Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Tự nhiên bị gãy răng có sao không? Làm gì khi bị gãy răng?

Gãy răng là tình trạng phổ biến thường hay xảy ra với nhiều người. Bị gãy răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Răng có thể bị tác động sau đó bị gãy hoặc tự nhiên bị gãy răng. Vậy tự nhiên bị gãy răng có làm sao không và cần làm gì khi bị gãy răng? Cùng nha khoa uy tín Parkway xem qua bài viết dưới đây để được giải đáp nhé

Tự nhiên bị gãy răng có sao không?

Răng là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể đảm nhận chính trong chức năng nhai thức ăn và gián tiếp ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Chính vì vậy, hầu hết mọi người thường rất lo lắng khi răng bị gãy ngang. Và có một sự thật là tình trạng bị gãy răng ngang như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Bị gãy răng làm ảnh hưởng xấu đến quá trình ăn uống

Khi vô tình bị gãy răng ngang, bạn không chỉ cảm thấy đau đớn và khó chịu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhai và tiêu hóa thức ăn. Nếu răng bị gãy là răng cửa thì bạn sẽ không thể trực tiếp cắn xé thức ăn. 

Nếu răng bị gãy thuộc răng cấm thì tình trạng của bạn lại càng nghiêm trọng hơn. Bởi vì bạn sẽ gặp phải khó khăn trong việc nhai, nghiền kỹ thức ăn trước khi nuốt. Điều này lâu ngày không được khắc phục có thể dẫn đến các bệnh lý về dạ dày, ruột và hệ miễn dịch.

Gãy răng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân

Như đã nói bên trên, gãy răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhai thức ăn của bạn. Bạn sẽ khó có thể nhai kỹ thức ăn thành từng mảnh vụn thật nhỏ trước khi nuốt. Việc này sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá gây ra các bệnh trào ngược dạ dày và đường ruột.

Bên cạnh đó gãy răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của bạn. Khi răng gãy, tủy răng có thể bị kích thích hoặc viêm tủy răng, gây ra cơn đau dữ dội và kéo dài từ đó ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, căng thẳng…

Gãy răng làm dễ mắc các bệnh về răng miệng

Một trong những ảnh hưởng mà bạn có thể vô tình lãng quên đó chính là những bệnh lý về răng miệng sẽ dễ dàng phát sinh trong lúc bạn bị gãy răng hoặc đang ăn bị gãy răng. Khi răng gãy ngang, bề mặt răng sẽ bị tổn thương và tạo ra những hốc, rãnh cho vi khuẩn cư trú và phát triển. Không những thế, răng bị gãy cũng khó vệ sinh sạch sẽ, dễ dính thức ăn và mảng bám. Điều này chính là cơ hội tốt để các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy bắt đầu hình thành.

Răng gãy làm cho mất thẩm mỹ

Răng không chỉ là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể mà còn là một yếu tố quan trọng trong nụ cười và nhan sắc của mỗi người. Nếu bạn vô tình bị gãy răng ngang, đặc biệt là ở vị trí dễ nhìn thấy, bạn sẽ cảm thấy như mình đã vô tình làm mất đi vẻ đẹp và tự tin. Điều này phần nào cũng khiến bạn cảm thấy ngại cười hở miệng hay giao tiếp với người khác, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Bị gãy răng không giống với việc mất răng

Trên thực tế, mọi người thường có sự nhầm lẫn giữa gãy răng và mất răng. Và sự thật là bị gãy răng hoàn toàn không giống với việc mất răng. Khi bị gãy răng, một phần thân răng hoặc chân răng vẫn còn trong ổ răng và có thể được phục hồi bằng các phương pháp nha khoa như bọc răng sứ, điều trị tủy hay cố định răng bằng dây cung chỉnh nha . 

Tuy nhiên, khi bị mất răng, toàn bộ thân răng và chân răng đã bị loại bỏ khỏi ổ răng và không thể tái tạo lại được. Việc mất răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, viêm nha chu, chấn thương. Và trong trường hợp này chỉ có duy nhất phương pháp cấy ghép implant mới có thể lấp đầy khoảng trống của răng bị mất.

Tự nhiên bị gãy răng có sao không?Tự nhiên bị gãy răng có sao không?

Những nguyên nhân dẫn đến việc gãy răng

Để có thể biết được chính xác răng bị gãy ngang phải làm sao hay cần làm gì khi bị gãy răng, bạn cần tìm hiểu trước những nguyên nhân dẫn đến việc răng gãy ngang. Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gãy răng là tác động từ lực bên ngoài và thói quen hằng ngày. 

Răng chúng ta rất dễ vỡ nếu như bị tác động bởi một lực quá mạnh ngoài sức chịu đựng của răng. Chính vì vậy nếu như bạn không may gặp tai nạn như bị té, va đập mạnh phần cằm và mồm sẽ tác động mạnh tới răng và khiến răng bị gãy.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống hằng ngày cũng là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ bị gãy răng ngang. Có một vài trường hợp đang ăn bị gãy răng chính là do thức ăn bạn nhai quá cứng và bạn không chịu dừng lại mà cố dùng sức để cắn và nhai. Bên cạnh đó một vài tác nhân nhỏ trong lúc ăn uống có thể khiến răng yếu đi đó chính là nhai nước đá, dùng răng để khui bia. Ngoài ra, việc chăm sóc răng miệng không tốt cũng khiến răng trở nên yếu đi và dễ gãy.

Những nguyên nhân dẫn đến việc gãy răngNguyên nhân gãy răng

Những trường hợp thường gặp khi bị gãy răng

Răng gãy ngang

Răng bị gãy theo chiều ngang là tình trạng răng bị mất một phần theo chiều ngang do va chạm, tai nạn, bệnh lý răng miệng hoặc ăn nhai quá sức. Răng bị gãy theo chiều ngang được chia thành các loại sau:

  • Răng bị gãy chỉ ảnh hưởng đến men răng: Đây là loại gãy răng nhẹ nhất, không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến tủy răng. Người bệnh chỉ cảm thấy răng có cạnh sắc hoặc gồ ghề.
  • Răng bị gãy lộ ngà: Đây là loại gãy răng nặng hơn, khiến cho phần ngà răng (lớp vật liệu giữa men răng và tủy răng) bị lộ ra ngoài. Người bệnh sẽ cảm thấy nhạy cảm với nhiệt độ, chất kích thích hoặc áp lực. 
  • Răng bị gãy lộ tủy: Đây là loại gãy răng nghiêm trọng nhất, khiến cho phần tủy răng (lớp vật liệu chứa các mạch máu và dây thần kinh) bị hở ra ngoài. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, có thể xuất hiện máu từ răng. 

Những trường hợp thường gặp khi bị gãy răngRăng gãy ngang

Răng gãy dọc

Răng bị gãy theo chiều dọc là một tình trạng răng bị vỡ hoặc chia làm hai phần theo chiều dài của răng. Nếu răng bị gãy một phần hoặc một nửa theo chiều dọc, tổn thương cả thân răng và chân răng đến mức không thể bảo tồn được, thì phải nhổ răng và tiến hành trồng răng giả mới . Nếu răng bị gãy theo chiều dọc nhưng chân răng vẫn có thể bảo tồn, có thể tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc trám răng để tạo hình lại và giúp bảo vệ răng thật tránh những vi khuẩn có hại gây bệnh lý cho chiếc răng này.

Những trường hợp thường gặp khi bị gãy răngRăng gãy dọc

Gãy chân răng

Đối với tình trạng gãy chân răng, bạn chỉ có thể giữ lại chân răng để điều trị trong trường hợp chân răng và xương ổ răng không bị tổn thương quá nhiều. Ngược lại, các Bác sĩ sẽ khuyên bạn nhổ bỏ toàn bộ răng để bảo tồn xương ổ răng nếu như chân răng của bạn bị tổn thương nghiêm trọng.

Bạn cũng cần hết sức lưu ý trường hợp thân răng không có bất kỳ dấu hiệu nứt gãy nào nhưng chân răng lại bị gãy khiến răng bị lún sâu xuống phần xương ổ răng. Chính vì vậy, khi bạn cảm thấy mình có nguy cơ bị gãy chân răng, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra chi tiết từ ngoài vào trong bằng cách chụp X-quang để kịp thời đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Những trường hợp thường gặp khi bị gãy răngGãy chân răng

Cách điều trị cho các trường hợp gãy răng

Tùy theo từng trường hợp gãy và hình ảnh gãy răng răng mà Bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp. Nếu không biết nên làm gì khi bị gãy răng, bạn có thể tham khảo giải pháp điều trị dựa trên những trường hợp sau:

Răng gãy ngang phải làm sao?

Tùy vào mức độ của răng gãy ngang và vị trí gãy răng, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu răng bị gãy ngang chỉ ảnh hưởng đến men răng, bạn có thể chỉ cần làm nhẵn các cạnh gãy và cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu răng bị gãy ngang lộ tủy hoặc lộ ngà, phương pháp điều trị thích hợp nhất chính là bọc răng sứ.

Với phương pháp này, bạn sẽ cần làm sạch buồng tuỷ để tránh tình trạng nhiễm trùng trước khi bọc sứ. Bên cạnh đó, nếu phần cùi răng thật còn lại quá ít, quá trình phục hình răng sẽ phức tạp hơn vì lúc này bạn cần phải cắm thêm cùi răng giả. Công dụng của cùi giả này chính là để tạo chân cho mão sứ, giúp răng được bền vững hơn.

Răng gãy dọc ngang phải làm sao?

Đối với trường hợp tự nhiên bị gãy răng ngang theo chiều dọc, bạn cần bình tĩnh đến nha khoa để các bác sĩ xem xét tình trạng răng và mức độ tổn thương của chân răng. Trong trường hợp không may, răng gãy ngang một nửa theo chiều dọc gây tổn thương cả chân răng và thân răng, thì bạn sẽ phải nhổ bỏ đi răng cũ và trồng lại răng giả mới bằng những phương pháp trồng răng giả hiện có.

Tuy nhiên, nếu hình ảnh gãy răng theo chiều dọc của bạn được bác sĩ chẩn đoán là không gây tổn thương đến chân răng thì lúc này chân răng có thể được bảo tồn lại. Với trường hợp này, bạn không cần nhổ bỏ hết cả răng mà chỉ cần áp dụng kỹ thuật nha khoa bọc răng sứ thẩm mỹ.

Gãy chân răng ngang phải làm sao?

Như đã nói bên trên về tình trạng gãy chân răng, nếu muốn biết chi tiết phương pháp điều trị, bạn cần đến nha khoa để được chụp X-quang và kiểm tra chi tiết tình trạng tổn thương của tuỷ và chân răng. Với những trường hợp chân răng và tuỷ tổn thương quá nặng, bạn cần tiến hành phục hồi lại đầy đủ chân răng và thân răng bằng kỹ thuật nha khoa trồng răng giả cấy ghép Implant

Nên làm gì khi bị gãy răng?

Gãy răng có gắn lại được không, gãy răng có sao không, răng bị gãy ngang phải làm sao hay làm gì khi bị gãy răng là những câu hỏi mà hầu hết những ai đang ăn bị gãy ăn hay tự nhiên bị gãy răng ngang đều muốn biết. Với kỹ thuật nha khoa ngày càng tiên tiến và hiện đại, việc phục hình lại răng bị gãy không còn quá khó khăn. Nếu không may gặp phải tình trạng gãy răng ngang, bạn có thể tham khảo qua những kỹ thuật nha khoa cải thiện dưới đây:

Bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng gãy

Bọc răng sứ thẩm mỹ là một phương pháp nha khoa hiện đại, giúp khắc phục những khiếm khuyết về răng miệng, đặc biệt là răng gãy. Bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng gãy là cách bảo vệ phần răng còn lại bằng một lớp sứ bên ngoài, giúp tái tạo lại hình dạng và chức năng của răng.

Để bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng gãy, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng gãy, xem xét khả năng bọc sứ và lựa chọn loại sứ phù hợp với từng trường hợp.
  • Xử lý răng gãy bằng cách mài nhẹ phần răng gãy để tạo không gian cho lớp sứ bọc lên. Nếu răng gãy đã chết tủy hoặc có nguy cơ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ lấy tủy và điều trị kênh răng trước khi bọc sứ.
  • Lấy dấu bằng dùng khuôn để lấy dấu ấn của hàm răng, sau đó gửi cho phòng lab để làm răng sứ theo yêu cầu.
  • Sau khi có được răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra lại kích thước, màu sắc và độ khít của răng sứ với răng thật. Nếu không có vấn đề gì, bác sĩ sẽ dán răng sứ lên phần răng đã mài nhỏ bằng keo đặc biệt.

Nên làm gì khi bị gãy răng?Tự nhiên bị gãy răng phải làm sao?

Trồng răng implant cho răng bị gãy

Trồng răng implant là kỹ thuật nha khoa phục hình răng dành cho những tình trạng mất răng, gãy răng, gãy chân răng nặng, chân răng và tủy tổn thương nghiêm trọng. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách ghép một chiếc răng nhân tạo vào xương hàm bằng cách sử dụng một ốc titan làm nền tảng. Quá trình này gồm có ba bước chính:

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương hàm, sức khỏe tổng quát và mong muốn của bạn để đưa ra phương án trồng răng implant phù hợp nhất.
  • Tiến hành cấy ghép ốc titan vào xương hàm bằng cách tiến hành phẫu thuật dưới tê cục bộ để đặt ốc vít titan vào vị trí cần trồng răng. Sau đó, bạn sẽ được để lại một thời gian để cho ốc vít titan liên kết với xương hàm và tạo ra một nền tảng vững chắc cho răng nhân tạo.
  • Tiến hành lắp đặt răng nhân tạo lên ốc titan. Sau khi ốc vít titan đã liên kết tốt với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng sứ đã được chuẩn bị sẵn lên. Răng nhân tạo này sẽ được thiết kế theo kích thước, hình dạng và màu sắc của răng thật của bạn để có được kết quả thẩm mỹ cao nhất.

Nên làm gì khi bị gãy răng?Tự nhiên bị gãy răng phải làm sao?

Trám răng cho răng bị gãy

Trám răng cho răng gãy ngang là một giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để khôi phục lại hình dạng và chức năng ban đầu của răng. Trong trường hợp răng bị gãy nhẹ, không ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng như Composite để đắp lên phần răng bị mất. Vật liệu trám răng có màu sắc giống với màu răng thật có tình thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó trám răng cũng giúp bảo vệ răng thật khỏi vi khuẩn gây sâu răng và các tác động từ bên ngoài.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đó là trám răng cho răng bị gãy chỉ áp dụng được cho những trường hợp răng bị gãy không quá một phần ba thân răng. Nếu răng bị gãy sâu, lộ ngà hoặc lộ tủy, trám răng sẽ không thể giải quyết được tình trạng này.

Nên làm gì khi bị gãy răng?Tự nhiên bị gãy răng phải làm sao?

Những câu hỏi thường gặp khi bị gãy răng

Bị gãy răng có gắn lại được không?

Bị gãy răng có gắn lại được không là một trong những mối quan tâm của nhiều người khi tự nhiên bị gãy răng hay gãy răng vì lý do nào đó. Thực tế, nếu răng gãy ngang mà chân răng vẫn còn nằm trong hốc răng thì chúng ta không thể thực hiện việc gắn lại phần răng bị gãy này. Vì phần thân răng không thể dính với chân răng gãy một cách tự nhiên được. Trong trường hợp này, bạn buộc phải lựa chọn những kỹ thuật nha khoa đã nói trên để giải quyết tình trạng răng gãy ngang của mình.

Ngược lại, nếu răng gãy ngang hoàn toàn và mang theo phần chân răng ra ngoài thì có khả năng gắn lại được nếu được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời. Cách sơ cứu là cầm phần đầu răng (phần mịn và trắng), không cầm ở phần chân răng (phần nhọn màu vàng). Nhẹ nhàng rửa bằng sữa tươi không đường hoặc nước muối sinh lý trong một vài giây. Nếu răng bị bẩn, bạn có thể ngâm răng vào sữa tươi không đường và nước muối sinh lý, răng sẽ sống được từ 6 tiếng đến 12 tiếng.

Lưu ý tuyệt đối không chà xát hoặc rửa bằng chất tẩy rửa hay nước máy thông thường vì sẽ làm tan rã dây chằng nha chu. Sau khi thực hiện những bước sơ cứu và bảo quản răng, bạn cần đến gặp bác sĩ và mang theo răng gãy. Các bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo răng vào vị trí cũ rồi nẹp ổn định răng, giúp xương và mô phục hồi.

Bị gãy răng có mọc lại không?

Theo các bác sĩ nha khoa, răng vĩnh viễn một khi đã gãy sẽ không thể mọc lại được. Điều này là do đoạn mã gen DNA quyết định quá trình mọc và thay răng của con người chỉ tồn tại đến khi bạn đạt 10, 11 tuổi. Sau đó, nếu răng bị gãy, bạn cần phải sử dụng các kỹ thuật phục hình răng như trám răng, bọc răng sứ hay cấy ghép răng Implant để khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng.

Những câu hỏi thường gặp khi bị gãy răngTự nhiên bị gãy răng phải làm sao?

Những biện pháp phòng ngừa tình trạng gãy răng mà bạn cần biết

Nếu như vẫn còn lo sợ về những vấn đề như gãy răng có sao không, răng bị gãy ngang phải làm sao thì tốt nhất bạn nên tuân thủ những biện pháp phòng ngừa tình trạng gãy răng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần tuân thủ để phòng ngừa tình trạng tự nhiên bị gãy răng ngang:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng bằng dung dịch khử trùng. Bạn cũng nên thăm nha sĩ định kỳ để kiểm tra và điều trị các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu hay mảng bám.
  • Ăn uống hợp lý: Hạn chế ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá chua, vì chúng có thể gây tổn thương cho men răng và làm răng dễ gãy. Nên ăn đủ các loại thực phẩm giàu canxi, photpho và vitamin D để tăng cường sức khỏe cho xương và răng.
  • Tránh các thói quen xấu: những thói quen xấu có hại cho răng miệng như nghiền răng, cắn móng tay, dùng răng để mở chai lọ hay nhai bút. Bạn cũng nên tránh hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu bia, vì chúng có thể làm giảm lưu lượng máu đến răng và làm yếu men răng.
  • Sử dụng bảo vệ răng: khi chơi các môn thể thao có nguy cơ va chạm cao như bóng đá, bóng chày hay quyền anh. Bảo vệ răng có thể giúp giảm thiểu tác động lên răng và ngăn ngừa gãy răng.

Những biện pháp phòng ngừa tình trạng gãy răng mà bạn cần biếtBiện pháp phòng ngừa gãy răng

Như vậy bài viết trên của Parkway đã cung cấp toàn bộ thông tin về tình trạng tự nhiên bị gãy răng cùng những phương pháp nha khoa cho câu hỏi răng bị gãy ngang phải làm sao. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn sẽ biết được nên làm gì khi bị gãy răng và lựa chọn được phương pháp khắc phục tình trạng răng gãy ngang hợp lý, hiệu quả nhất.

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết