Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Răng sữa là bộ răng đầu tiên mọc ở trẻ. Quá trình mọc răng sữa diễn ra khá sớm thường ở tháng thứ 6 trẻ đã bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Vậy bộ răng sữa có bao nhiêu cái? Chức năng vai trò răng sữa ở trẻ như thế nào. Cùng Parkway theo dõi bài viết dưới đây để biết được những thông tin cần thiết này.
Quá trình mọc răng sữa ở trẻ thường bắt đầu khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi và kéo dài trong khoảng 2 năm để hoàn thiện đầy đủ bộ răng sữa. Có trường hợp bé mọc khá sớm ở tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 và cũng có trường hợp trẻ mọc khá muộn sau 1 tuổi nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng nhiều vì có thể do nguyên nhân di truyền hoặc do cấu trúc răng của bé ảnh hưởng, thời gian chênh lệch sẽ không quá 1 năm. Một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa như sau:
Những dấu hiệu trên sẽ thường xuất hiện ở trẻ trước 3 đến 5 ngày khi chiếc răng bắt đầu nhú và tự hết 3 đến 7 ngày.
Hình ảnh mọc răng sữa ở trẻ nhỏ
Quá trình mọc bộ răng sữa thường diễn ra như sau:
Đa phần, khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc ở bé sẽ gây ra nhiều đau đớn nhất. Trẻ đau, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú và kèm sốt nhẹ. Thường hai chiếc răng cửa hàm dưới sẽ mọc trước tiên sau đó là đến hai răng cửa hàm trên khi bé sang tháng thứ 8.
Khi bé được 7 đến 10 tháng tuổi, 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục nhú mọc trong khi 2 răng cửa dưới lại thường xuất hiện muộn hơn.
Răng hàm bắt đầu mọc sau khi răng cửa mọc đầy đủ. Đầu tiên là mọc 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên ở vị trí giữa hàm. Sau đó là 2 chiếc răng hàm dưới đối diện với 2 chiếc răng hàm trên. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến chăm sóc răng miệng trẻ ở giai đoạn này, bổ sung flour cũng như phòng các bệnh về răng cho trẻ.
Chiếc răng nanh sữa hàm trên sẽ mọc khi trẻ khoảng 16 đến 18 tháng tuổi, lấp vào chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm. Hai răng nanh hàm dưới mọc sau 2 răng nanh hàm trên. 1 số trường hợp thì phải đến tháng thứ 22 mới mọc đủ 4 chiếc răng nanh sữa.
Vào khoảng tháng thứ 20, 2 chiếc răng hàm dưới sẽ mọc. Khi 2 răng hàm dưới mọc thì sau đó 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng cũng sẽ mọc và hoàn thiện bộ răng sữa ở trẻ và thường kết thúc khi trẻ 30 tháng tuổi.
Quá trình hình thành bộ răng sữa sẽ đi kèm với quá trình phát triển khung xương hàm để có đủ chỗ cho răng mọc lên và có được một cung răng hài hòa. Sự phát triển của xương hàm về kích thước đa hướng nhưng nổi bật nhất là sự phát triển về chiều ngang.
Ở hàm trên sự tăng trưởng chủ yếu ở đường khớp giữa khẩu cái của xương hàm trên diễn ra:
Ở hàm dưới sự tăng trưởng diễn trong khoảng thời gian ngắn hơn do sự tăng trưởng cấu trúc sụn ở đường giữa diễn ra như sau:
Quá trình phát triển của xương hàm dưới diễn ra trong khoảng thời gian ngắn do sụn ở đường giữa xương hàm sẽ nhanh chóng cốt hóa trong nửa cuối năm đầu tiên. Trong khi sự phát triển của xương hàm dưới sẽ diễn ra lâu hơn đến khi bộ răng sữa phát triển và tăng trưởng hoàn toàn.
Khoảng tháng thứ 15 đến 16, khớp cắn ở vùng răng sau và sự nâng đỡ kích thước dọc đầu tiên được thiết lập do sự lồng múi của các răng cối sữa trên và dưới. Khi mới mọc và mới có những tiếp xúc đầu tiên các răng này thường không ở đúng vị trí mà thay vào đó nó sẽ ăn khớp với răng đối diện và thường phải có sự dịch chuyển, thay đổi vị trí theo các chiều trong ngoài và gần xa trong quá trình phát triển để đạt được sự lồng múi cuối cùng.
Trong hầu hết các trường hợp, múi gần – trong của răng cối sữa trên sẽ tiếp xúc tại một vị trí với sườn nghiêng của trũng răng cối sữa dưới. Trũng này có chức năng cơ bản giống như cái phễu để múi trong răng cối sữa trên đặt vào và đạt chuẩn khớp đúng theo cơ chế nón và phễu.
Cả hai răng đều có sự điều chỉnh vị trí để đạt được tình trạng ăn khớp đúng nhưng sự dịch chuyển của hàm trên sẽ nhiều hơn răng ở hàm dưới do hàm dưới ít có sự điều chỉnh hơn. Theo Bengt Ingersoll, khớp cắn sơ khởi của bộ răng sữa xuất hiện khi các răng cối sữa mọc. Dù là những chiếc răng mọc đầu tiên nhưng bộ răng sữa không đóng nhiều vai trò ăn khớp nhau để nhai mà chủ yếu để hỗ trợ cắn và xé thức ăn.
Sự ăn khớp hoàn chỉnh của răng cối sữa là một sự kiện quan trọng trong quá trình thành lập khớp cắn của bộ răng sữa vì đây là lần đầu tiên diễn ra sự lồng múi của các răng và sự xác lập về chiều cao khớp cắn.
Khi trẻ khoảng 3 tuổi, khớp cắn của bộ răng sữa được thiết lập hoàn chỉnh. Khớp cắn này được duy trì và thay đổi liên tục cho đến khi trẻ khoảng 5 tuổi. Sau thời điểm này sẽ là quá trình mà các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Khoảng từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn tương đối ổn định nhất của bộ răng sữa và quá trình này có ý nghĩa quan trọng đối với sự mọc và phát triển của các răng vĩnh viễn thay thế.
Savara và Sannin (1969) cho rằng một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng sữa ở trẻ sẽ là tiền đề cho một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng vĩnh viễn khi trưởng thành. Wheeler có khẳng định “một nghiên cứu đầy đủ về sự phát triển khớp cắn cần bắt đầu bằng khớp cắn của bộ răng sữa”.
Bộ răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai và mọc đầy đủ khi trẻ khoảng 2 đến 3 tuổi với tổng 20 chiếc răng bao gồm 10 chiếc răng hàm trên và 10 chiếc răng hàm dưới. Bộ răng sữa tồn tại trong giai đoạn đầu ở trẻ và sau đó sẽ được thế bằng răng vĩnh viễn.
Hầu hết các trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa khi 5 đến 6 tuổi. Răng vĩnh viễn sẽ tạo áp lực phía dưới chân răng sữa làm tiêu dần chân răng, lung lay và sau đó rụng đi.Răng vĩnh viễn sẽ mọc tương ứng ngay tại vị trí mà răng sữa rụng đi. Có 20 chiếc răng sữa ở trẻ thì sẽ tương ứng với 20 chiếc răng được thay bằng răng vĩnh viễn.
Răng sữa là bộ răng mọc đầu tiên và khá sớm ở trẻ, đến một độ tuổi nhất định thì răng được thay bằng răng vĩnh viễn. Dù bộ răng sữa tồn tại trong thời gian khá ngắn trong cuộc đời của mỗi người nhưng vai trò của răng sữa là hết sức trong quá trình phát triển không kém gì răng vĩnh viễn.
Một số vai trò của răng sữa là:
Mất răng sữa sớm sẽ đem lại những bất lợi cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ điển hình là:
Răng sữa có lớp men răng và ngà răng mỏng nên dễ bị các tác động xấu từ các yếu tố cơ hội bên ngoài gây ra những hậu quả không mong muốn. Một số trường hợp xấu, thường gặp ở răng sữa của bé là:
Nhiều phụ huynh có suy nghĩ cho răng răng sữa ở trẻ sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên không quá quan tâm đến chăm sóc bộ răng sữa ở giai đoạn đầu hoặc quan tâm nhưng lại có những cách chăm sóc không đúng ảnh hưởng đến sức khỏe của bộ răng sữa.
Cha mẹ thường sẽ chỉ cho bé đi khám và gặp bác sĩ Nha khoa khi bé đã mắc các bệnh về răng miệng. Trong khi đó theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ thì thời điểm thích hợp nhất cho cuộc thăm khám răng đầu tiên là khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên và thường là không quá 1 tuổi.
Cuộc gặp lần đầu tiên của bé với Nha sĩ sẽ giúp cha mẹ định hướng những vấn đề cần chú ý cho việc chăm sóc bộ răng sữa cũng như giúp trẻ quen với môi trường nha khoa một cách dễ dàng hơn, như một cách dạo chơi nha khoa cho trẻ.
Vào thời điểm khi bé gặp những vấn đề về răng miệng, việc ngay lập tức can thiệp điều trị thường đôi khi sẽ khó thực hiện và ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Những vấn đề này sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu cha mẹ sớm được dự phòng và có những kiến thức cơ bản về răng miệng đã được trang bị từ trước đó. Một số thói quen như bú bình ban đêm sẽ gây ra sâu răng ở bé, thói quen mút tay, mút môi, đẩy lưỡi cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển cung hàm của trẻ sau này.
Khi trẻ xuất hiện tình trạng mà răng bị sâu nhưng không rụng khiến cha mẹ lo lắng, cha mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ Nha khoa thăm khám để được đưa ra những phương pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là 3 cách điều trị khi trẻ rơi vào tình trạng này: trám răng, nhổ răng và niềng răng cho bé.
Khi trẻ bị sâu răng hoàn toàn có thể hàn trám bằng công nghệ Laser Tech, đây là công nghệ trám răng an toàn mang đến hiệu quả cao nhờ vào chất liệu trám răng cũng như các kỹ thuật hiện đại.
Lưu ý trẻ chỉ nên trám răng khi trẻ đã từ 2 tuổi trở lên, răng sữa bị sâu nhưng đang có dấu hiệu như lung lay sắp rụng để thay thế bằng răng vĩnh viễn thì nên ưu tiên phương pháp nhổ răng sữa hơn.
Nhổ răng sữa có thể sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên phụ huynh hoàn toàn yên tâm cho trẻ đến nhổ răng tại các cơ sở Nha khoa uy tín. Nhưng nên lưu ý chỉ nên nhổ răng sữa trong các trường hợp sau:
Nếu răng sữa nhổ bỏ quá sớm hơn thời gian thay răng vĩnh viễn có thể dẫn đến tình trạng không tốt như răng mọc lệch, sai lạc khớp cắn trong bộ răng vĩnh viễn.
Niềng răng là giải pháp tối ưu được bác sĩ khuyên dùng giải quyết tình trạng răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc khiến răng vĩnh viễn mọc lệch. Niềng răng là phương pháp tác động lực lên các răng, dần dần dịch chuyển răng về vị trí như ý thông qua hệ thống dây cung, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt.
Mọi các vấn đề về răng như răng hô, răng thưa, răng khấp khểnh, sai khớp cắn đều có thể được xử lý bằng phương pháp niềng răng với nhiều ưu điểm vượt trội:
Có một số thắc mắc mà phụ huynh thường không chắc chắn về quá trình mọc răng sữa ở bé cũng như những vấn đề liên quan đến bộ răng sữa. Sau đây là một số thắc mắc và giải đáp thắc mắc cho cha mẹ về bộ răng sữa của bé.
Lung lay là 1 dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết khi trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ thay răng sữa. Cha mẹ cần lưu ý hơn ở giai đoạn này, không nên nhổ răng quá sớm hay quá muộn do:
Khi răng sữa lung lay đây là dấu hiệu báo hiệu răng răng vĩnh viễn đang bắt đầu mọc, quá trình này làm tiêu chân răng sữa là thời điểm thích hợp để loại bỏ răng sữa ra khỏi hàm. Cha mẹ nên kích thích thêm hoặc để đến khi răng lung lay nhiều, răng mềm rồi mới nhổ bỏ.
Trẻ bắt đầu mọc răng sữa là thường vào tháng thứ 6 và khoảng sau 12 đến 24 tháng sau sẽ mọc khá đầy đủ hoặc mọc được đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Quá trình mọc răng diễn ra như sau:
Trường hợp lỡ nuốt răng sữa vào bụng nhưng nếu răng không bị kẹt và có thể thải ra ngoài theo đường vệ sinh thì sẽ không xảy ra vấn đề gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu răng mà bị kẹt vào vị trí nào đó như khí quản, phổi hay vị trí khác sẽ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Vì thế, ngay khi trẻ lỡ nuốt phải răng sữa bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất để thăm khám.
Trường hợp răng sữa mọc lệch, không đúng khớp sẽ ảnh hưởng lên chính răng đó cũng như các răng khác bên cạnh. Đồng thời răng sữa mọc lệch không đúng khớp cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn do đó cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn khi trẻ mọc răng vĩnh viễn để có hướng điều chỉnh cũng như khắc phục kịp thời, không để lại quá nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
Lưu ý: nên chải răng sau 30 phút sau mỗi bữa ăn. Chải răng trước khi đi ngủ là quá muộn và có ít tác dụng. Sau khi ăn các thức ăn cam, chanh đồ có chứa axit thì không nên đánh răng ngay vì khi này răng nhạy cảm và yếu hơn bình thường.
Những đồ ăn chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo ngọt,… là những thứ không tốt cho răng nhưng bé lại thường rất thích ăn. Cha mẹ cần đánh răng cho bé và nhắc nhở bé đánh răng sau khi ăn những đồ ăn nhiều đường như thế. Nên dùng uống hút để uống nước ngọt, đồ uống có gas. Hạn chế thói quen ăn vặt, thói quen không tốt cho răng.
Cho trẻ đi khám răng sớm, làm cho trẻ có tâm lý thoải mái khi đi khám răng tạo thành một thói quen tốt cho trẻ. Việc đi khám răng thường xuyên giúp trẻ và cha mẹ biết rõ tình trạng răng miệng để chăm sóc tốt hơn đồng thời cũng sớm phát hiện những vấn đề về răng miệng để phòng ngừa và xử lý kịp thời.
Việc điều trị sẽ dễ dàng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và phức tạp nếu ở giai đoạn muộn vì thế thường xuyên thăm khám là cách hiệu quả để kiểm soát tình trạng răng miệng.
Hạn chế và giải thích cũng như ngăn chặn các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như thói quen mút môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, hay cho tay vào miệng…Các thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, chống cằm cũng ảnh hưởng không tốt đến răng miệng mà cha mẹ cần lưu ý ở trẻ.
Bộ răng sữa ở trẻ là bộ răng mọc khá sớm, chất lượng răng không khỏe không chắc được bằng răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Mặc dù vậy vai trò của răng sữa vẫn rất quan trọng trong quá trình phát triển ở trẻ. Vì thế cần đặc biệt chăm sóc và quan tâm đến bộ răng sữa ở trẻ.
Nha Khoa Parkway là một cơ sở Nha Khoa uy tín hàng đầu Việt Nam. Đến với Nha khoa Parkway cha mẹ sẽ được giải đáp chi tiết tất cả những thắc mắc liên quan đến răng miệng nói chung và bộ răng sữa ở bé nói riêng. Cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị tiên tiến khoa học là đội ngũ Bác sĩ, chuyên gia Nha Khoa chất lượng cao, tay nghề lâu năm, nhiều kinh nghiệm tự tin giải quyết tốt mọi vấn đề về răng miệng cho bé và cả gia đình.
Hãy đến Nha khoa Parkway để có được những trải nghiệm tốt nhất, được nghe những lời khuyên hữu ích nhất và có được những sự chăm sóc bảo vệ răng miệng hiệu quả nhất cho cả gia đình. Hiện tại nha khoa Parkway đã có cơ sở tại Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, và TP. HCM.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin về bộ răng sữa ở trẻ, vai trò của răng sữa đối với trẻ về ăn uống, sinh hoạt và cả tính thẩm mỹ. Cung cấp cho bạn đọc những lưu ý để có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé tốt hơn. Cha mẹ nên cho bé và cả gia đình đi thăm khám nha khoa để theo dõi được tình trạng sức khỏe răng miệng, sớm phát hiện và xử lý kịp thời. Hãy lựa chọn Nha khoa Parkway là cơ sở Nha khoa tin cậy để thăm khám định kỳ cho cả gia đình bạn.
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]
Thông tin liên hệ
Giờ làm việc của Parkway là (8:30 - 18:30) hàng ngày. Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại vào ngày làm việc tiếp theo.