Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng lộ ngà là gì? Nên điều trị như thế nào?

Ngà răng là thuật ngữ nha khoa còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng gặp các vấn đề về răng miệng khiến răng lộ ngà ra. Cùng tìm hiểu các kiến thức về ngà răng và cách điều trị khi bị răng lộ ngà trong bài viết dưới đây nhé của Parkway nhé!.

Ngà răng là gì?

Trước tiên chúng ta cần biết ngà răng là gì? Ngà răng là một lớp cứng, dày. Đây là thành phần chủ yếu để tạo nên hình dạng của răng. Đối với một chiếc răng bình thường, ngà răng sẽ không lộ ra ngoài mà sẽ nằm bên dưới lớp men răng. Toàn bộ ống tủy và tủy răng sẽ nằm bên trong ngà răng, ngoại trừ lỗ chân răng.

Về kết cấu ngà răng tuy không cứng như men răng nhưng lại có độ đàn hồi tốt hơn, không giòn và dễ vỡ như men răng. Ngà răng tự nhiên có màu vàng nhạt, xốp và có tính thấm. Tùy theo vùng của ngà răng mà độ cứng của ngà có sự khác biệt. Ngà răng cứng nhất nằm ở khoảng cách tủy 0,4 – 0,6mm cho tới giữa lớp ngà. Ngà răng ở vùng ngoại vi và gần tủy răng tương đối mềm.

Theo nghiên cứu y khoa, ngà răng tuy không chắc chắn như men răng nhưng ngà răng có độ đàn hồi tốt, không dễ vỡ, mẻ như men răng. Ngà răng có màu vàng nhạt, cứng ở phần cổ răng, còn chân răng và thân răng thì không cứng chắc bằng.

Cấu tạo của ngà răng là gì?

Tính từ thời điểm răng hình thành cho tới khi phát triển và ổn định trên cung răng, ngà răng có cấu trúc gồm 2 tổ chức sau:

Hình ảnh cấu tạo của ngà răng

Hình ảnh cấu tạo của Ngà Răng

Ngà răng tiên phát

Đây là tổ chức ngà răng được hình thành từ khi răng bắt đầu mọc, chiếm tỷ lệ chủ yếu của răng. Tổ chức ngà răng tiên phát gồm 3 thành phần chủ yếu: 

  • Ống ngà: là các ống mang cảm giác, tạo một phần cảm giác cho răng. Ống ngà xuất phát từ bề mặt tủy răng, chạy suốt chiều dài từ ngà răng tới điểm cuối cùng – ranh giới giữa ngà và men răng. Đây là lý do giải thích tại sao khi men răng bị mòn, đầu chốt ống ngà ở điểm ranh giới bị lộ ra (ngà răng bị lộ) khiến răng bị nhạy cảm, ê buốt. Thường các ống ngà trong cùng một vùng chạy song song với nhau nhưng bản thân nó không chạy theo một đường thẳng mà sẽ có điểm bị gấp khúc, đặc biệt ở cổ răng. Tại thân răng, ống ngà chạy theo đường hình chữ S nhưng ở cổ răng thì ống ngà chạy theo đường thẳng. Tại vùng gần tủy răng, mật độ ống ngà là 50.000 ống/mm2. Còn tại vùng ngoại biên, mật độ ống ngà khoảng 15.000 ống/mm2. Đường kính ống ngà vùng ranh giới men ngà là 1µm và ở vùng tủy là 3-5 µm. Ngoài ra, còn có các ống ngà phụ và các nhánh nối khác.
  • Ngà gian ống (chất giữa các ống ngà): được hình thành từ sự ngấm vôi những thành phần hữu cơ có cấu trúc dạng sợi. Trong đó, chủ yếu là những sợi keo được sắp xếp vuông góc với các ống ngà.
  • Dây Tomes: là đuôi nguyên sinh chất kéo dài của tạo ngà bào nằm trong ống ngà. Bộ phận này đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa và khả năng tạo ngà của răng. Tùy thuộc vào độ dày của lớp ngà răng, chiều dài của dây Tomes sẽ dao động từ 1 – 5mm. Đường kính của dây Tomes thay đổi, giảm dần từ trong ra ngoài: khoảng 4-5µm trước khi đi vào lớp tiền ngà, 1-3µm ở vùng ngà gần tủy và 0,5-1µm ở vùng ngà xa tủy. Trên đường đi, dây Tomes cho các nhánh bên (vi nhung mao) đi vào các ngà gian ống. Các nhánh này có đường kính từ 0,35µm – 0,6µmm, có thể tiếp xúc với nhánh của các đuôi lân cận.

Ngà răng thứ phát

Đây là tổ chức ngà được hình thành ở giai đoạn răng đã tồn tại trên cung răng. Tổ chức ngà này có 2 loại cơ bản gồm:

  • Ngà sinh lý: hình thành trong suốt thời gian tồn tại của răng với nhịp độ rất chậm.
  • Ngà thứ phát bệnh lý: hình thành do răng gặp phải các vấn đề bệnh lý (lớp ngà phản ứng) như sang chấn, sâu răng, quá trình làm mòn răng hoặc do tạo lỗ hàn răng.

Chức năng của ngà răng là gì?

Ngà răng nằm bên trong men răng với chức năng bảo vệ răng và men răng

3 chức năng chính của ngà răng

Ngà răng có 3 chức năng chính:

  • Cấu thành lên răng.
  • Bao bọc và bảo vệ tủy răng.
  • Tạo cảm giác cho răng: do cấu tạo của ngà răng có các ống ngà chứa tế bào ngà, tạo cảm giác cho răng khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh, chua ngọt hoặc tiếp xúc với hơi gió lạnh.

Răng lộ ngà là như thế nào?

Như đã nói ở trên, ngà răng là thành phần chủ yếu của răng, giúp định hình răng một chiếc răng khỏe mạnh. Lớp men răng ngoài cùng che phủ toàn bộ ngà răng. Đây là là tình trạng bệnh lý thường gặp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Ngà răng bị lộ kéo dài có thể khiến răng tổn thương dẫn đến tình trạng đau, ê buốt hoặc thậm chí mất răng.

Nguyên nhân khiến răng bị lộ ngà

Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến răng bị lộ ngà, trong đó phổ biến nhất là nguyên nhân chủ quan. 

Hình ảnh răng bị sâu và lộ ngà răng

Chi tiết nguyên nhân răng lộ ngà

Nguyên nhân khách quan

Bẩm sinh 

Đa phần từ yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng men răng.

Do bệnh lý răng miệng

  • Thiếu sản men răng: Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa, khi đó sẽ làm men răng bị mềm và dễ vỡ hơn hình thường.
  • Sai khớp cắn: Các trường hợp sai khớp cắn sẽ gây ra sự ma sát quá mức giữa hai hàm răng.
  • Các bệnh của khớp hàm như đau mỏi khớp, kêu khớp đều có nguy cơ làm mòn răng, lộ ngà răng

Khi đó, răng dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài dẫn đến hiện tượng gãy vỡ, mòn men răng.

Nguyên nhân chủ quan 

Thói quen xấu hàng ngày dẫn đến ngà răng bị lộ

Thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày gây tác động trực tiếp lên răng, do đó mà nguyên nhân chủ yếu lộ ngà răng đến từ: 

  • Chải răng sai cách: Chải răng quá mạnh theo chiều ngang làm mòn cổ răng.
  • Tật nghiến răng lúc ngủ: Lực siết răng mạnh khi nghiến răng làm mặt ăn nhai bị mài mòn.
  • Thói quen xấu: Cắn móng tay, cắn các vật cứng, dùng răng mở nút chai,…

⏩⏩⏩Bạn đang bị nghiến răng khi ngủ? Vậy thì bài viết sau đây sẽ có ích cho bạn: Những cách trị nghiến răng khi ngủ bằng phương thức dân gian tại nhà.

Ăn nhiều thực phẩm chứa axit

Thực phẩm có tính axit như nước ngọt có ga, nước chanh,… hay các loại thực phẩm có tính axit sẽ khiến men răng nhanh bị mài mòn hơn, từ đó làm lộ ngà răng bên trong.

Một số nguyên nhân khác

  • Khô miệng: Nước bọt có tác dụng làm sạch mảng bám trong khoang miệng, nếu miệng bị khô làm giảm tiết nước bọt thì sẽ khiến acid bám lâu hơn trên bề mặt răng. Lúc này sẽ làm tăng nguy cơ lộ ngà răng.
  • Dùng thuốc có pH axit thường xuyên: Cụ thể aspirin nhai, vitamin C nhai,… khi tiếp xúc với bề mặt răng có thể gây mòn răng.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Axit trong dạ dày trào lên khoang miệng sẽ gây ra nhiều tổn thương ở men răng.

Tác hại khi răng lộ ngà

Răng bị lộ ngà mang lại nhiều hậu quả về sức khỏe răng miệng

Răng lộ ngà mang lại những hậu quả không lường được

Thứ nhất, phần ngà răng bị lộ ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và làm giảm chất lượng cuộc sống. Ban đầu sẽ tình trạng đau nhức, ê buốt răng, đặc biệt nhạy cảm khi ăn nhai thực phẩm nóng, lạnh, chua, cay. Các hoạt động vệ sinh răng miệng hàng ngày như chải răng, súc miệng đều khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Thứ hai, khi bệnh lý tiến triển nặng hơn sẽ khiến chân răng tổn thương nghiêm trọng, kéo theo các hệ lụy như: hơi thở có mùi, áp xe răng,… thậm chí làm xương ổ răng bị tiêu hủy dần. Cuối cùng tình trạng lộ ngà răng nặng nhất là mất răng vĩnh viễn không thể phục hồi.

Cuối cùng, điều rất quan trọng là ngà răng bị lộ ra ngoài còn làm giảm thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng, màu sắc trên không hài hòa, răng bị mài mòn dần mất đi hình dáng ban đầu, đem đến cảm giác tự ti cho người bệnh. 

Chính vì những tác hại này mà ngay khi nhận thấy các dấu hiệu lộ ngà răng thì người bệnh nên đến trực tiếp nha khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định chính xác mức độ nặng nhẹ của răng, các biến chứng liên quan khác để từ đó đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.

Cách điều trị bằng phương pháp trám răng lộ ngà

Điều trị răng lộ ngà nên được thực hiện tại nha khoa thay vì ở nhà vì các biện pháp tại nhà không thể dứt điểm và có thể khiến bệnh lý trở nặng hơn. Điều trị tình trạng lộ ngà răng bằng phương pháp trám răng lộ ngà là phổ biến nhất hiện nay vì chi phí hợp lý, thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ trong một lần đến nha khoa. Hơn nữa, thực hiện chữa ngà răng tại nha khoa còn giúp tái tạo thân răng vững chững và đều màu, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Bác sĩ dùng dụng cục để trám răng bị lộ ngà

Hình ảnh điều trị răng lộ ngà

Các bước tiến thành điều trị tình trạng lộ ngà răng tại nha khoa như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành bôi kem làm giảm nhạy cảm của ngà răng. Mục đích của việc này là để đóng bịt kín ống ngà mở. Tiếp đó là bôi Vecni Fluor để làm chắc ngà răng và men răng.
  • Bước 2: Người bệnh cần ngậm khay duy trì có chứa thành phần Fluor để giúp làm chắc răng.
  • Bước 3: Để kết thúc quá trình chữa trị lộ ngà răng thì bác sĩ trám bít hoặc dán các loại phục hình để đóng kín về mặt ngà răng, đồng thời tạo thẩm mỹ cho răng.

Làm gì để tránh và giảm bớt tình trạng trám răng lộ ngà về bị đau?

Sau khi trám răng lộ ngà, sẽ bị ê buốt từ khoảng 1 – 2 tuần đầu là chuyện bình thường và sẽ hết sau thời gian đó. Nhưng nếu tình trạng đau nhức kéo dài trên 2 tuần, tốt nhất bạn phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như đã kể trên. 

Hình ảnh răng bị lộ ngà ở phần chân răng

Hiện nay, để đối phó nhanh với hiện tượng ê buốt răng sau trám, khách hàng có thể tham khảo qua một vài cách sau đây:

  1. Đắp tỏi, gừng lên vùng răng bị ê sẽ làm giảm nhanh cảm giác đau buốt
  2. Súc miệng bằng nước muối để ức chế các vi khuẩn trên răng
  3. Chườm nóng hoặc dùng đá lạnh để chườm vào chỗ trám răng bị ê buốt

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia nha khoa thì những cách giảm đau truyền thống trên chỉ có thể mang lại tác dụng trong một thời gian ngắn mà thôi. Chính vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, tốt nhất khách hàng nên đến tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục tốt nhất.

  1. Trong trường hợp răng bị ê buốt do sâu răng hoặc viêm tủy răng, bác sĩ sẽ thực hiện tháo bỏ miếng trám cũ, nạo sạch vết sâu, lấy tủy răng sạch sẽ, sau đó mới cẩn thận tiến hành trám lại răng.
  2. Nếu răng bị ê buốt do trám không đúng kỹ thuật hoặc gặp phải tình trạng răng bị hở, cong vênh, kích ứng…. Lúc đó, bác sĩ sẽ tháo miếng trám cũ ra và thay bằng miếng trám mới để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Sau khi hoàn thành quá trình trám răng, việc chú ý vệ sinh chăm sóc răng miệng vô cùng quan trọng giúp tránh tình trạng ê buốt răng sau trám và đảm bảo chỗ trám bền đẹp lâu, bao gồm: 

+ Hạn chế sử dụng các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh hay quá cứng ngay sau khi trám răng

+ Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng loại thuốc đánh răng dành cho răng nhạy cảm trong thời gian đầu sau khi trám

+ Sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ

+ Tái khám theo đúng lịch hẹn

Phòng ngừa răng bị lộ ngà

Để ngăn chặn ngà răng bị lộ, người bệnh cần thay đổi cách vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống cùng một vài bước đơn giản sau đây:

  • Chải răng đúng cách thật nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm theo chiều dọc hoặc vòng tròn. Không đánh răng quá nhiều lần trong một ngày nếu không thật sự cần thiết.
  • Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng có chứa Flour làm men răng chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường, tinh bột cũng như các loại đồ uống có gas, nước trái cây chua,…

Khi đã biết được nguyên nhân khiến ngà răng bị lộ, bạn nên chú ý trong vấn đề chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc răng cũng như tính thẩm mỹ về sau.

Bạn có thể tham khảo quy trình điều trị răng lộ ngà tại Nha khoa Parkway. Nha khoa Parkway là cơ sở đã hoạt động được gần 10 năm trên thị trường. Đội ngũ nha sĩ tại Parkway được kiểm định gắt gao để đảm bảo tay nghề chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ luôn đạt chuẩn. Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật chất tại Nha khoa Parkway đều được đầu tư đồng bộ và đạt chuẩn Singapore. Do đó khách hàng có thể an tâm thăm khám và điều trị với chất lượng dịch vụ chuẩn quốc tế tại Nha khoa Parkway

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết