng, bởi hoạt động niềng răng là một quá trình dài, phức tạp. Mặc dù nhờ lực siết của khí cụ niềng mà răng đã về vị trí đúng, nhìn qua bằng mắt thường có thể thấy răng đã thẳng đều nhưng thực tế là răng chưa hoàn toàn cố định trong xương ổ răng. Khi chúng ta ăn nhai hàng ngày thì răng có thể bị xô lệch, chạy lại vị trí cũ. Do đó, chúng ta cần một dụng cụ hỗ trợ đặc biệt như hàm duy trì để giữ gìn hiệu quả niềng răng.

Tại sao cần đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Hàm duy trì sau niềng răng là khí cụ hỗ trợ vô cùng cần thiết để đảm bảo hiệu quả niềng kéo dài. Sau khi tháo niềng, răng còn nhạy cảm và chưa cố định trong xương ổ răng. Lúc này, người niềng ăn uống hàng ngày khiến răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều. Điều này có thể khiến răng chạy lại vị trí ban đầu. Vậy tại sao cần đeo hàm duy trì sau niềng răng? Dưới đây là những lý do:

  • Thứ nhất: Cấu trúc hàm răng được điều chỉnh nhờ vào lực siết của dây cung và mắc cài trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên răng vẫn có thể bị xô lệch, sai vị trí trong quá trình người bệnh ăn uống. Do đó, sau khi tháo niềng cần phải sử dụng khí cụ chỉnh nha chuyên dụng để cố định răng, tránh trường hợp trở lại vị trí cũ.
  • Thứ hai: Mô nha chu và mô nướu vừa trải qua một giai đoạn nắn chỉnh lâu dài nên khá nhạy cảm, chúng cần thêm thời gian thích nghi và tái cấu trúc sau khi niềng. Hàm duy trì chính là công cụ hỗ trợ đắc lực để hoàn thành mục đích này.

Các loại hàm duy trì sau niềng răng

Hàm duy trì sau niềng răng được chia thành nhiều loại như hàm duy trì cố định, hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt, hàm duy trì trong suốt Vivera,…Việc sử dụng loại hàm duy trì nào sẽ dựa trên chỉ định của bác sĩ và điều kiện của bạn. Dưới đây là thông tin cụ thể về các loại hàm duy trì sau chỉnh nha, bạn tham khảo nhé!

Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định có chất liệu thép và có nhiều kích cỡ khác nhau. Loại hàm này có hình dạng thẳng hoặc xoắn và được cố định ở mặt sau của các răng 1,2,3 bằng composite.

Hàm duy trì cố định có hiệu quả cao nhưng người sử dụng phải vô cùng cẩn thận trong việc chăm sóc răng miệng. Bạn cần chải răng đúng cách và nhẹ nhàng để không gây tổn hại tới khí cụ.

Ngoài ra, người dùng không được tự ý tháo hàm duy trì mà phải cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ chỉnh nha. Nhược điểm lớn của phương pháp này là do chỉ được gắn bằng composite nên hàm có thể bị bung ra trong quá trình sử dụng. Khi hàm duy trì bị bung ra, người sử dụng cần tới nha khoa để bác sĩ gắn lại càng sớm càng tốt.

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt có tính thẩm mỹ khá cao. Người niềng sẽ đeo một máng trong suốt giống máng tẩy trắng. Loại hàm này không màu, ôm sát hàm răng nên không bị lộ liễu. Người niềng có thể đeo máng này liên tục trong 24 giờ mà không sợ gây ảnh hưởng thẩm mỹ.

Hàm duy trì sau niềng răng - 2

Hàm duy trì trong suốt Vivera

Khay duy trì Vivera là sản phẩm của một công nghệ tiên tiến, đây chính là công nghệ được áp dụng để sản xuất khay niềng Invisalign. Nhờ vậy mà Vivera có độ dẻo dai lớn 30% so với các loại hàm duy trì thông thường, hạn chế rủi ro bị nứt vỡ và bền gấp đôi các sản phẩm tương tự.

Không chỉ vậy, người dùng sẽ có cảm giác thoải mái hơn khi đeo, đồng thời hạn chế số lần tái khám. Hiệu quả mà hàm duy trì trong Vivera mang lại rất cao, ngăn ngừa nguy cơ răng chạy lại rất tốt.

Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Hàm duy trì tháo lắp kim loại được chế tạo từ dây cung kim loại, dây cung này ôm sát các răng cửa nằm giữa 2 răng nanh, đồng thời dây cung được gắn vào khuôn acrylic nằm ở vị trí trên vòm miệng hoặc vị trí dưới lưỡi của bạn.

Ưu điểm của hàm này là có thể dễ dàng tháo lắp. Hàm duy trì tháo lắp kim loại phù hợp để đeo vào ban đêm vì tính thẩm mỹ của loại hàm này không cao. Hàm có thể giữ răng ở đúng vị trí một cách hiệu quả vì kết cấu hàm, dây kim loại rất chắc chắn.

Hàm duy trì tháo lắp kim loại thường được sử dụng cho những ca niềng răng phải nhổ răng. Nếu giữ gìn cẩn thận, chăm sóc tốt thì hàm này có thể sử dụng trong nhiều năm.

Những lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng

Hàm duy trì sau niềng răng là một loại khí cụ mà khi đeo bạn cần thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì sau niềng răng mà bạn nên tham khảo.

Về vấn đề vệ sinh răng miệng

Khi đeo hàm duy trì sau niềng răng, việc vệ sinh răng miệng càng phải được chú trọng. Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng loại chuyên dụng cho người niềng răng. Sau đó, bạn dùng thêm nước súc miệng, tăm nước, chỉ nha khoa để triệt để loại bỏ vụn thức ăn và vi khuẩn bám trên răng. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng.

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Trong toàn bộ quá trình đeo hàm duy trì sau niềng răng, bạn vẫn cần có sự theo dõi và giám sát của nha sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả chỉnh nha ở mức tốt nhất. Do vậy, bạn cần tới tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác tình trạng răng miệng của bạn.

Khắc phục các thói quen xấu

Những thói quen như cắn, nhai vật quá cứng, nghiến răng, ngủ há miệng,…đều là các thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Những thói quen này có thể làm giảm hiệu quả của hàm duy trì, khiến hàm duy trì bung ra hoặc bị hư hại, vì vậy bạn cần loại bỏ những thói quen đó.

Hàm duy trì sau niềng răng - 3

Chăm sóc hàm duy trì

Vệ sinh hàm duy trì cũng cần cẩn thận tương tự vệ sinh khí cụ niềng răng chính. Bạn cần làm sạch hàm duy trì mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng hàm bị bẩn, bị tồn đọng mảnh vụn thức ăn tạo môi trường để vi khuẩn tấn công.

Cách làm sạch như sau: Rửa hàm duy trì với nước lạnh, sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, sợi mảnh để làm sạch toàn bộ cặn bẩn, vụn thức ăn trong hàm duy trì.

Các câu hỏi thường gặp khi dùng hàm duy trì sau khi niềng răng

Phải đeo hàm duy trì bao lâu?

Thời gian đeo hàm duy trì sau niềng răng thông thường không kéo dài như thời gian niềng răng. Cụ thể:

  • Đối với những trường hợp răng, nướu, xương hàm khỏe thì người niềng chỉ cần đeo hàm duy trì trong vòng 1-3 tháng.
  • Trường hợp răng, nướu, xương lâu hồi phục thì cần sử dụng hàm duy trì khoảng 6 tháng.
  • Những trường hợp đặc biệt, xương hàm và răng quá yếu thì sẽ cần đeo hàm duy trì trong một thời gian dài hơn hai trường hợp kể trên. Thậm chí, có những trường hợp bác sĩ yêu cầu đeo hàm duy trì cả đời nhằm giữ răng luôn đều, đẹp. Đối với các trường hợp này, bác sĩ thường sẽ gợi ý bệnh nhân chọn hàm tháo lắp khay nhựa trong suốt để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Có bắt buộc đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng răng không?

Hàm duy trì sau niềng răng thường được chỉ định bắt buộc sau khi tháo niềng. Bởi hàm duy trì có vai trò giúp nướu, xương và răng thích nghi với việc không còn khí cụ niềng răng hỗ trợ cho việc đứng đúng vị trí. Nhờ đó, răng đã được di chuyển về vị trí mới sẽ ít bị xô lệch, người niềng sẽ có một hàm răng đều đẹp lâu dài, không bị ảnh hưởng bởi hoạt động ăn nhai.

Hàm duy trì sau niềng răng - 4

Đeo hàm duy trì có cần kiêng cữ gì không?

Việc ăn uống trong thời gian đeo hàm duy trì cũng cần chú ý. Thời điểm này răng vẫn còn nhạy cảm nên bạn cần tránh các món dai cứng, quá nóng, quá lạnh, quá nhiều đường hay giàu axit để đảm bảo độ bền của hoạt động niềng răng.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng và vệ sinh hàm duy trì cần được thực hiện mỗi ngày ít nhất 2 lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Đeo hàm duy trì có đau không?

Nếu như niềng răng khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu trong thời gian đầu khi mới đeo niềng thì hàm duy trì ngược lại, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu chút nào. Lý do là bởi bạn đã có một khoảng thời gian quen thuộc với sự xuất hiện của khí cụ chỉnh nha trong miệng. Vì vậy, khi đeo hàm duy trì, cũng tương tự như bạn đeo khí cụ chỉnh nha, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu trong việc ăn nhai hàng ngày nữa.

Trường hợp nào phải đeo hàm duy trì cả đời?

Thông thường sau khi tháo niềng, người bệnh chỉ cần đeo hàm duy trì thêm một thời gian rồi tháo ra. Tuy nhiên đối với một số trường hợp “đặc biệt” có thể phải đeo hàm duy trì cả đời. Vậy liệu bạn có nằm trong trường hợp trên hay không còn tùy thuộc vào kết quả sau khi thăm khám và chụp chiếu kỹ lưỡng. Nếu răng của bạn quá yếu, không thể ổn định tại vị trí mới sau khi chỉnh nha thì bác sĩ sẽ phải chỉ định bạn luôn đeo hàm duy trì để bảo vệ cấu trúc khuôn hàm.

Trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp răng bị xô lệch sau khi tháo hàm duy trì do bác sĩ chẩn đoán tình trạng răng miệng của người bệnh không chính xác. Vì vậy, hãy lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín để đảm bảo không xảy ra những rủi ro trong quá trình chỉnh nha bạn nhé!

Chi phí hàm duy trì sau niềng răng là bao nhiêu?

Hàm duy trì sau niềng răng thường có chi phí phụ thuộc vào loại hàm mà bệnh nhân lựa chọn. Dưới đây là bảng giá một số hàm duy trì sau niềng răng tại Nha khoa Parkway:

Tên dịch vụ Đơn vị Giá niêm yết – KV1 (BD, HCM, Thủ Đức) Giá niêm yết – KV2 (HN) Giá niêm yết – KV3 (BN)
Dịch vụ làm hàm duy trì bằng máng trong suốt (Essix) Hàm 1,000,000 ₫ 1,000,000 ₫ 1,000,000 ₫
Dịch vụ làm hàm duy trì Hawley Hàm 1,500,000 ₫ 1,500,000 ₫ 1,500,000 ₫

Dịch vụ niềng răng tại nha khoa Parkway

Niềng răng là một giải pháp hiệu quả để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng miệng. Trong đó, bạn cũng nên lựa chọn được một địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín, chất lượng để đảm bảo đạt kết quả như mong đợi.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, Parkway cũng là hệ thống nha khoa chuyên niềng răng trong suốt Invisalign Top 1 Việt Nam, đạt thứ hạng Invisalign Blue Diamond.

Sử dụng các dịch vụ niềng răng tại Parkway, khách hàng có thể an tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
  • Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng
Hàm duy trì sau niềng răng - 5

Trên đây là giải đáp của chuyên gia nha khoa về hàm duy trì sau niềng răng và một số thắc mắc liên quan. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong thời gian tới.

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín Quận 7

Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín Quận 7 TPHCM

Việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín có vai trò quan trọng giúp quá trình chỉnh nha đạt kết quả như mong đợi. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn một nha khoa niềng răng chất lượng và điểm qua các địa chỉ […]

Xem chi tiết
Nhiệt miệng nổi hạch

Nhiệt miệng nổi hạch: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Nhiệt miệng dẫn đến nổi hạch là tình trạng phổ biến, nhưng vẫn khiến nhiều người gặp lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng nổi hạch. Tham khảo ngay nhé. Nhiệt miệng nổi hạch là gì? Nhiệt miệng nổi hạch là tình […]

Xem chi tiết
tụt lợi và cách khắc phục

Tụt lợi có tự khỏi không? 4 Cách khắc phục hiệu quả

Tụt lợi là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của răng và nướu nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và đặc biệt là cách khắc phục. Nhiều […]

Xem chi tiết
Hình ảnh quad helix

Khám phá cấu tạo và ứng dụng của Quad Helix trong lĩnh vực chỉnh nha

Việc lựa chọn khí cụ chỉnh nha phù hợp đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha. Trong đó, Quad Helix là một khí cụ chỉnh nha được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để xử lý các vấn đề về răng miệng như hẹp hàm, lệch khớp […]

Xem chi tiết