Cắm chốt răng là một quy trình thường được nhắc đến sau khi bệnh nhân đã điều trị tủy thành công. Theo đó, việc cắm chốt nhằm mục đích gia cố và chuẩn bị cho bước tái tạo cùi răng rồi phủ chụp mão sứ lên trên, giúp phục hình răng toàn diện. Vậy trường hợp nào cần cắm chốt răng sau khi chữa viêm tủy? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Cắm chốt răng là gì?
Cắm chốt răng hay còn gọi là cắm chốt tủy, tái tạo răng có chốt, đây là phương pháp mà các nha sĩ sẽ đặt một chốt hình trụ dài vào ống tủy chân răng để giúp neo giữ cùi răng. Thông qua chốt này, phần cùi răng và mô chân răng sẽ liên kết chặt chẽ với nhau, lúc truyền tải lực nhai xuống chân răng một cách hiệu quả mà không bị nứt gãy.
Sau khi cắm chốt răng, nha sĩ sẽ tiến hành tái tạo lại phần cùi răng bằng cách bổ sung vật liệu như composite, ionomer thủy tinh xung quanh rồi sau đó bọc mão sứ lên trên. Như vậy, việc cắm chốt răng chỉ được chỉ định trong trường hợp răng đã điều trị tủy và cho kết quả tốt, vì bản chất của chốt răng là cắm vào tủy, nên các trường hợp chưa điều trị tủy hoặc điều trị thất bại thì không thể chỉ định được.
Chốt được đặt vào bên trong ống tủy để tăng cường khả năng chịu lực và độ bám dính cho các vật liệu trám (Nguồn: Internet)
Tại sao cần cắm chốt răng sau khi điều trị tủy?
Sau khi điều trị tủy, răng của chúng ta thường trở nên yếu hơn do mất đi phần tủy răng vốn chứa các dây thần kinh và mạch máu, có vai trò dẫn truyền các dưỡng chất cho răng. Lúc này, việc cắm chốt tủy sẽ giúp tăng cường sức mạnh và độ bền cho răng, giúp răng chịu được lực nhai và các tác động từ bên ngoài mà không bị gãy hoặc vỡ.
Ngoài ra, trường hợp răng sau khi lấy tủy đã tổn thương nặng, mất nhiều mô răng và không đủ để mài cùi răng bọc sứ, thì cắm chốt răng sẽ giúp tạo điểm neo giữ vật liệu trám tốt hơn. Đối với trường hợp răng mất 2/3 mô thân răng hoặc gãy thân răng hoàn toàn, nha sĩ thường sẽ đề xuất bệnh nhân cắm loại chốt tủy cá nhân hóa (cùi đúc).
Cắm chốt răng là giai đoạn quan trọng trong quy trình điều trị tủy, nhất là đối với các răng hàm nhỏ, răng cửa hoặc trường hợp răng bị vỡ lớn. Chốt tủy sẽ giúp cho răng sau điều trị phục hồi bền vững hơn, giảm thiểu nguy cơ suy yếu, gãy vỡ về sau.
Răng sau khi lấy tủy thường dễ gãy vỡ, nên có thể được cắm chốt tủy nhằm tạo hình cùi răng để bọc sứ (Nguồn: Internet)
Trường hợp cần cắm chốt răng để phục hình sứ
Trước hết bạn cần biết, phục hình sứ sau khi điều trị tủy sẽ giúp bệnh nhân có thể ăn nhai một cách bình thường. Đồng thời, mão sứ này cũng có nhiệm vụ bảo vệ cho phần cùi răng thật bên trong. Do đó, việc mài và tạo hình cùi răng thật là bước cần thiết trong quy trình bọc răng sứ sau khi đã lấy tủy.
Tuy nhiên, dù cắm chốt răng là một phương pháp hiệu quả để gia cố cho răng đã chữa tủy, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều cần phải cắm chốt. Dưới đây là những trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cần cắm chốt răng để phục hình sứ:
- Răng bị sâu nặng hoặc tổn thương nhiều: Đây là những trường hợp bị mất hơn 2/3 mô thân răng, không còn đủ điểm tựa để neo giữ vật liệu trám, nên không thể tái tạo được cùi răng như bình thường nên cần phải cắm chốt tủy để tạo điểm neo giữ.
- Răng gãy vỡ: Răng bị gãy hoặc vỡ lớn, mất hoàn toàn thân răng cũng cần phải cắm chốt để tạo điểm tựa cho vật liệu trám bám vào. Tùy thuộc vào từng trường hợp và tình trạng răng cụ thể, các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra cho bệnh nhân những phương án điều trị phù hợp nhất.
Bác sĩ sẽ chỉ định cắm chốt tủy trong trường hợp thân răng chỉ còn lại từ 0 – 1 thành (Nguồn: Internet)
Phân loại chốt tủy trong nha khoa
Chốt tủy làm sẵn
Chốt tủy làm sẵn thường được áp dụng cho trường hợp mô răng chưa bị hư hại nặng, thân răng bị vỡ mẻ nhiều phần nhưng chưa mất hoàn toàn. Đây là những loại chốt được sản xuất hàng loạt với kích cỡ đa dạng, chúng thường được là làm từ các loại vật liệu như:
- Kim loại: Bao gồm inox, titan, hợp kim,… có ưu điểm chịu lực tốt, cứng chắc, thường được sử dụng để đóng chốt cho các răng hàm lớn.
- Sợi sinh học: Chủ yếu là loại chốt được làm từ vật liệu composite hoặc sợi thủy tinh, có tính thẩm mỹ cao và tương thích tốt với mô răng, phù hợp để đóng chốt các răng cửa, răng hàm nhỏ.
Chốt làm sẵn có nhiều kích cỡ, phù hợp cho nhiều hình dạng ống tủy (Nguồn: Internet)
Chốt tủy cá nhân hóa
Chốt tủy cá nhân hóa hay còn gọi là cùi đúc, được thiết kế riêng biệt với phần cùi giả liền một khối với chốt. Cùi đúc thường được chỉ định trong những trường hợp răng bị tổn thương nặng chỉ còn lại chân răng.
Cùi đúc có ưu điểm là chịu lực tốt nhờ phần cùi giả và chốt được làm liền mạch, thay vì phải thêm chất hàn răng như các loại chốt làm sẵn. Cùi đúc cũng được phân thành 2 loại nhỏ dựa trên vật liệu chế tạo gồm:
- Chốt kim loại đúc: Được chế tác bằng kỹ thuật đúc, dùng cho các răng hàm
- Chốt sứ Zirconia: Được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM, thường được sử dụng cho các răng phía trước.
Cùi đúc được thiết kế dựa theo hình dáng ống tủy răng của mỗi bệnh nhân (Nguồn: Internet)
Quy trình cắm chốt răng
Quy trình cắm chốt răng sẽ bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Nha sĩ khoan rộng ống tủy
- Bước 2: Sau đó, nha sĩ lựa chọn loại chốt có chiều dài và đường kính phù hợp để đặt vào đường ống tủy đã khoan, rồi gắn chặt lại với cement đặc hiệu.
- Bước 3: Tiến hành trám tái tạo cùi răng bằng các loại chất hàn răng vĩnh viễn.
- Bước 4: Khi vật liệu đã kết dính, nha sĩ sẽ tiến hành mài để tạo hình cùi răng, rồi lấy dấu răng để gửi đi chế tạo mão sứ.
- Bước 5: Sau 4 – 5 ngày, tiến hành lắp mão sứ lên trên cùi răng và điều chỉnh cho sát khít.
Quy trình đóng chốt răng sau khi điều trị tủy có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục lâu dài về sau của bệnh nhân. Do đó, việc đánh giá điều trị trước khi cắm chốt là rất quan trọng và cần đảm bảo:
- Điều trị nội nha hoàn toàn thành công, không tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm.
- Chiều dài, đường kính của chốt phải phù hợp với hình dạng của ống tủy chân răng.
- Chốt tủy được chọn phải đảm bảo vừa vặn, lớp trám bít để phục hình cùi răng phải bít hoàn toàn.
- Các mô nha xung quanh chân răng phải khỏe mạnh.
Biến chứng có thể gặp khi cắm chốt răng
Mặc dù cắm chốt răng là một quy trình nha khoa hiệu quả, an toàn, nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp cảm giác đau nhức sau khi thực hiện. Nhưng điều này là biểu hiện bình thường của cơ thể và thường không kéo dài.
Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể xảy ra nếu quy trình không được thực hiện trong môi trường vô trùng. Bên cạnh đó, chốt có thể bị lỏng nếu không được lắp chắc chắn, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chức năng răng.
Với những trường hợp hiếm gặp, một số bệnh nhân còn có thể bị dị ứng với vật liệu của chốt, gây kích ứng hoặc viêm nhiễm. Bệnh nhân nên thực hiện quy trình tại các phòng khám nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Dịch vụ cắm chốt răng sau điều trị tủy tại Nha khoa Parkway
Nha khoa Parkway cung cấp dịch vụ cắm chốt răng sau điều trị tủy với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi cam kết mang lại kết quả điều trị tốt nhất, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho răng.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi sử dụng dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:
- Parkway luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
- Đội ngũ bác sĩ đầu ngành, bằng cấp rõ ràng, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm với khách hàng.
- Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân.
- Hệ thống chuỗi nha khoa 16 cơ sở khắp cả nước.
- Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình cắm chốt răng và những trường hợp cần thiết. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có câu hỏi, hãy liên hệ với Nha khoa Parkway để được tư vấn chi tiết hơn!
Xem thêm: