Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Đau răng hàm: Nguyên nhân, cách giảm đau nhức răng hàm

Đau răng hàm là bệnh răng miệng gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân đau răng hàm và một số cách giảm đau răng hàm hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Đau nhức răng hàm là gì?

Đau nhức răng hàm là tình trạng sức khỏe răng miệng bị thương tổn. Triệu chứng của căn bệnh răng miệng này là gây ra đau buốt xung quanh hoặc bề mặt răng.

Trên thực tế, đau răng hàm dưới bên trái, nhức răng hàm dưới bên phải,… không phải là những tình trạng hiếm gặp hiện nay. Phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân mà việc đau nhức răng hàm gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số ảnh hưởng của việc đau nhức răng hàm điển hình có thể kể đến như:

  • Đau nhức.
  • Hành sốt.
  • Khó chịu khi dùng thức ăn, nước uống nóng hoặc lạnh.
  • Gây đau khi chạm vào răng hoặc nhai thức ăn.

Đặc biệt, triệu chứng đau nhức răng hàm không phải kéo dài liên tục mà là theo từng cơn. Kích thích cơn đau của răng khi có sự tác động khi nhai hoặc nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp đau nhức mà không cần yếu tố ảnh hưởng nào.  

Đau nhức răng hàm là gì?

Đau nhức răng hàm là tình trạng tổn thương răng miệng phổ biến

Một số nguyên nhân gây đau răng hàm

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng hàm. Được chia thành nhiều trường hợp cụ thể, như nhức răng hàm dưới bên trái, bên phải, hàm trên,… Tuy nhiên, nếu muốn chữa dứt cơn đau nhức bạn cần phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra. 

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau nhức răng hàm phổ biến:

Đau răng hàm trong cùng do mọc răng khôn

Nếu bạn có triệu chứng đau nhức răng hàm trong cùng, khả năng cao là do mọc răng khôn. Theo nha sĩ, răng khôn dù mọc thẳng hay lệch đều gây chèn ép nướu, dẫn đến nướu và vùng xung quanh trở nên sưng tấy. Từ đó gây ra đau nhức răng hàm.

Một số dấu hiệu nhận biết đau nhức răng hàm do mọc răng khôn như: cơn đau kéo dài thường xuyên, liên tục; sưng đỏ vùng nướu cùng vị trí đau nhức; hành sốt.

Một số nguyên nhân gây đau răng hàm

Mọc răng khôn lệch cũng khiến răng hàm bị đau nhức

Đau răng hàm do viêm tủy

Viêm tủy là nguyên nhân phổ biến gây ra đau răng. Khi răng nanh của bạn bị sâu nhưng không điều trị sớm hoặc răng bị vỡ do va đập,… lúc này lộ ra tủy răng khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng xâm nhập và gây ra viêm.

Vì tủy răng là vùng chứa nhiều dây thần kinh nên gây ra đau nhức vô cùng khó chịu. Đau răng do viêm tủy có thể gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết đau nhức răng hàm do viêm tủy: đau nhức khi mới viêm; đau âm ỉ và dữ dội vào ban đêm; ê buốt răng, dễ bị kích ứng với nhiệt độ.

Đau răng hàm do sâu răng

Một trong những nguyên nhân gây ra đau nhức răng hàm do tình trạng sâu răng. Sâu răng làm hỏng lớp men răng, tiến đến ngà răng. Nguyên nhân này xuất phát từ những vi khuẩn mảng bám cao răng, phá hủy men và cấu trúc răng. 

Dấu hiệu nhận biết đau nhức răng hàm do sâu răng: xuất hiện lỗ sâu trên răng; đau nhức kéo dài, đau nhiều vào ban đêm; gây ê buốt,…

Một số nguyên nhân gây đau răng hàm

Bắt đầu xuất hiện khe nứt, lỗ sâu là dấu hiệu của sâu răng

Áp xe răng

Nhiễm trùng (áp xe răng) răng có thể lan rộng từ bên trong răng sang các khu vực xung quanh. Nguyên nhân này gây ra nhiều biến chứng như mất răng, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch và làm suy yếu xương hàm.

Viêm xoang

Có một số trường hợp đau nhức răng hàm trên do tình trạng viêm xoang. Theo đó, các hốc xoang hàm trên nằm ở vị trí khá gần với chân răng hàm. Vì vậy, viêm xoang có thể khiến răng hàm trở nên nhạy cảm, gây ê buốt và đau nhức.

Nghiến răng

Nghiến răng là thói quen của rất nhiều người. Thực hiện thường xuyên hành động này có thể dẫn đến tổn thương cho răng. Thậm chí, những nguy hiểm của nghiến răng còn khiến răng trở nên nhạy cảm bởi thói quen xấu này có thể kích thích các dây thần kinh bên trong tủy răng.

Một số nguyên nhân gây đau răng hàm

Thường xuyên nghiến răng khiến răng trở nên nhạy cảm, gây ra đau nhức răng hàm

Bề mặt chân răng bị lộ

Khi lớp xương và nướu bảo vệ răng hàm mỏng yếu hơn và không che chắn được chân răng, việc đánh răng hoặc thay đổi nhiệt độ khoang miệng có thể gây ra cảm giác nhạy cảm khó chịu trên chân răng.

Quy trình điều trị răng

Một số phương pháp điều trị răng như trám, bọc sứ sẽ khiến răng thật nhạy cảm hơn. Hơn thế, mức độ nhạy cảm càng lớn khi nguyên nhân điều trị răng là do sâu răng. 

Vì vậy, thực hiện điều trị răng tổn thương cũng ít nhiều gây kích thích các dây thần kinh trong răng, dẫn đến tình trạng ê buốt, đau nhức. Tuy nhiên, việc đau nhức răng hàm do nguyên nhân điều trị răng sẽ thuyên giảm đáng kể theo thời gian.

Do các bệnh lý khác

Cuối cùng, các bệnh lý thường gặp đối với răng như hao mòn, sức mẻ lộ ngà răng,… cũng có thể gây ra đau răng. Lý do là vì răng bị tổn thương sẽ dễ bị kích ứng với nhiệt độ, đau nhức khi bị tác động,…

Có rất nhiều lý do gây ra đau nhức răng hàm 

Có rất nhiều lý do gây ra đau nhức răng hàm

Những hậu quả khi đau răng hàm

Đau nhức răng hàm gây ra rất nhiều hậu quả cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Một số hậu quả phải kể đến như: 

Tổn thương các răng bên cạnh và có thể mất răng vĩnh viễn

Răng hàm viêm không điều trị sớm sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công. Từ đó làm tổn thương các răng bên cạnh. Chưa kể, răng bị viêm nghiêm trọng cũng dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Trong trường hợp đau răng do mọc lệch/mọc ngầm, nếu răng lệch không được xử lý cũng sẽ đâm sang các răng bên cạnh gây ra tổn thương răng.

Những hậu quả khi đau răng hàm

Đau răng hàm không xử lý kịp thời có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn

Tiêu xương răng

Vi khuẩn sẽ xâm nhập và ăn mòn cấu trúc răng nếu không chữa răng sâu và viêm kịp thời. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt.

Tiêu xương hàm do răng sâu ngoài ảnh hưởng về sức khỏe cũng khiến cho người bệnh gặp phải một số vấn đề về thẩm mỹ do cấu trúc gương mặt bị thay đổi.

Sức nhai bị giảm

Một điều không thể tránh khỏi khi răng đau nhức chính là khả năng ăn nhai bị hạn chế. Khó khăn khi nhai khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và chán ăn. 

Những hậu quả khi đau răng hàm

Khả năng ăn nhai giảm sút khi đau răng hàm

Nguy hiểm tới sức khỏe

Một số tác hại của việc đau nhức răng hàm cũng dẫn đến tình trạng nguy hiểm tới sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Theo đó, nếu ổ vi khuẩn sâu răng, viêm răng phát triển mạnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác cho cơ thể như: nhiễm trùng máu, đột quỵ,…

Cách chữa đau răng hàm tùy theo từng nguyên nhân

Đau răng hàm là một trong những bệnh lý về răng miệng rất phổ biến. Để tìm ra được cách giảm đau răng hàm phù hợp bạn cũng cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số phương pháp chữa đau nhức răng hàm hiệu quả:

Chữa đau răng hàm do viêm nha chu quanh răng

Để loại bỏ nguyên nhân gây đau răng do viêm nha chu cũng như đảm bảo chăm sóc nha chu toàn diện, phương pháp tốt nhất là lấy cao răng.

Việc thực hiện phương pháp này cần sử dụng công nghệ máy siêu âm Cavitron BP 8.0 hiện đại để đảm bảo sự nhẹ nhàng và tránh gây tổn thương cho nướu.

Cách chữa đau răng hàm tùy theo từng nguyên nhân

Lấy cao răng là cách chữa đau răng hàm do viêm nha chu gây ra

Chữa đau răng hàm do sâu răng

Có rất nhiều cách chữa đau răng hàm do sâu răng gây ra. Tùy thuộc vào tình trạng sâu của răng, người bệnh sẽ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu răng sâu chưa sứt mẻ, chỉ cần điều trị sâu và hàn bít lỗ sâu răng. Ngược lại, nếu răng sâu nặng có dấu hiệu sứt mẻ răng và lan tới tủy, bác sĩ sẽ điều trị tủy răng sau đó hàn trám hoặc bọc răng sứ.

Do tuổi thọ răng sứ có thể sử dụng lâu dài và mang tính thẩm mỹ cao, nên bọc răng sứ là phương pháp thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng để khắc phục răng sâu.

Cách chữa đau răng hàm tùy theo từng nguyên nhân

Bọc răng sứ để chữa đau nhức răng hàm do sâu răng

Cách trị đau chân răng do nhiệt độ

Điều trị đau nhức chân răng do nhiệt độ có thể thao tác dễ dàng ngay tại nhà, không cần đến nha khoa.

Lý do khiến bạn đau nhức chân răng khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh đó là lo mất đi lớp men răng. Men răng có thể xem là hàng rào bảo vệ răng, chống lại các kích thích bên ngoài. 

Để giảm đau chân răng do nhiệt độ, bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh và nên chuyển sang kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay bàn chải đánh răng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Tránh tình trạng bàn chải bị xơ, chai gây kích ứng.

Cách trị đau răng hàm kéo dài

Đau răng hàm kéo dài là triệu chứng của các nguyên nhân như: dị vật mắc vào kẽ răng, áp xe răng, thói quen nghiến răng. Mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị riêng như:

  • Mắc dị vật ở kẽ răng: Dùng chỉ nha khoa làm sạch, súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Áp xe răng: Súc miệng bằng nước ấm kèm với dùng thuốc giảm đau như như acetaminophen (Tylenol) và kháng viêm ibuprofen (Advil, Motrin IB). Tuy nhiên, áp xe răng là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn cần phải được bác sĩ thăm khám và điều trị để tránh các biến chứng về sau.
  • Nghiến răng: Đây là thói quen do tâm lý gây ra. Bạn nên tự làm cho bản thân thư giãn thông qua một số liệu pháp tâm lý. Nếu cần thiết, hãy đến nha sĩ để làm máng bảo vệ răng.
Cách chữa đau răng hàm tùy theo từng nguyên nhân

Hãy đến nha sĩ để thăm khám và điều trị nếu tình trạng đau răng kéo dài

Chữa đau răng hàm bằng bài thuốc Nha Chu Tán

Theo các thống kê, hơn 90% người mắc bệnh về răng miệng đều có xu hướng điều trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Và Nha Chu Tán là một trong những liều thuốc này.

Nha Chu Tán là bài thuốc Đông Y chữa bệnh răng miệng, gồm 2 thành phần chính là nước súc miệng và cao bôi/thuốc bột. Tùy theo từng trường hợp đau răng hàm khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình sử dụng thuốc phù hợp cho từng người.

Cách chữa đau răng hàm tại nhà hiệu quả

Nếu cảm giác đau nhức răng gây khó chịu và bạn muốn giảm đau tức thì, hoàn toàn có thể thực hiện bởi 4 cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả dưới đây:

Súc miệng với nước muối

Sử dụng nước muối để làm sạch răng miệng là phương pháp được sử dụng phổ biến. Không chỉ có tác dụng vệ sinh, súc miệng với nước muối còn giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng. 

Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng nhức răng hàm dưới bên trái, nhức răng hàm dưới bên phải,… do viêm lợi, viêm nướu, bạn hoàn toàn có thể súc miệng với nước muối để giảm đau tức thì.

Cách chữa đau răng hàm tại nhà hiệu quả

Súc miệng với nước muối để vệ sinh răng, giúp giảm đau răng tức thì

Sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương

Tinh dầu cỏ xạ hương là sự lựa chọn phù hợp được các chuyên gia khuyên dùng trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng và viêm miệng. Với hàm lượng thymol giàu có, loại tinh dầu này có khả năng kháng nấm, sát trùng và giúp giảm đau nhức răng hàm dưới bên trái, bên phải hiệu quả.

Với cách giảm đau răng hàm này, bạn hãy nhỏ một giọt tinh dầu xạ hương hoặc sử dụng xạ hương tươi cho vào nước ấm, sau đó trực tiếp súc miệng.

Dùng tỏi

Trong củ tỏi có chất Allicin – thành phần có hoạt tính kháng khuẩn vô cùng mạnh mẽ. Do đó, bạn có thể dùng tỏi như là một cách chữa đau răng hàm.

Bạn cần nghiền nát tỏi tươi, trộn với nước, muối hạt sau đó đắp hỗn hợp lên vùng bị đau. Lưu ý, không nên sử dụng tỏi tươi nghiền trực tiếp. Cần phải pha trộn với nước để tránh gây bỏng niêm mạc miệng do nồng độ cao.

Chườm lạnh

Chườm lạnh lên vùng đau nhức có thể hạn chế lưu lượng máu dồn vào, giúp tê liệt dây thần kinh tức thì. Vì vậy, chườm lạnh cũng là cách giảm đau răng hàm tại nhà hiệu quả.

Cách chữa đau răng hàm tại nhà hiệu quả

Chườm lạnh là phương pháp giảm đau răng hiệu quả tức thì

Khi nào thì nên gặp nha sĩ?

Giữ gìn sức khỏe răng miệng là vô cùng quan trọng. Theo khuyến nghị, bạn cần phải đến gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt khi nhức răng hàm với những trường hợp:

  • Đau răng thường xuyên, kéo dài từ 1 – 2 ngày.
  • Cường độ đau tăng dần.
  • Đau răng kéo theo sốt, đau tai, đau khi mở miệng.
  • Đau răng do nhiễm trùng.
Khi nào thì nên gặp nha sĩ?

Cần đến gặp nha sĩ nếu đau nhức răng hàm kéo dài.

Cách phòng ngừa đau răng hàm

Đau răng không chỉ gây hại răng miệng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, để tránh đau răng hàm bạn cần phải có biện pháp chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng. 

Một số phương pháp để phòng ngừa đau răng hàm hiệu quả:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm, thức uống chứa nhiều đường.
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Đánh răng bằng thuốc có hoạt chất Fluoride ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng. Súc miệng sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn đang ẩn nấp trong khoang miệng.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng.
Cách phòng ngừa đau răng hàm

Giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng ngừa đau răng

Tạm kết

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn tất tần tật các thông tin về đau răng hàm cũng như các cách giảm đau răng hàm hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn lĩnh hội được những kiến thức bổ ích. Nếu đang tìm kiếm một trung tâm nha khoa uy tín để chữa đau răng hàm, Parkway là nơi lý tưởng mà bạn không thể bỏ lỡ.

Hệ thống phòng khám Parkway hiện có mặt ở nhiều tỉnh thành gồm TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh,… hãy nhanh chóng đến các địa chỉ gần nhất để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chăm sóc sức khỏe răng miệng bạn nhé!

Tin tức sự kiện khác

Trồng răng implant mất bao lâu

Trồng răng implant mất bao lâu? Các yếu tố ảnh hưởng

Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]

Xem chi tiết
Trồng răng implant giá bao nhiêu?

Trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết
Bọc răng sứ và những điều cần lưu ý

Bọc răng sứ là gì? Những điều cần lưu ý khi làm răng sứ

Bọc răng sứ hiện nay là phương pháp phổ biến được nhiều người ưa chuộng, giúp khôi phục và cải thiện tình trạng thẩm mỹ trên răng, mang lại nụ cười tự tin và tỏa sáng. Vậy bọc răng sứ là gì? Cần lưu ý những điều gì khi làm răng sứ? Cùng nha khoa […]

Xem chi tiết
Thun liên hàm: công dụng và cách sử dụng

Thun liên hàm là gì? Công dụng và cách sử dụng khi niềng răng

Thun liên hàm hỗ trợ tạo lực kéo cho răng trong thời gian niềng. Dụng cụ này còn công dụng nào khác? Đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

Xem chi tiết