Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Miệng đắng có phải bị bệnh không? Những nguyên nhân gây đắng miệng cần chú ý

Miệng đắng phải làm sao

Đắng miệng là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người gặp phải và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu một số nguyên nhân gây đắng miệng và cách xử lý hiệu quả để khắc phục tình trạng miệng đắng. Tham khảo ngay nhé!

Đắng miệng là gì?

Đắng miệng là cảm giác vị giác bị thay đổi, cảm nhận vị đắng trong miệng một cách dai dẳng hoặc từng cơn, ngay cả khi không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì có vị đắng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận các vị khác như mặn, ngọt, chua. Miệng đắng có thể là triệu chứng tạm thời do một số nguyên nhân thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Đắng miệng có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến khẩu vị và chất lượng cuộc sống. Tình trạng miệng đắng kéo dài cần được thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

Miệng đắng ảnh hưởng đến vị giác và quá trình ăn uống

Tình trạng miệng đắng gây ảnh hưởng đến vị giác, khó khăn khi ăn uống (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây nên tình trạng miệng đắng cần chú ý

Vệ sinh răng miệng kém

Việc vệ sinh răng miệng kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây miệng đắng. Đánh răng không đủ hai lần mỗi ngày, không sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng,… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến vấn đề vệ sinh răng miệng kém.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng. Các bệnh lý này có thể gây ra mùi hôi và vị đắng khó chịu trong miệng.

Sâu răng do vệ sinh kém có thể gây tình trạng miệng đắng

Miệng đắng có thể xuất phát từ sâu răng, viêm nướu do quá trình vệ sinh răng miệng kém hiệu quả (Nguồn: Internet)

Khô miệng

Khô miệng là một trong những nguyên nhân gây miệng đắng thường gặp, do tuyến nước bọt không sản xuất đủ nước bọt để giữ ẩm cho khoang miệng. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc làm sạch miệng, trung hòa axit và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Khi miệng bị khô, vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ hơn, dẫn đến miệng đắng.

Ngoài ra, khô miệng cũng làm giảm khả năng làm sạch các tế bào chết trên lưỡi, góp phần tạo ra vị đắng. Một số nguyên nhân gây khô miệng bao gồm: tác dụng phụ của thuốc, bệnh lý tuyến nước bọt, xạ trị vùng đầu cổ, hoặc do thở bằng miệng.

Khô miệng có thể gây nên tình trạng đắng miệng

Khô miệng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng miệng đăng (Nguồn: Internet)

Tưa miệng

Tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng nấm men Candida albicans (phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và ấm áp của miệng). Bệnh thường xuất hiện dưới dạng các mảng trắng trên lưỡi, má trong và vòm miệng. Tưa miệng có thể gây ra cảm giác khó chịu, đau rát và vị đắng trong miệng.

Tưa miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh, người đeo răng giả, người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài. Tưa miệng là một bệnh lý gây nên tình trạng miệng đắng cần được điều trị kịp thời.

Tưa miệng gây nên cảm giác đắng miệng

Tưa miệng có thể gây đau rát, khó chịu và vị đắng trong miệng (Nguồn: Internet)

Mắc hội chứng miệng bỏng rát

Hội chứng miệng bỏng rát (Burning Mouth Syndrome) là một tình trạng gây ra cảm giác nóng, bỏng rát ở lưỡi, môi, nướu hoặc toàn bộ miệng. Hội chứng này thường đi kèm với cảm giác khô miệng và vị đắng hoặc vị kim loại trong miệng.

Hội chứng miệng bỏng rát là một trong những nguyên nhân gây miệng đắng kéo dài, thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Nguyên nhân chính xác của hội chứng miệng bỏng rát vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Mắc hội chứng miệng bỏng rát gây đắng miệng

Đắng miệng do mắc hội chứng miệng bỏng rát, chủ yếu gặp phải ở phụ nữ sau mãn kinh (Nguồn: Internet)

Một số nguyên nhân gây đắng miệng khác

Ngoài các nguyên nhân trên, miệng đắng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Trào ngược axit dạ dày: Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng có thể gây ra vị đắng.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là miệng đắng.
  • Mang thai: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây ra tình trạng miệng đắng.
  • Các bệnh lý về gan, mật: Các bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và gây ra vị đắng trong miệng.
  • Tiếp xúc với một số chất hóa học: Việc tiếp xúc với một số hóa chất cũng có thể gây ra vị đắng trong miệng.

Cách xử lý khi bị đắng miệng

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Vệ sinh răng miệng đúng cách là bước quan trọng nhất để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng miệng đắng do các vấn đề răng miệng. Việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng giúp loại bỏ nguyên nhân gây miệng đắng từ gốc. Trong đó bạn nên:

  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng.
  • Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám trong kẻ răng

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng giúp giảm tình trạng miệng đắng (Nguồn: Internet)

Cạo vôi răng định kỳ

Vôi răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn, gây ra các bệnh lý răng miệng và miệng đắng. Cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và vôi răng cứng đầu mà việc vệ sinh răng miệng tại nhà không thể hiệu quả bằng.

Ngoài ra, cạo vôi răng định kỳ còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý nha chu, giữ cho miệng luôn sạch sẽ. Bạn nên lấy vôi răng tại nha khoa 6 tháng một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Cạo vôi răng định kỳ giúp giảm cảm giác đắng miệng dai dẳng

Cạo vôi răng là giải pháp giảm đắng miệng và phòng ngừa sâu răng hiệu quả (Nguồn: Internet)

Bổ sung vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe nướu và niêm mạc miệng. Thiếu vitamin C có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu và các vấn đề răng miệng khác, trong đó có đắng miệng.

Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng. Đặc biệt, các loại trái cây và rau xanh như: cam, chanh, ổi, súp lơ xanh,… rất giàu vitamin C, đây cũng là một cách tự nhiên để cải thiện tình trạng miệng đắng hiệu quả.

Bổ sung vitamin C từ thực phẩm để giảm đắng miệng

Bổ sung vitamin C từ thực phẩm để giảm cảm giác đắng miệng (Nguồn: Internet)

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho miệng và kích thích sản xuất nước bọt. Nước bọt giúp làm sạch miệng và trung hòa axit, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây miệng đắng.

Uống đủ nước là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện tình trạng miệng đắng do khô miệng. Theo đó, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để phòng ngừa và khắc phục miệng đắng hiệu quả hơn.

Uống đủ nước để tránh khô miệng và đắng miệng

Uống đủ nước mỗi ngày để giữ khoang miệng luôn ẩm ướt, hạn chế tình trạng đắng miệng (Nguồn: Internet)

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su là một biện pháp tạm thời để giảm miệng đắng. Khi nhai kẹo có thể kích thích sản xuất nước bọt, giúp làm sạch miệng và giảm cảm giác đắng. Bạn nên chọn kẹo cao su không đường để tránh sâu răng.

Ngoài ra, bạn nên nhai kẹo cao su sau bữa ăn để giúp trung hòa axit trong miệng. Lưu ý, không nên nhai kẹo cao su quá thường xuyên hoặc quá lâu vì có thể gây mỏi hàm.

Nhai kẹo cao su để giảm hôi miệng và đẩy lùi cảm giác miệng đắng

Nhai kẹo cao su để khắc phục tình trạng miệng đắng (Nguồn: Internet)

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể giúp cải thiện tình trạng miệng đắng. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ để duy trì sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế đồ ăn chế biến sẵn và các loại thưc phẩm ngọt, nhiều đường. Viêc xây dựng một chế độ và thói quen ăn uống lành mạnh là một biện pháp lâu dài để phòng ngừa miệng đắng.

Miệng đắng có nguy hiểm không?

Mặc dù đắng miệng thường không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt, nhưng nó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe như: vệ sinh răng miệng kém, khô miệng, tác dụng phụ của thuốc hoặc các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Việc xác định nguyên nhân gây đắng miệng là rất quan trọng để có phương pháp xử lý thích hợp.

Khám răng miệng định kỳ đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và các bệnh lý tiềm ẩn gây miệng đắng. Bác sĩ nha khoa không chỉ kiểm tra sức khỏe răng miệng mà còn có thể nhận thấy các dấu hiệu sớm của các bệnh toàn thân thông qua các biểu hiện ở miệng.

Việc thăm khám định kỳ giúp phát hiện bất thường và can thiệp kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và cải thiện tiên lượng điều trị. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng miệng đắng kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Nên thăm khám nha khoa nếu tình trạng miệng đắng kéo dài

Nên thăm khám nha khoa để tìm ra nguyên nhân gây miệng đắng và có cách điều trị phù hợp (Nguồn: Internet)

Cách hạn chế tình trạng miệng đắng thường xuyên

Để hạn chế tình trạng miệng đắng thường xuyên, bạn nên:

  • Duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Giữ cho miệng luôn đủ ẩm và kích thích sản xuất nước bọt.
  • Khám răng miệng định kỳ: Thăm khám nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề.
  • Hạn chế các chất kích thích: Tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây.
  • Kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là miệng đắng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghi ngờ thuốc mình đang dùng gây ra tình trạng này.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể là một trong những nguyên nhân gây miệng đắng. Hãy tìm các biện pháp thư giãn như yoga, thiền định hoặc tập thể dục.
  • Điều trị các bệnh lý nền: Nếu miệng đắng là do một bệnh lý nào đó, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng miệng đắng thường xuyên và cải thiện sức khỏe răng miệng.

Dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway

Nha khoa Parkway cung cấp dịch vụ nha khoa tổng quát toàn diện, bao gồm khám, tư vấn và điều trị các vấn đề răng miệng. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ khám tư vấn kỹ lưỡng, tìm ra nguyên nhân gây miệng đắng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi sử dụng dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:

  • Parkway luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Đội ngũ bác sĩ đầu ngành, bằng cấp rõ ràng, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm với khách hàng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân.
  • Hệ thống chuỗi nha khoa 16 cơ sở khắp cả nước.
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.
  • Phương thức thanh toán linh hoạt.

Trên đây là bài viết chia sẻ về nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng đắng miệng hiệu quả. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

sún răng ở trẻ, nguyên nhân và cách xử lý

Sún răng ở trẻ: Nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa

Sún răng là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt các bé từ 1 – 3 tuổi. Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy như răng bị mòn, kém thẩm mỹ và có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác. Để biết được nguyên nhân, cách xử lý và […]

Xem chi tiết
Hướng dẫn các bước cạo lưỡi đúng cách và an toàn

Hướng dẫn cạo lưỡi đúng cách để giữ hơi thở luôn thơm tho

Vệ sinh lưỡi là cách đơn giản để giữ cho hơi thở luôn thơm tho cũng như phòng ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách cạo lưỡi sao cho đúng. Trong bài viết này, Nha khoa Parkway sẽ hướng dẫn bạn các bước cạo lưỡi […]

Xem chi tiết
Đánh giá miếng dán trắng răng Crest 3D White

Đánh giá miếng dán trắng răng Crest 3D White có tốt không? Cách sử dụng và một số lưu ý khi dùng

Sử dụng miếng dán làm trắng răng là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ đơn giản, tiết kiệm thời gian được nhiều người ưa chuộng. Trong đó, miếng dán trắng răng Crest 3D White đang là một sản phẩm được đánh giá khá cao. Vậy miếng dán trắng răng Crest có tốt không? Cách […]

Xem chi tiết
Dấu hiệu và cách xử lý khi bé sốt mọc răng

Dấu hiệu bé sốt mọc răng và cách xử lý an toàn

Bé sốt mọc răng thường có biểu hiện sốt nhẹ, nướu sưng đỏ, chán ăn,… Tìm hiểu cách chăm sóc khi bé sốt do mọc răng an toàn, hiệu quả qua bài viết sau.

Xem chi tiết