Răng cửa có bao nhiêu chân? Tìm hiểu về cấu trúc răng cửa
Răng cửa là chiếc răng quan trọng nhất trong hàm răng của con người, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong việc nhai, xử lý thức ăn. Vì thế cấu trúc răng cửa thường khá vững chắc để bám trụ khi mọc vĩnh viễn. Do đó, bạn cần phải nắm rõ cấu trúc răng để có thể chăm sóc tốt hơn. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về chiếc răng này trong bài viết dưới đây nhé!
Thời điểm răng cửa mọc
Hàm răng của một người trưởng thành thường sẽ có 32 chiếc răng, bao gồm 18 răng chính và 4 chiếc răng khôn. Răng cửa là một trong những chiếc răng mọc đầu tiên, nằm phía trước cung hàm, khi chúng ta khoảng 6 tháng tuổi. Mỗi hàm sẽ có 4 chiếc răng cửa, gồm 2 răng cửa ở giữa và 2 răng ở bên. Chúng ta sẽ mọc răng cửa vĩnh viễn khi chân răng cửa bám chắc vào trong nướu vào độ tuổi khoảng từ 6 – 8. Thông thường răng cửa vĩnh viễn ở hàm dưới sẽ mọc trước, từ 6 – 7 tuổi. Tiếp theo là răng cửa vĩnh viễn ở hàm trên lúc khoảng 8 tuổi.
Răng cửa mọc vĩnh viễn khi trẻ từ 7 – 8 tuổi
Cấu trúc răng cửa như thế nào?
Cấu trúc của răng cửa cũng khá giống như các chiếc răng khác của hàm. Bao gồm 3 bộ phận chính như men răng, ngà răng và tủy răng có cấu tạo chi tiết như sau:
Men răng: Đây chính là lớp vỏ có màu trắng bao bọc bên ngoài chiếc răng. Đóng nhiệm vụ như chất bảo vệ răng, với thành phần cấu tạo từ muối vô cơ nên rất chắc chắn và cứng. Lớp men bảo vệ răng này được sinh ra nhờ tế bào gọi là nguyên bào men. Khi thân răng mọc hết ra ngoài thì tế bào này cũng chết đi, không thể sản sinh thêm nữa. Chính vì thế nếu men răng bị tổn thương thì sẽ không thể tự tái tạo lại được.
Ngà răng: Ngà răng là lớp nằm ngay bên dưới men răng, màu hơi vàng và hơi xốp, cấu trúc gần giống với xương. Ngà răng đóng vai trò bảo vệ buồng tủy, chứa các tế bào sống, đầu nút của dây thần kinh,… Vì thế đây là bộ phận rất nhạy cảm với những tác động từ môi trường bên ngoài. Nhất là khi lớp men của răng đã bị hư tổn.
Tủy răng: Đây là nơi được ví như trái tim của chiếc răng cửa khi chứa các mạch máu và dây thần kinh. Nằm ở phần trong cùng, các mạch máu sẽ làm nhiệm vụ cung cấp độ ẩm, dẫn chất dinh dưỡng cho răng. Hơn nữa tủy còn có thể hỗ trợ sản sinh ngà răng cho lớp phía trước.
Chức năng của răng cửa
Răng cửa đóng vai trò quan trọng cho thẩm mỹ của hàm răng. Bên cạnh đó còn có các chức năng như nhai và phát âm. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các chức năng của răng cửa sau đây.
Chức năng đầu tiên mà răng cửa đảm nhiệm vai trò quan trọng nhất chính là chức năng thẩm mỹ. Nằm ở phía trước của hàm răng, răng cửa sẽ lộ ra khi chúng ta cười hoặc nói. Răng cửa đẹp sẽ giúp cho con người tự tin giao tiếp mà không ngại ngùng hay tự ti. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều người chú trọng đến việc thẩm mỹ răng cửa để tăng tính thẩm mỹ hơn.
Cấu trúc răng cửa có rìa răng khá sắc và bén nên sẽ có chứa năng cắn nhỏ thức ăn trước khi răng hàm thực hiện nhiệm vụ nhai. Nhờ vậy mà quá trình nghiền nát thức ăn sẽ diễn ra hiệu quả và dễ dàng hơn. Nếu răng cửa có sự khiếm khuyết về hình thể như bị mẻ, vỡ, chìa ra ngoài,… cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng hàm khi thức ăn chưa được cắn nhỏ trước.
Ít ai biết rằng răng cửa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát âm khi hết hợp cùng môi và lưỡi để phát âm được tròn và rõ từ. Một số người bị mất răng cửa sẽ ảnh hưởng đến việc phối hợp giữa các bộ phận. Điều này thể hiện rõ ràng hơn khi học các ngôn ngữ nước ngoài, cần phát âm gió khi phần lưỡi đặt ngay sau răng cửa. Làm cho từ phát âm ra không rõ ràng, khó phát âm chuẩn được.
Răng cửa đảm nhiệm một số chức năng như nhai, phát âm hoặc mang tính thẩm mỹ
Hình thể của răng cửa
Cấu trúc răng cửa có hình dạng như một chiếc xẻng nhỏ với rìa cạnh sắc bén để cắn đứt thức ăn. Thông thường răng cửa ở người sẽ có hình dạng lớn hơn so với các loại động vật ăn cỏ và ăn tạp. Bởi vì các loại động vật ăn thịt thường dùng răng nanh hoặc bộ răng hàm nhọn để ăn thịt và xương. Do đó răng cửa của chúng sẽ nhỏ hơn so với con người.
Hai chiếc răng cửa nằm ở chính giữa của hàm trên sẽ được kết hợp cùng răng cửa của hàm dưới để thực hiện chức năng cắn nhỏ thức ăn. Trong đó răng cửa 1 ở hàm dưới là chiếc răng có hình dáng nhỏ nhất trong bộ răng con người, bề ngoài hẹp và dài hơn so với răng cửa hàm trên.
Đặc điểm răng cửa trên
Răng cửa trên có hình dạng lớn hơn so với răng cửa ở hàm dưới, nhìn như một cái xẻng với về mặt dưới răng bằng phẳng và bén để thực hiện nhiệm vụ cắn thức ăn. Trong đó răng cửa hàm trên 1 lớn hơn răng 2 mặc dù hình dạng bên ngoài trông tương tự nhau. Nói theo cách khoa học, răng 2 chính là răng 1 nhưng đã bị tiêu giảm về mặt hình thể.
Răng cửa trên thông thường có kích thước khoảng 23,5 mm với chiều dài thân khoảng 10,5 mm, chiều dài chân 13mm. Từ khoảng 7 tuổi là con người đã bắt đầu mọc răng cửa trên vĩnh viễn. Do đó từ độ tuổi này cần chăm sóc răng miệng kỹ càng để tránh làm răng bị tổn thương hay hư hại.
Đặc điểm răng cửa dưới
Cấu trúc răng cửa hàm dưới được ví như một “máy cắt” đóng nhiệm vụ quan trọng khi kết hợp cùng răng cửa hàm trên. Rìa răng sắc bén đứng ở tư thế đối đầu với răng hàm trên, hoạt động theo chiều ngang hoặc khi răng lướt lên mặt trong của răng trên thực hiện chức năng cắn.
Hình dạng của răng cửa dưới hẹp nhất trong số 8 răng cửa, hõm lưỡi không sâu bằng răng cửa trên. Chân răng cửa dưới có hình bầu dục hơi nhọn. Kích thước của răng cửa dưới thường từ 21,5 mm, chiều dài thân 9mm và chân răng khoảng 12,5 mm. Giống với răng cửa trên, răng cửa dưới có độ tuổi mọc từ 7 tuổi.
Các vấn đề thường gặp ở răng cửa
Đối với khớp cắn của hàm răng bình thường thì hai hàm trên dưới sẽ chồng lên nhau. Răng cửa cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên có một số trường hợp cấu trúc răng cửa mọc không đúng vị trí hay gặp các bệnh lý sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề. Sau đây sẽ là một số vấn đề thường gặp phải ở răng cửa và cách khắc phục hiệu quả nhất!
Viêm lợi trùm răng cửa
Đây là một hiện tượng khi lợi bị sưng đỏ, viêm nhiễm bao trùm lên phần răng cửa đang ở trong giai đoạn mọc. Bởi vì khi răng đang mọc đâm nứt vùng lợi để trồi lên, nếu vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương đến lợi.
Đây là vấn đề thường xuyên gặp phải khi vệ sinh răng miệng không kỹ
Viêm lợi trùm răng cửa nếu không điều trị triệt để và kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như áp xe răng, nha chu vô cùng nguy hiểm. Cần phải thăm khám ngay tại các cơ sở nha khoa uy tín để xử lý tình trạng này. Phụ thuộc theo từng mức độ viêm nhiễm mà sẽ có các phác đồ điều trị như:
Viêm lợi trùm răng cửa mức độ nhẹ: Ở giai đoạn này các mức độ viêm nhiễm có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Lưu ý nên vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên để loại bỏ sạch vi khuẩn. Đồng thời thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng để giữ gìn tình trạng răng và lợi khỏe mạnh sau khi khỏi.
Viêm lợi trùm răng cửa mức độ nặng: Khi phần viêm nhiễm đã tiến triển đến mức độ nặng, nha sĩ sẽ điều trị bằng các phác đồ như cắt lợi trùm răng cửa. Nhằm loại bỏ phần lợi đã bị viêm nhiễm bao trùm lên răng, giúp cho răng được mọc lại như bình thường. Sau đó vẫn nên theo dõi và thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa viêm lợi trùm răng cửa quay trở lại.
Răng cửa thưa và to
Đây là một tình trạng khá phổ biến và thường gặp ở các hàm răng con người. Đây có thể là do cấu trúc răng cửa mang yếu tố di truyền từ các thế hệ trước. Hoặc do phần cung hàm rộng dẫn đến răng mọc thưa, do răng mọc lệch hay một số thói quen khác khi chân răng cửa mới mọc lúc thay răng. Thế nhưng hiện nay với các phương pháp thẩm mỹ răng cửa tiến bộ đã có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng này.
Niềng răng: Nếu bạn có tình trạng răng cửa thưa nặng, khoảng cách quá lớn. Vậy thì biện pháp mang lại hiệu quả lâu dài nhất chính là niềng răng. Đối với phương pháp này, bạn nên thực hiện ngay từ khi còn sớm khi răng và cơ thể vẫn còn trong giai đoạn phát triển để dễ dàng di chuyển răng cửa về vị trí đúng hơn.
Bọc răng sứ hoặc dán sứ: Hai phương pháp này có thể khắc phục tình trạng răng cửa thưa một cách nhanh chóng. Sau khi răng cửa được bọc sứ, khe hở giữa 2 răng sẽ được thu nhỏ lại. Giúp cho hàm răng của bạn được đều và sáng bóng hơn.
Trám răng cửa: Đây là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn vì có chi phí hợp lý và mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa phương pháp này không cần phải mài nhỏ răng như cách bọc răng sứ. Bạn vẫn có thể giữ được kích thước răng cửa như ban đầu. Hơn nữa còn được sử dụng vật liệu an toàn là composite không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Răng cửa thưa và to đã có thể khắc phục được bằng các phương pháp thẩm mỹ
Răng cửa bị sâu
Cấu trúc răng cửa bị sâu có thể là từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như men của răng yếu, chế độ ăn uống quá nhiều đường, hay vệ sinh răng miệng không đúng cách,… Với tình trạng này sẽ có nhiều biện pháp khắc phục như sau:
Loại bỏ hoàn toàn phần răng sâu: Với phương pháp này, phần răng bị sâu và mô răng bị tổn thương sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Cần nạo sạch phần răng bị sâu để loại bỏ triệt để ổ răng sâu, tránh lây lan lại. Nhưng tuyệt đối không được chạm vào mô răng lành lặn để bảo vệ răng. Thế nhưng răng cửa có hình dạng mảnh, phần rìa răng lớp men mỏng. Việc nạo quá sâu sẽ làm cho phục hình lại răng cửa gặp nhiều trở ngại. Do đó nếu răng cửa bị sâu quá nặng thì không thể giữ lại được, cần loại bỏ hoàn toàn hết chân răng cửa.
Phục hình lại răng cửa: Ở bước này, bọc răng sứ hoặc trám răng. Phương pháp trám răng thường được dùng cho các răng cửa có vết sâu nhỏ, nằm ở mặt phía trong răng. Đối với phương pháp bọc răng sứ sẽ được áp dụng cho các trường hợp sâu răng cửa nặng. Như vậy có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ và chức năng nhai của răng cửa.
✅✅ Những câu hỏi thường gặp về vấn đề trám răng cửa:
Ngoài răng cửa thưa, răng cửa mọc lệch cũng là một tình trạng thường xuyên gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mọc lệch này. Trong đó nguyên nhân phổ biến là do cung hàm nhỏ làm cho các răng bị chèn ép nhau trong khi mọc. Hoặc là do rụng răng sớm nên răng bị đẩy về phía khoảng trống, gây ra hiện tượng mọc lệch.
Răng cửa mọc lệch do khá nhiều nguyên nhân dẫn đến
Để khắc phục tình trạng này, có thể áp dụng phương pháp niềng răng. Mặc dù niềng răng tốn nhiều thời gian để răng di chuyển về đúng vị trí và nhiều chi phí. Thế nhưng lại mang đến hiệu quả dài lâu, không ảnh hưởng đến cấu trúc răng cửa ban đầu.
Nếu bạn muốn tìm một phương pháp nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn thì có thể lựa chọn bọc răng sứ. Tuy nhiên khi thực hiện nha sĩ sẽ mài bớt phần răng thật, chừa lại phần chân răng cửa. Để có thể chụp phần mũ sứ trắng lên, giúp cho răng cửa đều và không còn bị lệch nữa.
Răng cửa bị vẩu ra ngoài
2 răng cửa bị vẩu là tình trạng mà cấu trúc răng cửa ở hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới, làm cho hai hàm không cân bằng với nhau. Nguyên nhân là do quá trình mọc răng không đúng vị trí hoặc là do di truyền.
Phương pháp khắc phục triệt để vấn đề này chính là niềng răng, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Răng sẽ được niềng kéo về vị trí đúng ban đầu mà không cần ảnh hưởng đến cấu trúc răng hoặc can thiệp đến bề mặt răng.
Răng cửa bị nứt, bể
Răng cửa bị nứt, bể có thể là do một số thói quen xấu như nhai vật cứng, tác động mạnh vào răng cửa hoặc do va đập,… Khi đã bị nứt mẻ răng cửahoặc gãy răng cửa thì không thể tự động làm răng lành lặn lại. Do đó bạn cần phải can thiệp các phương pháp thẩm mỹ răng cửa để hoàn thiện răng cũng như bảo vệ răng khỏi các vấn để không mong muốn. Sau đây sẽ là một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo.
Nhổ răng cửa và trồng lại răng sứ: Nếu răng cửa bị hư hỏng quá nặng, ảnh hưởng đến chân răng cửa, cách tốt nhất là nhổ bỏ để tránh làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Sau đó bạn nên trồng lại răng bằng răng sứ, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng nhai của răng.
Bọc răng sứ: Nếu tình trạng nứt hoặc bể răng cửa không quá nặng nề thì có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ. Răng sẽ được khôi phục lại hình dáng cũ và không làm ảnh hưởng đến các chức năng khác.
Cách để chăm sóc răng cửa một cách khỏe mạnh
Để đảm bảo cho cấu trúc răng cửa được khỏe mạnh và luôn có một nụ cười đẹp, tự tin thì việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng mỗi ngày là điều rất cần thiết. Điều này nhằm hạn chế tối đa việc mắc các bệnh lý vệ răng miệng. Hơn nữa còn giúp đảm bảo được tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Cần tuân thủ những cách chăm sóc răng cửa để giúp răng luôn khỏe mạnh
Vì thế hãy tuân thủ theo những cách chăm sóc răng cửa như sau để bảo vệ răng luôn được khỏe mạnh:
Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng các loại kem đánh răng có chứa flour kết hợp cùng nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa và các mảng bám. Thời điểm đánh răng tốt nhất là sau bữa ăn, tuy nhiên nên đợi khoảng 30 phút để men răng được phục hồi, hạn chế tình trạng làm mòn men răng.
Thăm khám răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa thường xuyên, ít nhất là 6 tháng/lần để có thể phát hiện các bệnh lý nguy hiểm về răng và xử lý kịp thời.
Lấy cao răng và làm sạch răng miệng thường xuyên nhằm hạn chế tối đa các loại vi khuẩn tấn công răng miệng.
Hạn chế sử dụng cà phê, trà hay thuốc lá,… các loại nước uống làm răng bị xỉn màu.
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, hạn chế các đồ ngọt hoặc đồ uống có gas ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.
Người bình thường có bao nhiêu chân răng cửa?
Cấu trúc răng cửa của một người bình thường chỉ có một chân răng cửa. Khác hẳn so với răng hàm có từ 2 – 4 chân răng. Mặc dù chỉ có một chân răng nhưng răng cửa lại có lực cắn rất mạnh và bén, có thể cắn nhỏ thức ăn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên cắn thức ăn ở phương thẳng đứng, không nên kéo quá mạnh. Vì như vậy dễ làm tổn thương đến chân răng cửa hoặc dẫn đến tình trạng răng cửa bị xô lệch về phía trước.
Qua bài viết này, có thể thấy rằng răng cửa đóng một vài trò rất quan trọng đối với con người. Không chỉ đảm nhiệm chức năng nhai mà còn mang tính thẩm mỹ, phát âm, giúp chúng ta tự tin hơn khi giao tiếp. Với những phương pháp công nghệ tiên tiến như hiện nay, các trường hợp răng cửa lệch hoặc sâu,… đề có thể khắc phục một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó hãy chăm sóc răng miệng thường xuyên để giúp cho cấu trúc răng cửa luôn được khỏe mạnh nữa đấy!
Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]
Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]
Bọc răng sứ hiện nay là phương pháp phổ biến được nhiều người ưa chuộng, giúp khôi phục và cải thiện tình trạng thẩm mỹ trên răng, mang lại nụ cười tự tin và tỏa sáng. Vậy bọc răng sứ là gì? Cần lưu ý những điều gì khi làm răng sứ? Cùng nha khoa […]