Bị ê răng cửa hàm dưới: Nguyên nhân và 9 cách khắc phục
Nhiều người gặp phải tình trạng bị ê răng cửa hàm trên và hàm dưới, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống và tình trạng sức khỏe. Vấn đề này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai từ trẻ em đến người trưởng thành và phụ nữ mang thai… Vậy nguyên nhân và cách điều trị ê răng cửa như thế nào? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu và giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.
Răng cửa có vai trò như thế nào?
Thông thường, mỗi người sẽ có 8 chiếc răng cửa, nằm ở trực diện của hàm răng, hàm trên 4 cái, hàm dưới 4 cái, mọc đối xứng trên dưới. So với các răng hàm khác trong hàm răng, răng cửa có hình dạng sắc bén để cắn xé thức ăn. Mỗi răng chỉ gồm một chân răng bám cứng vào hàm. Cấu tạo của răng cửa cũng như các răng khác, sẽ gồm 3 lớp chính là men răng cứng, ngà răng và tủy răng. Răng cửa hàm trên và hàm dưới đóng vai trò quan trọng, bao gồm chức năng nhai, chức năng thẩm mỹ và chức năng phát âm:
Chức năng nhai: Răng cửa sắc bén để cắn và cắt thức ăn, giúp bạn ăn uống dễ dàng hơn. Đây là nơi tiếp nhận thức ăn và đảm nhận nhiệm vụ cắn nhỏ. Vì vậy, nếu răng cửa gặp sự cố thì khả năng nhai cũng kém dần đi.
Chức năng thẩm mỹ: Dễ dàng quan sát được, răng cửa nằm ở phía trước cung hàm. Răng cửa sẽ lộ rõ khi bạn nói hoặc cười nên những chiếc răng này còn đảm nhận vai trò thẩm mỹ cho gương mặt.
Chức năng phát âm: Những chiếc răng cửa nằm ở vị trí trực diện góp phần vào việc phát ra âm thanh khi nói. Trường hợp mất răng cửa, việc giao tiếp sẽ trở nên khó khăn, phát âm không được tròn trịa, rõ ràng như trạng thái bình thường. Nguyên nhân là khi phát âm cần sự kết hợp giữa răng, môi, lưỡi, việc thiếu một yếu tố sẽ khiến cho âm thanh không được rõ ràng, trơn tru.
Tóm lại, răng cửa đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người. Trường hợp răng cửa bị rụng, hư hỏng gây ra nhiều ảnh hưởng không chỉ đối với khả năng nhai, giao tiếp, tính thẩm mỹ mà còn có nguy cơ tác động đến sức khỏe chung của chúng ta. Vì thế, nếu răng cửa gặp vấn đề như bệnh lý răng miệng hay ê răng cửa, bạn nên xác định nguyên nhân và có hướng điều trị khắc phục sớm.
Răng cửa đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê răng cửa
Tình trạng ê răng cửa có thể đến từ nhiều nguyên nhân như sau:
Tổn thương cấu trúc răng làm ê buốt răng cửa
Các trường hợp mòn men răng, mòn hở cổ răng, răng bị sứt mẻ…sẽ làm răng bị lộ lớp ngà nhạy cảm. Khi ngà răng bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm gây ra tình trạng ê răng cửa.
Tụt nướu – một trong những nguyên nhân làm răng cửa bị ê buốt
Tụt nướu răng theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng. Khi chúng phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng và gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong khiến ê răng cửa.
Tụt lợi có thể dẫn đến tình trạng ê răng cửa
Bị tụt lợi thì có thể chữa được không? Tụt lợi là một bệnh lý khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm.
Chế độ chăm sóc răng miệng không khoa học dẫn đến răng bị ê buốt
Chải răng không đúng cách, đánh răng cửa quá mạnh là thói quen nhiều người thường thực hiện. Nhiều người quan niệm rằng đánh răng mạnh sẽ giúp loại bỏ mảng bám, cao răng, giúp răng trắng hơn. Tuy nhiên, lực tác động mạng kết hợp với bàn chải đánh răng cứng có thể khiến răng nướu tổn thương, tăng nguy cơ ê răng cửa, đau nhức, viêm nhiễm.
Ngoài ra, việc sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao, chứa các loại chất hóa học chưa được kiểm chứng an toàn cũng là nguyên nhân dẫn tới dễ bị mòn các vị trí cổ răng dẫn tới tình trạng ê răng cửa.
Sử dụng quá nhiều nước súc miệng cũng không tốt cho răng
Một số loại nước súc miệng chuyên dụng diệt sạch vi khuẩn và tạo hơi thở thơm mát cho răng cũng là một lý do gây ra ê răng cửa. Vì nước súc miệng có chứa axit và khi sử dụng thường xuyên sẽ mài mòn men răng.
Thực phẩm, đồ uống chứa nhiều axit làm ảnh hưởng đến răng cửa
Một số thực phẩm chứa nhiều axít như thức ăn chua, cam chanh, dưa chua hoặc nước ngọt có ga, soda… có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà, khiến răng cửa bị ê buốt. Mặt khác các đồ ăn chua cũng là một trong các yếu tố có thể gây kích thích nhạy cảm và ê răng cửa khi răng đã có tổn thương.
Do thói quen nghề nghiệp làm răng bị ê buốt
Các bệnh nghề nghiệp như thổi thủy tinh, vận động viên bơi lội… do răng thường xuyên phải tiếp xúc với khí nóng, chất tẩy rửa… cũng dễ dẫn tới mòn men răng, tăng nhạy cảm ở răng và ê răng cửa.
Một số thói quen hằng ngày như nhai đá, cắn các loại hạt, ngậm tẩu thuốc, nghiến răng khi ngủ vào ban đêm… cũng dần khiến cấu trúc răng bị tổn thương. Tuy nghiến răng có thể diễn ra trong vô thức nhưng thường gặp ở mọi lứa tuổi, gây nên những phiền toái trong cuộc sống như ê răng cửa.
Bị các bệnh về răng miệng làm cho phần răng cửa bị ê buốt
Các bệnh lý nha khoa như viêm nướu răng, sâu răng, bệnh viêm nha chu, viêm tủy răng,… và nhiều vấn đề khác khiến răng yếu, dễ bị ê răng cửa, nhạy cảm với các tiếp xúc bên ngoài.
Các bệnh lý về đường tiêu hóa như ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể là nguyên nhân gây mòn răng, làm ê răng cửa.
Thiếu sản men răng làm ê răng cửa
Thiểu sản men răng là hiện tượng mà bề mặt men răng bị nhám, xuất hiện nhiều đốm lớn nhỏ khác nhau gây tổn thương đến cấu trúc của răng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là cấu trúc men răng bị lỗi trong thời điểm men răng đang phát triển, khiến số lượng men răng cần thiết bị thiếu hoặc hình thành không hoàn toàn.
Nếu không điều trị sớm sẽ làm mòn cổ chân răng, lâu dài gây ra tình trạng tụt nướu và sâu răng. Khi thiếu sản men răng, bệnh nhân có cảm giác ê răng cửa khi ăn thức ăn nóng lạnh. Ban đầu chỉ là những cơn ê buốt nhẹ, thi thoảng sẽ gây khó chịu cho người bệnh nhưng dần dần những cơn ê buốt này sẽ trở nên nghiêm trọng với tần suất diễn ra thường xuyên hơn.
Mòn cổ chân răng cửa làm ê, buốt răng cửa
Mòn cổ răng là tình trạng tổ chức cứng (men và ngà răng) ở vùng cổ của răng bị mất đi. Mòn cổ răng có thể mất đi lớp men hoặc cả lớp men và ngà răng. Cần lưu ý răng khi men và ngà răng bị mất đi, chúng sẽ không được thay thế lại một cách tự nhiên.
Khi mòn cổ răng, bạn sẽ thấy răng bị ê buốt khi nhai ăn đồ nóng, lạnh, chua, hít gió hay khi đánh răng. Lợi có thể bị tụt thấp xuống, chân răng lộ nhiều hơn, bạn lại càng ê răng cửa hơn và răng mất thẩm mỹ.
Nếu bạn nhận thấy tình trạng ê răng cửa kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ. Bởi các vấn đề, bệnh lý nha khoa nếu không được khám, điều trị sớm có nguy cơ tiến triển nặng và phát sinh nhiều biến chứng.
Thăm khám nha sĩ định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý về răng miệng
Những ảnh hưởng của việc ê răng cửa
Răng cửa bị ê buốt tuy không quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của hàm răng và khuôn mặt nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây khó chịu cho người bệnh và lâu dần có thể gây ra tác hại như sau:
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Khiến người bệnh ăn uống cảm giác không ngon miệng, chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Gây tổn thương đến tủy răng và một số vấn đề răng miệng khác
Khiến người bệnh phải có chế độ ăn kiêng khem, từ bỏ những thực phẩm chứa nhiều vitamin có lợi như trái cây, nước ép có vị chua, gây mất cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Ê buốt răng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
Những cách khắc phục tình trạng ê răng cửa
Dưới đây là những cách xử lý khi bị ê răng cửa mà bạn có thể áp dụng để phòng tránh sự nhạy cảm của răng cũng như là giảm bớt cảm giác ê buốt cửa.
Uống trà
Lá trà xanh tươi được chứng minh là giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Sử dụng lá trà xanh bằng cách nhai một vài lá trà xanh trong 5 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch sẽ có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, giảm triệu chứng ê răng cửa nhanh chóng.
Ăn tỏi
Trong củ tỏi có chứa chất florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại những kích thích từ bên ngoài như đồ lạnh, cay…Vì vậy, củ tỏi được dùng làm một vị thuốc dân gian rất hiệu quả cho những người bị ê răng cửa.
Sử dụng nha đam
Trong gel nha đam có các thành phần như: anthraquinones, anthraquinones và propolis tốt cho sức khỏe của răng miệng. Các hoạt chất này có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng. Vì vậy, nha đam cũng được sử dụng để chữa ê răng cửa hiệu quả.
Nha đam có tác dụng tiêu viêm, làm lành vết thương
Lựa chọn kem đánh răng phù hợp
Lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng có thành phần lành tính, hạn chế lạm dụng sản phẩm có chất làm trắng, kháng khuẩn mạnh có thể khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê răng cửa.
Vệ sinh răng miệng khoa học
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày nhưng không quá 3 lần/ngày. Bạn chỉ nên chải răng khoảng 2 – 3 phút/mỗi lần. Sau khi ăn không nên chải răng ngay, vì có thể làm tổn hại đến men răng. Thời gian hợp lý để đánh răng là sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Chải răng nhẹ nhàng ở tất cả các mặt của răng, đặt bàn chải nghiêng so với mặt răng một góc 45 độ và di chuyển nhẹ nhàng theo hình vòng tròn để loại bỏ sạch sẽ tất cả các mảng bám trên răng.
Chế độ ăn uống khoa học
Không nên sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, nước cà chua, cam, chanh. Hạn chế ăn các thức ăn quá nóng hoặc lạnh. Việc ăn quá nhiều thức ăn cay nóng sẽ khiến cho men răng bị mỏng đi dẫn đến tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới.
Hạn chế việc ăn nhai những món cứng, khô, không dùng răng cửa cắn những thực phẩm cứng như mía, cua, càng tôm,… để giảm nguy cơ gãy mẻ, hư hại răng cửa khiến ê răng cửa và đau nhức.
Chế độ dinh dưỡng khoa học là cần thiết để bảo vệ hàm răng của bạn
Bổ sung nhiều canxi
Nhiều vấn đề về răng miệng như tình trạng ê răng cửa lại bắt nguồn từ việc thiếu canxi. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm nhiều canxi như bơ, sữa hoặc là các loại rau xanh như bông cải xanh, quả hạnh nhân và các loại quả đậu khô.
Đi khám định kỳ tại nha khoa uy tín
Thăm khám răng định kỳ là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng và phòng tránh tình trạng ê răng cửa hiệu quả. Khoảng 6 tháng/lần bạn nên đến nha khoa để kiểm tra răng miệng và lấy cao răng nếu có.
Loại bỏ thói quen xấu làm ảnh hưởng đến răng miệng
Không hút thuốc lá, uống rượu bia và cần loại bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ.
Tình trạng người bị ê buốt răng sau khi tẩy trắng răng
Tình trạng răng bị tê buốt sau khi tẩy trắng rất thường gặp. Thời gian ê buốt này ở từng người cũng khác nhau vì phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân tác động. Trong đó một nguyên nhân quan trọng nhất mà chúng ta cần kể đến đó chính là sức khỏe răng miệng ở thời điểm hiện tại.
Thông thường thì hiện tượng ê buốt răng sẽ xuất hiện trong khoảng 3 giờ đầu sau khi tẩy trắng.Hiện tượng này sẽ giảm đi từ từ và bạn có thể ăn nhai bình thường. Đối với những người có nền răng yếu hơn thì ê buốt có thể kéo dài đến 1 hoặc 2 ngày, sau đó cũng dần dần giảm đi và hết hẳn. Trong những trường hợp mà tình trạng ê buốt răng sau khi tẩy trắng kéo dài không dứt thì bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra.
Tình trạng ê buốt sau khi tẩy trắng răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Hiện tượng ê buốt răng sau khi tẩy răng răng này có thể xuất phát do những nguyên nhân sau đây:
Ê buốt răng sau khi tẩy trắng do nền răng yếu
Dưới sự tác động của các chất có khả năng phá hủy các chuỗi phân tử gây màu trong ngà răng. Có thể gây ra những kích ứng cho răng. Làm cho chúng ta cảm thấy ê buốt răng sau khi tẩy trắng.
Ê buốt răng sau khi tẩy trắng do dùng thuốc quá nồng độ
Việc sử dụng thuốc tẩy trắng răng quá liều sẽ làm cho chúng ta cảm thấy ê buốt răng sau khi tẩy trắng. Ngoài ra, việc dùng các loại thuốc tẩy trắng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm cho ê buốt răng sau khi tẩy trắng xuất hiện.
Ê buốt răng sau khi tẩy trắng do quy trình tẩy trắng có sai sót
Tẩy trắng răng có hại không? Khi tẩy trắng răng thì cần thực hiện đúng quy trình. Nếu như trong quá trình thực hiện làm thuốc tẩy trắng dính vào nướu, sẽ làm cho nướu bị kích ứng rất khó chịu. Hoặc do không chú ý và bôi nhiều thuốc lên răng cũng làm cho răng bị kích ứng trong lúc tẩy trắng răng. Tẩy trắng răng ở một phòng khám uy tín là cách để tránh ê buốt răng sau khi tẩy trắng.
Tình trạng ê buốt răng sau khi bọc răng sứ
Thông thường tình trạng bị ê buốt răng sau khi bọc răng sứ có thể xuất hiện 1 – 2 tuần đầu tiên. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để kiểm tra và khắc phục tình trạng ê buốt răng. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng ê buốt sau khi bọc răng sứ như sau:
Nướu răng chưa kịp thích nghi
Bọc răng sứ cũng cần có thời gian để thích ứng. Một khi nướu của bạn cảm thấy khó chịu, đau nhức sau khi lắp mão sứ mới, bạn có thể sẽ cảm thấy ê buốt đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày của bạn, nhất là vấn đề ăn nhai.
Chưa điều trị hết tủy răng
Ê buốt đau nhức sau khi bọc răng sức bởi bác sĩ thực hiện chưa điều trị triệt để vấn đề viêm tủy răng của khách hàng trước khi bọc răng sứ. Các mô và tủy răng bị viêm nhiễm chưa được lấy sạch trước khi bọc răng sứ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt đau nhức răng sau khi chụp sứ.
Lệch khớp cắn, lắp răng sứ sai lệch
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bọc răng sứ bị ê buốt cũng có thể là do sang chấn khớp cắn. Khi khớp cắn không được điều chỉnh tốt làm cho răng bị va đập, dẫn tới áp lực nhai dồn lên chân răng gây đau đớn.
Chế tác răng sứ sai kỹ thuật
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức sau khi bọc sứ cho răng là trong quá trình thực hiện chế tác răng sứ nếu sai kỹ thuật, sẽ có thể gây xâm lấn hoặc ảnh hưởng đến răng kề cận, nướu răng, đặc biệt là tủy răng.
Thói quen ăn uống, vệ sinh răng
Nếu bạn thường xuyên ăn đồ quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh sẽ là nguyên nhân làm cho răng bị ê buốt sau khi bọc răng sứ. Vì vậy, bạn cần phải chú ý chế độ ăn uống phù hợp trong khoảng một tuần đầu sau khi bọc sứ.
Răng sứ kém chất lượng
Hiện tại, trên thị trường có nhiều dòng răng sứ khác nhau để quý khách hàng có thể lựa chọn. Giá thành có sự khác biệt tùy vào nguồn gốc xuất xứ và những đặc tính nổi trội. Khá nhiều khách hàng vì tiết kiệm chi phí mà chọn lắp các loại mão sứ kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến răng thật và bị ê buốt sau khi bọc răng sứ.
Keo nha khoa bị lỏng
Hiện tượng này chỉ xảy ra khi bệnh nhân lựa chọn bọc răng sứ tại cơ sở nha khoa kém chất lượng, tay nghề của bác sĩ kém…dẫn đến chất lượng của keo dán răng sứ cũng không được bền chắc. Khi phát sinh tình huống này, răng của bạn sẽ bị ê buốt hoặc đau nhức nướu.
Khi cảm thấy ê buốt răng sau khi chụp răng sứ trong thời gian dài, bạn nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương án khắc phục sớm:
Với trường hợp bọc răng sứ bị ê buốt do sang chấn khớp cắn hay do răng sứ lắp không sát khít với cùi răng, bác sĩ sẽ cần điều chỉnh lại răng sứ để bạn không còn cảm giác ê buốt.
Với trường hợp bọc răng sứ bị ê buốt do răng sứ kém chất lượng, bác sĩ phải tháo bỏ răng sứ, tiến hành thay mới bằng răng sứ chất lượng hơn để đảm bảo sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ cho bạn.
Cần thăm khám nha sĩ nếu tình trạng ê buốt răng sau khi bọc răng sức kéo dài
Cách phòng ngừa tình trạng ê răng cửa
Tình trạng ê buốt răng cửa có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống. Ngoài ra, trường hợp ê buốt là triệu chứng khi bạn mắc bệnh nha khoa nếu không điều trị sẽ có khả năng gặp phải nhiều vấn đề liên quan khác. Do vậy, các bác sĩ khuyến khích việc chủ động chăm sóc răng miệng, phòng ngừa bệnh nha khoa như sau:
Lựa chọn kem đánh răng, dung dịch nước súc miệng phù hợp. Tránh sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa chất tẩy mạnh gây ảnh hưởng đến men răng. Không nên dùng nước muối đậm đặc để tránh nguy cơ bào mòn men răng dẫn đến hiện tượng ê buốt răng cửa khi ăn uống.
Đánh răng đúng cách với lực vừa phải. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước chuyên dụng cho răng để loại bỏ mảng bám, tránh tình trạng tổn thương nướu, viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến đời sống.
Ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm lành mạnh và loại bỏ nhóm thực phẩm, thức uống không có lợi cho sức khỏe như đồ ngọt, nước uống có ga, rượu, bia…
Có thói quen thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Lấy cao răng và điều trị bệnh nha khoa càng sớm thì càng mang lại hiệu quả tốt giúp bạn có được hàm răng chắc khỏe hơn.
Ê buốt răng cửa có thể xảy ra ở hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm. Trường hợp liên quan đến nguyên nhân bệnh lý, bạn nên chủ động khám và điều trị sớm, không nên chủ quan để tránh các biến chứng nguy hại sức khỏe.
Lựa chọn nha khoa uy tín để điều trị tình trạng ê răng cửa
Việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị tình trạng ê răng cửa là mối quan tâm chung của nhiều bạn. Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn và chưa biết chọn nơi nào để điều trị tình trạng ê răng cửa thì Nha Khoa Parkway là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn.
Nha Khoa Parkway là địa chỉ nha khoa uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn
Tại nha khoa Parkway, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn sẽ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng cửa, từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Các cơ sở thuộc hệ thống Nha khoa Parkway được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Toàn bộ dụng cụ y tế và không gian phòng nha sẽ được khử trùng một cách kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật. Mỗi bệnh nhân đều được thăm khám và điều trị tại phòng riêng, không bị ảnh hưởng bởi quá trình điều trị của các bệnh nhân khác.
Nha khoa Parkway luôn chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng với mong muốn mang đến những dịch vụ nha khoa tiện lợi và an toàn. Chính vì điều này nên đội ngũ Parkway luôn nhiệt tình, tận tâm với từng khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của nha khoa Parkway nhằm giúp bạn hiểu hơn về vấn đề ê răng cửa. Nếu bạn gặp tình trạng ê răng cửa, hãy liên hệ ngay nha khoa Parkway để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Bọc răng sứ là phương pháp khiến răng đều đẹp và đang được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bọc răng sứ giá rẻ sẽ mang đến những tác hại khôn lường. Chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu thêm nhé.
Bọc sứ là phương pháp được khá nhiều người lựa chọn để có hàm răng đẹp và khoẻ hơn. Vậy mài răng bọc sứ có đau không, có ảnh hưởng gì không? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Bọc răng sứ là giải pháp giúp khắc phục tình trạng răng sứt mẻ, lệch lạc,… giúp bạn có hàm răng đều đẹp. Nhiều bạn thắc mắc rằng bọc răng sứ bao lâu thì ăn được. Chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nhé
Chữa tủy răng là một trong những phương pháp điều trị nha khoa phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng về việc liệu quá trình chữa tủy răng có đau không? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết sau đây! Chữa tủy […]