Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Đau răng khôn uống thuốc gì để giảm nhức nhanh chóng khi mọc?

Khi đau răng khôn, có rất nhiều cách để giảm đau trong đó uống thuốc là cách thức đơn giản, nhanh gọn và dễ thực hiện nhất. Vậy đau răng khôn uống thuốc gì để đảm bảo an toàn, giảm đau nhức nhanh chóng? Hãy cùng với nha khoa Parkway tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu mọc răng khôn là gì?

Mọc răng khôn là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở những người ở độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25 tuổi. Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm khi toàn bộ khuôn răng đã phát triển hoàn thiện. Răng khôn có thể mọc theo nhiều phương hướng khác nhau như mọc thẳng, mọc ngang, mọc ngầm, ngược về phía xương hàm,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe răng miệng.

Răng khôn là chiếc răng cuối cùng mọc lên sau khi khuôn răng phát triển hoàn thiện, chính vì vậy nó không đóng bất cứ vai trò gì trong toàn bộ cung hàm, thậm chí còn gây ra những biểu hiện đau đớn cho bệnh nhân.

Quá trình mọc răng khôn không diễn ra một cách liên tục mà theo từng giai đoạn. Trung bình thời gian răng khôn trồi lên hết sẽ rơi vào khoảng từ 3 – 5 tháng. Mỗi người sẽ có cơ địa, tình trạng sức khỏe răng miệng khác nhau nên thời gian này cũng sẽ khác nhau, đồng thời kéo theo một số dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Vùng nướu bị sưng
Sưng nướu

Sưng nướu

Một người trưởng thành đã phát triển hoàn thiện bộ phận răng nướu, xương hàm trở nên cứng hơn, chính vì vậy khi răng khôn trồi lên sẽ trở nên thừa thãi, khiến phần nướu lợi bị căng ra trở nên đau nhức và sưng tấy. Tình trạng này sẽ kéo dài tới lúc răng khôn mọc trồi lên hết, một số trường hợp răng khôn mọc quá lệch khiến cho tình trạng này diễn biến lâu hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm.

⏩⏩ Tìm hiểu thêm: Cách Trị Sưng Nướu Răng Khôn

  • Sốt cao, nhức đầu

Một số bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, nhức đầu khi mọc răng khôn. Nguyên nhân là bởi khi răng khôn bắt đầu mọc có ảnh hưởng tới dây thần kinh tập trung xung quanh vùng nướu, cộng với cảm giác đau nhức kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể trở nên khó chịu hơn, từ đó gây ra hiện tượng sốt, nhức đầu.

Sốt cao và nhức đầu

Sốt cao và nhức đầu

Tuy nhiên đây là một triệu chứng hoàn toàn bình thường khi mọc răng khôn, và sẽ biến mất sau vài ngày nên bệnh nhân không nên quá lo lắng.

  • Cứng hàm

Khi mọc răng khôn, hàm sẽ có xu hướng bị cứng lại do hiện tượng sưng lợi, đau nhức kéo dài, khiến hàm khó cử động hơn. Đôi khi tình trạng này có thể kéo theo dấu hiệu sưng má, gây khó khăn trong việc ăn uống.

  • Hơi thở có mùi hôi

Hơi thở có mùi hôi khó chịuHơi thở có mùi hôi khó chịu

Mọc răng khôn vô tình tạo ra kẽ hở giữa răng số 7 và răng số 8. Điều này khiến các mảng bám thức ăn có thể dễ dàng giắt lại, nếu không được vệ sinh một cách kỹ càng, những mảng bám này sẽ phát triển thành vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tình trạng răng miệng. Điều này cũng dẫn đến việc hơi thở có mùi hôi khó chịu.

  • Xuất hiện cảm giác chán ăn

Đau răng khôn khiến cho cơ hàm khó cử động, đau nhức, cơ thể mệt mỏi, chính vì vậy bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng. Mỗi khi thức ăn chạm đến phần lợi bị sưng sẽ rất đau nên khó có thể tiếp tục ăn uống bình thường.

Mọc răng khôn đau mấy ngày?

Cơ địa mỗi người khác nhau nên thời gian một chiếc răng khôn mọc hoàn chỉnh cũng không giống nhau. Quá trình mọc răng khôn có thể chia thành nhiều đợt, mỗi đợt là một cơn đau khác nhau, kéo dài từ vài tháng hoặc lâu hơn. Đã có người mất vài năm để mọc xong một chiếc răng khôn, mỗi cơn đau có thể kéo dài vài ngày đến một tuần.Tình trạng mọc răng không đau bao lâuTình trạng mọc răng không đau bao lâu

Nguyên nhân khiến răng khôn bị đau cơ bản nhất là do răng khôn mọc sau cùng, chen chúc vào khoảng nướu của các răng đã mọc trước nên mới gây ra đau nhức. Ngoài ra, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, húc vào răng số 7 cũng sẽ gây đau, sưng lợi và viêm nhiễm.

Không phải cứ đau răng khôn là có thể nhổ ngay, còn tùy vào thời điểm và thể trạng của người bị đau mới có hướng điều trị hợp lý. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm đau răng khôn tại nhà bằng cách uống thuốc hoặc nhiều cách khác.

Mọc răng khôn uống thuốc gì để giảm đau nhanh?

Tình trạng đau răng khôn có thể được xử lý bằng rất nhiều phương pháp. Bệnh nhân có thể tìm đến các đơn vị nha khoa hoặc chữa trị bằng những phương pháp truyền thống tại nhà.

Một trong những cách để giảm đau răng khôn nhanh và đơn giản nhất chính là sử dụng thuốc trị đau răng khôn. Vì vậy có khá nhiều người tò mò về vấn đề mọc răng khôn nên uống thuốc gì? Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau như thế nào? 

Mọc răng khôn uống thuốc gì?Mọc răng khôn uống thuốc gì?

Tùy vào từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ sử dụng một loại thuốc mọc răng khôn phù hợp. Đối với những bệnh nhân có biểu hiện dưới đây sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau:

Răng đau nhẹ, hơi sưng

Đối với tình trạng răng đau nhẹ, hơi sưng, loại thuốc được sử dụng nhiều nhất đó chính là kháng sinh Spiramycin. Liều lượng sử dụng thuốc này là 6 viên/ngày, chia ra 3 lần mỗi bữa. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh cũng được sử dụng để điều trị tình trạng đau răng nhẹ đó là  amoxicyclin, tetracylin, spiramycin, doxycyclin…

Tình trạng đau răng nhẹ hơi sưng

Tình trạng đau răng nhẹ hơi sưng

Trong trường hợp răng đau nặng hơn kèm hiện tượng sưng to, loại thuốc được khuyến khích sử dụng trong tình trạng này đó là Ibuprofen, paracetamol, aspirin,… hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng một cách hiệu quả. 

Đau răng, kèm sốt

Đau răng kèm triệu chứng sốt nên sử dụng kèm các loại thuốc giảm sốt. Cách phù hợp nhất đó là sử dụng thuốc Spiramycin cùng với thuốc giảm đau nhức Paracetamol. Liều lượng uống cũng giống với cách dùng Spiramycin trong tình trạng răng đau nhẹ, hơi sưng. 

Bệnh nhân sử dụng thuốc này trong vòng 2 tuần sẽ có cảm nhận giảm đau rõ rệt, hơn thế nữa không còn triệu chứng sốt đi kèm. 

Đau nhức răng nhiều ngày không khỏi, sốt cao, nổi hạch

Dấu hiệu sốt cao dẫn đến nổi hạch là tình trạng nặng nhất khi đau răng khôn. Tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đều gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cần lưu ý các loại thuốc kháng sinh giảm đau trong trường hợp này chỉ là những liệu pháp tạm thời, không có tác dụng triệt để trong quá trình điều trị đau răng khôn.

Những biến chứng như sốt cao nổi hạch rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành nhổ răng, nhằm điều trị dứt điểm tình trạng này. Nếu để diễn biến bệnh nặng hơn có thể gây ra tình trạng viêm tủy răng, trong một số trường hợp có thể làm mất răng vĩnh viễn, ảnh hưởng tới các răng còn lại.

Các loại thuốc giảm đau nhức răng khôn khi mọc

Quá trình mọc răng khôn luôn dẫn tới những triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Biện pháp duy nhất để chữa trị tình trạng này chính là tìm tới các địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn chi tiết. Tuy nhiên trong trường hợp bạn chưa có điều kiện, thời gian để thăm khám ở nha sĩ, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các loại thuốc giảm đau răng khôn. Vậy khi mọc lên răng khôn nên uống thuốc gì? 

Như ở các phần trước, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm viêm, giảm đau trong khi điều trị răng khôn là tốt nhất. Trong trường hợp đau nhức bình thường không đi kèm sốt cao, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh Spiramycin với liều lượng 6 viên/ngày, chia thành 3 lần trong ngày. Ngoài ra khi đau răng kèm theo triệu chứng sốt, bạn nên sử dụng loại kháng sinh này kết hợp cùng thuốc giảm đau Paracetamol để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nhổ bỏ để khỏi phân vân đau răng khôn uống thuốc gì?

Thuốc trị đau răng khôn dù có tốt như thế nào cũng chỉ có tác dụng tạm thời. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong trường hợp này chính là nhổ bỏ răng khôn. Đối với từng bệnh nhân có cơ địa, tình trạng sức khỏe răng miệng khác nhau sẽ có phương pháp điều trị riêng, cụ thể hơn trong các trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp răng khôn mọc thẳng

Răng khôn mọc thẳng được coi là trường hợp lành tính, đơn giản nhất trong tất cả các ca điều trị răng khôn. Răng khôn mọc thẳng thông thường sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều tới tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, răng khôn mọc thẳng vẫn cần phải nhổ bỏ vì có kích thước quá to, tạo ra các kẽ hở trong răng, khiến thức ăn dễ giắt lại vào răng, khó vệ sinh dẫn đến hình thành tụ vi khuẩn trong khoang miệng.

Thêm vào đó, đối với những mẹ bầu mọc răng khôn cũng sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, không được dùng thuốc và cũng khá khó khăn trong vấn đề nhổ răng. Khi mang thai cơ thể cần một lượng canxi phù hợp để nuôi dưỡng sự phát triển của thai nhi, việc nhổ bỏ răng khôn có thể làm cơ thể thiếu hụt canxi, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Đối với những mẹ bầu mọc răng khôn, cách tốt nhất để điều trị tạm thời triệu chứng đau răng khôn chính là sử dụng các biện pháp từ thiên nhiên như tỏi, gừng, súc miệng bằng nước muối loãng,… cho tới khi hết đau răng. Và mọi kỹ thuật nhổ răng nên diễn ra sau khoảng thời gian mang thai.

  • Trường hợp răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch cũng được chia thành nhiều dạng khác nhau. Những trường hợp mọc quá lệch, chèn lên các răng khác là những trường hợp nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt bởi nó có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như sâu răng, viêm lợi, thậm chí là rụng răng vĩnh viễn,… Bệnh nhân có thể sốt cao kèm theo triệu chứng nổi hạch kèm theo.

>> Xem thêm: Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?

Đau răng khôn nên ăn gì?

Để giảm đau răng khôn hiệu quả hơn thì đau răng khôn uống thuốc gì kết hợp với chế độ ăn uống là rất cần thiết.

  • Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo, súp
  • Nên uống thêm sữa, nước ép trái cây để bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng
  • Không nên ăn các món cay, chua, nóng.., hoặc các thức ăn có thể gây phù nề như xôi, thịt gà
  • Tránh các thức ăn khó tiêu, khó nhai, thực phẩm quá dẻo và ngọt
  • Không nên uống các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga

Nhìn chung, khi răng bị sưng tấy, cần chú ý đến phương pháp chế biến thực phẩm sao cho dễ nuốt. Bạn không cần kiêng khem quá nhiều mà hãy chế biến các thực phẩm thành các dạng dễ tiêu để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Nha khoa Parkway – Địa chỉ giảm đau răng khôn không dùng thuốc

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ nha khoa uy tín cung cấp dịch vụ nhổ răng khôn. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin phép được đề cử Nha khoa Parkway – một đơn vị nha khoa đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện cho mọi người.

nha khoa parkway

Hệ thống Nha khoa Parkway được áp dụng công nghệ Singapore với các thiết bị, dụng cụ, máy móc nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài, phòng khám rộng rãi, hiện đại, đảm bảo điều kiện vô trùng. Ngoài ra, Nha khoa Parkway còn sở hữu đội ngũ bác sĩ ưu tú, rành nghề, giàu kinh nghiệm đảm bảo đem lại những giây phút trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 

Lấy tiêu chí chăm sóc sức khỏe răng miệng của mỗi khách hàng ngay từ khi còn nhỏ làm mục tiêu phấn đấu, Nha khoa Parkway luôn nỗ lực cải thiện chất lượng đơn vị mình để đưa thương hiệu vươn xa hơn ngoài thị trường. Đến với Nha khoa Parkway, cái mà khách hàng được tận hưởng không chỉ là dịch vụ nha khoa thông thường mà còn là những giây phút thư giãn, vui vẻ nhất.

Bên cạnh dịch vụ nhổ răng khôn, Nha khoa Parkway còn cung cấp rất nhiều dịch vụ khác như niềng răng, bọc răng sứ, nha khoa trẻ em,… với mức giá ưu đãi đảm bảo đáp ứng tối ưu nhu cầu của mọi người.

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc đau răng khôn uống thuốc gì đồng thời cung cấp địa chỉ nha khoa uy tín trong lĩnh vực này. Nếu gặp phải bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ với Nha khoa Parkway ngay hôm nay theo số điện thoại 024 9999 8059 để được hỗ trợ tư vấn lên lịch khám, điều trị sớm nhất nhé.

Tin tức sự kiện khác

6 cách làm trắng răng bằng chanh tại nhà

6 cách làm trắng răng bằng chanh hiệu quả nhanh ngay tại nhà

Chanh là nguyên liệu dân dã, dễ mua và dễ sử dụng, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, chanh còn có công dụng làm trắng răng và có thể áp dụng đơn giản ngay tại nhà. Qua bài viết sau, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu 6 cách làm […]

Xem chi tiết

Tụt lợi chảy máu chân răng: Nguyên nhânn và cách khắc phục hiệu quả

Tụt lợi chảy máu chân răng có nguy cơ tái phát cao gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và thẩm mỹ của người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị triệt để bệnh lý này? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết
Quy trình bọc răng sứ chuẩn: Làm răng sứ đúng như thế nào?

Quy trình bọc răng sứ chuẩn: Làm răng sứ đúng như thế nào?

Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp cải thiện chức năng ăn nhai cũng như vẻ đẹp của răng. Để đạt được kết quả tốt, cần có một quy trình bọc răng sứ đúng chuẩn và bài bản. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về quy trình bọc răng […]

Xem chi tiết
Niềng răng mắc cài pha lê: Phân loại và quy trình thực hiện

Niềng răng mắc cài pha lê: Phân loại và quy trình thực hiện

Bạn có ý định niềng răng nhưng không thích sự xuất hiện lộ liễu của những chiếc mắc cài và dây cung cồng kềnh. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp niềng răng mắc cài pha lê tại bài viết sau đây nhé.!

Xem chi tiết