Răng khôn không đơn thuần là những chiếc răng mọc lên chỉ để hoàn thiện cả hàm răng mà nó còn có nhiều vấn đề và ảnh hưởng xung quanh. Bài viết dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi thường gặp nhất về răng khôn: Răng khôn mọc ở đâu? Quy trình mọc răng khôn?
Răng khôn là gì?
Răng khôn là chiếc răng hàm đặc biệt mọc cuối cùng trong cung hàm của một người trưởng thành, nằm bên cạnh chiếc răng số 7 và được gọi là răng số 8. Răng không xuất hiện mà vẫn được các mô hoặc xương bao phủ như vậy được còn được gọi là “răng mọc ngầm”. Răng khôn sẽ theo đúng tên gọi của mình, là răng được hình thành khi là người trưởng thành và có thể chúng ta có thể “khôn ngoan” hơn khi chúng mọc lên. (1)
Mọi người thường hay nói răng khôn là chiếc răng vào một ngày đẹp trời có thể khiến nhiều người cảm thấy vô cùng phiền toái bởi những vấn đề mà chúng gây ra như đau đớn, nhiễm trùng và nhiều vấn đề khác nữa.
Tất cả mọi người đều phát triển hai bộ răng trong cuộc đời của họ. Bộ đầu tiên (răng sữa) bắt đầu phát triển trong thời kỳ sơ sinh, và cung cấp chức năng cần thiết để cắt và nghiền thức ăn trong thời thơ ấu. Từ sáu tuổi cho đến khi trưởng thành, những chiếc răng này dần dần được thay thế bằng bộ thứ hai, hay còn gọi là răng “vĩnh viễn”.
Cấu tạo của răng khôn là gì?
Răng khôn có cấu tạo gồm các bộ phận như một chiếc răng hoàn chỉnh bao gồm: Thân răng và chân răng. Thân răng là phần mắt thường có thể nhìn thấy được nằm phía trên nướu được phủ bởi các men răng. Cuối cùng là chân răng, gắn kết với xương hàm, được cố định bởi các dây chằng nha chu. Răng khôn không có số lượng chân răng nhất định mà còn tùy thuộc vào từng khung hàm. (2)
Răng khôn cấu thành bởi các bộ phận:
- Bao bọc lấy thân răng là men răng ở phía ngoài cùng, cấu tạo lên từ 96% chất vô cơ và có đặc điểm rất cứng.
- Phần chiếm khối lượng lớn của răng chính là ngà răng. Nằm trong và được bao bọc bởi men răng, ngà răng mềm và có màu vàng nhạt, có tính xốt, đàn hồi cao và có tính thấm. Ngà răng được cấu tạo từ 70% chất vô cơ, 30% là chất vô cơ và nước. Ngà răng là bộ phận khá nhạy cảm, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với các tác động nhiệt độ nóng, lạnh bên ngoài.
- Cuối cùng, tủy răng nằm trong buồng tủy và ống tủy. Tủy răng là bộ phận trực tiếp chi phối các hoạt động cơ học của răng và giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi răng, chứa các mạch máu, dây thần kinh, mạch hạch,…
Chức năng của răng khôn
Nhổ răng khôn là một thủ thuật không mấy xa lạ hiện nay vì thường chỉ có 28 chiếc răng trong miệng. Nếu trong bộ hàm của chúng ta, cả 4 chiếc răng khôn đều mọc sẽ khiến bộ răng bị quá tải và gây ra nhiều vấn đề. Miệng của một người bình thường chỉ cần có khoảng 28 chiếc răng nên mục đích của việc mọc răng khôn là gì? (3)
Được đánh giá y tế bởi Edmund Khoo, DDS, một chỉnh nha và một phó giáo sư về y khoa tại Đại học New York, chiếc răng hàm thứ ba hay răng khôn những chiếc răng bổ sung, rất hữu ích trong quá trình ăn nhai. Chế độ ăn kiêng này ảnh hưởng xấu đến răng – đặc biệt là nếu không có các công cụ bảo dưỡng hữu ích mà chúng ta thích ngày nay như bàn chải đánh răng, hồ dán và chỉ nha khoa – vì vậy răng tổ tiên của chúng ta đã bị mòn và rụng đáng kể do sâu răng.
Ngay cả với sự phổ biến hiện nay của “chế độ ăn kiêng Paleo”, con người hiện đại không tiêu thụ các loại thực phẩm đòi hỏi những chiếc răng thừa này. Thức ăn của chúng ta thường mềm hơn rất nhiều, và cùng với việc nấu nướng và dụng cụ, ngày mọc của chiếc răng khôn hữu ích đã trôi qua. Tuy nhiên, sự tiến hóa vẫn chưa bắt kịp chúng ta, chính vì vậy chúng ta vẫn có những chiếc răng thừa đó muộn hơn khi còn trẻ và chúng gây cho chúng ta mặt hại nhiều hơn mặt lợi.
Răng khôn mọc ở đâu? Răng khôn mọc khi nào?
Bạn đã biết răng khôn mọc khi nào chưa? Răng khôn sẽ theo đúng tên gọi của mình, là răng được hình thành khi là người trưởng thành, tuy nhiên không có giá trị về mặt thẩm mỹ. Theo Sức khỏe Răng Miệng của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), răng khôn thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 đến 21. Răng khôn chỉ có thể mọc lên một phần, không mọc lên hoàn toàn. Câu trả lời chính xác nhất cho răng khôn mọc ở đâu là vị trí cuối cùng của cung hàm. Thậm chí trong một số trường hợp, răng khôn còn mọc ẩn trong mô nướu.
Tác hại của răng khôn như thế nào?
1. Viêm lợi trùm
Vì răng khôn mọc ở trong cùng dẫn đến việc khi mọc chồng chéo và thức ăn bị nhồi nhét lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nhiễm, sưng đỏ, viêm lợi trùm, thậm chí có thể tạo mủ áp xe. Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng và có nguy cơ phá hủy xương xung quanh răng, nhiễm trùng…
Xem thêm: Răng khôn bị lợi trùm có tự hết không? Dấu hiệu và cách chữa trị
2. Nhiễm trùng nguy hiểm
Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các khu vực cơ quan xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ,… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu những bất thường của răng khôn chưa được chữa trị kịp thời.
3. Răng mọc mắc kẹt
Đôi khi, xương hàm và các răng khác ngăn không cho răng khôn mọc vào và răng vẫn bị mắc kẹt bên dưới đường viền nướu. Điều này có thể gây đau dữ dội trong miệng. Các dấu hiệu khác của một chiếc răng khôn bị ảnh hưởng bao gồm đau xung quanh răng hàm của bạn, nhưng không có dấu hiệu của một chiếc răng đang mọc. Bạn cũng có thể phát triển một u nang ở phía sau miệng.
4. Sâu răng
Thức ăn cũng có thể bị kẹt trong nướu xung quanh răng hàm thứ ba, có thể gây bệnh sâu răng trên răng hàm thứ ba mới mọc của bạn. Các răng phía trước của răng khôn cũng có thể bị sâu vì không có đủ không gian để chải hoặc dùng chỉ nha khoa.
5. Viêm nha chu
Răng khôn thường ở các vị trí khó vệ sinh nên rất dễ khiến răng dính nhiều vi khuẩn và gây ra bệnh viêm nha chu. Bệnh viêm nha chu là một loại bệnh nhiễm trùng nướu vô cùng nguy hiểm có thể khiến răng bị lỏng và dẫn đến rụng răng bơi làm tổn thương các mô mềm.
6. Cơ xương hàm mọc không cân đối
Những chiếc răng khôn khi mọc lên không đủ không gian trong miệng cho chúng sẽ khiến những chiếc răng còn lại dịch chuyển khỏi vị trí của chúng và khiến bộ răng không cân đối, dễ bị lệch hoặc khấp khểnh răng.
Có nên nhổ răng khôn không? Vì sao phải nhổ?
1. Khi nào không cần phải nhổ răng khôn?
Việc nhổ răng khôn không phải khi nào cũng cần thiết và không phải bất cứ răng khôn nào cũng cần phải nhổ. Nếu răng của bạn không có bất kỳ vấn đề đau nhức, sưng viêm hay ảnh hưởng gì về mặt thẩm mỹ thì việc nhổ răng khôn là không cần thiết. Việc giữ lại răng khôn sẽ phát huy đúng vai trò của chúng và củng cố và hoàn thiện bộ răng hàm hoàn chỉnh.
Ngoài ra, trong trường hợp mất răng số 7 và nếu răng khôn số 8 mọc thẳng, chiếc răng này có thể được dùng làm trụ cho một phục hình cầu răng của bạn, khi đó răng đóng vai trò chỉnh hình làm làm trụ cho cả hàm răng.
2. Khi nào nên và không nên và vì sao?
Sau khi đã hiểu rõ răng khôn mọc ở đâu rồi, bạn sẽ cần đi tiếp tới thời gian nào nên xử lý vấn đề của mình. Ở nhiều người, răng khôn có thể mọc bình thường và không có lý do gì để loại bỏ chúng. Trong khi tất cả mọi người nên chụp X-quang răng định kỳ vào khoảng thời gian mọc răng khôn, tuy nhiên, chỉ những người bị đau hoặc có dấu hiệu chèn ép hoặc bất thường mới cần loại bỏ. Và nếu gặp một trong các trường hợp dưới đây, bạn cần ngay lập tức đến gặp nha khoa để xử lý chiếc răng khôn để tránh các rủi ro sau đây:
- Khi răng khôn đau nhức, khiến các răng bên cạnh bị ảnh hưởng hoặc chịu tác động xấu;
- Răng khôn mọc chen lấn sang các răng bên cạnh, làm cho các răng khác bị xô vẹo, sai lệch khớp cắn. Từ đó khiến cho thức ăn bị mắc kẹt và rất khó vệ sinh, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn hoạt động và gây ra các bệnh về răng như đã đề cập ở phần trên;
- Răng khôn vẫn mọc bình thường nhưng không có phần răng hàm phía đối diện. Khi răng khôn phát triển sẽ khiến cho phần nướu phía đối diện bị tổn thương và tương tự cũng gây ra các vấn đề lớn về răng miệng;
- Răng khôn có kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ gây ra nhiều vấn đề về ăn uống và vệ sinh răng miệng.
- Tất cả chúng ta khi gặp các trường hợp ở trên, cần đến ngay nha sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tuy nhiên, vào những thời điểm dù gặp phải vấn đề dù rất đau nhức và bạn muốn nhổ chiếc răng đó ngay lập tức, nhưng bạn vẫn cần bình tĩnh để không gây bất kỳ vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Theo đó, trong những trường hợp dưới đây bạn chưa được nhổ răng khôn:
Khi bạn vừa mới khỏi ốm, hệ miễn dịch trong cơ thể bạn vẫn đang còn yếu và chưa thực sự ổn định và bạn vẫn cần thời gian để cơ thể khỏe mạnh trở lại. Việc nhổ răng khi cơ thể vừa ốm dậy sẽ khiến cơ thể bạn thêm mệt mỏi và nhiều di chứng ảnh hưởng tiêu cực phía sau.
Trong thời kỳ mang thai, hàm lượng canxi của cơ thể mẹ thường không ổn định. Đặc biệt, phụ nữ mang thai thường phải tránh ăn nhiều đồ ăn để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, cần phải kiêng kỵ để không bị đau nhức, sưng tấy cũng như nhiều hệ lụy khác xảy ra nếu nhổ răng trong khoảng thời gian này cũng cần được xem xét và hỏi trực tiếp ý kiến từ nha sĩ chuyên khoa.
Nếu bạn đang trong tình trạng bị viêm lợi, tốt nhất không nên nhổ răng bởi nhổ răng khôn sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Đặc biệt, bạn sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý như: rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường, tim mạch,… Răng khôn còn liên kết trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng khác như: dây thần kinh, xoang hàm,… nên khi nhổ răng cũng cần đặc biệt lưu ý.
Dấu hiệu khi mọc răng khôn như thế nào?
Đối với những người mọc răng khôn, ít nhiều trong số họ sẽ cảm nhận rõ được những điều bất thường. Dưới đây là một số dấu hiệu mọc răng khôn cụ thể:
1. Sưng lợi
Đối với các răng khôn mọc với kích thước quá to sẽ khiến chúng phải chen chúc dưới nướu và chưa thể chồi lên và đó cũng là lý do khiến cho lợi bị sưng. Việc sưng lợi sẽ làm hai hàm nhai bị lệch.
2. Sưng má
Lợi bị sưng chỉ là cấp độ bình thường đối với những chiếc răng khôn mọc thẳng hoặc mọc lệch. Còn đối với trường hợp răng khôn mọc thẳng vào răng số 7, hoặc bị nhiễm trùng có thể khiến nướu sưng to hơn bình thường và mạch máu bị sưng lên khiến má bị sưng tấy.
3. Sốt
Khi cơn đau bởi răng khôn đến với cường độ mạnh hơn, bạn sẽ bị đau dữ dội. Thậm chí có thể bị đau đớn đến phát sốt hoặc sưng hạch ở vùng cổ.
4. Xuất hiện mủ
Lên mủ do mọc răng khôn là một tình trạng nguy hiểm. Đó là khi chiếc răng khôn hình thành áp xe do một phần của nó bị kẹt ở phía dưới, dắt thức ăn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. Khi ấn vào vùng mọc răng sẽ thấy có mủ trắng, lẫn chút máu, kèm theo cảm giác đau nhức. Khi đó bạn cần đến bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
5. Đau đớn
Nhiều người thắc mắc rằng mọc răng khôn có đau không và câu trả lời là có. Khi mọc răng khôn, bạn có thể bị đau ở nướu trong cùng, kèm theo cảm giác nhức và khó chịu. Ngoài những triệu chứng trên, khi mọc răng khôn còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như hôi miệng, chảy máu, nhức đầu, đau tai,…
Con người có bao nhiêu cái răng khôn?
Răng khôn mọc tổng cộng 4 chiếc cấu thành đủ bộ 32 chiếc răng của con người. Răng khôn luôn là chiếc răng mọc xa nhất trong mỗi góc phần tư của miệng. Hầu hết mọi người đều có bốn chiếc răng khôn, nhưng nhiều người có thể chỉ có ba, hai, một hoặc nếu bạn đặc biệt may mắn thì không có.
Cách chăm sóc sau khi mổ răng khôn?
- Chế độ chăm sóc: Để đẩy nhanh quá trình lành thương sau khi nhổ răng, bạn nên chú ý đến thói quen vệ sinh và ăn uống:
- Đầu tiên về chế độ ăn uống: Sau khi nhổ răng, bạn nên chú ý ăn gì và kiêng ăn gì, hạn chế thức ăn cứng, có tính đàn hồi, dính, hoặc quá nóng hoặc quá lạnh. Thay vào đó, bạn nên ăn những thức ăn loãng, mềm như cháo, súp, sữa…
- Thứ hai là vệ sinh sau khi nhổ răng khôn: Ngoài việc chải răng 2 lần sáng và tối, bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để đảm bảo răng được làm sạch một cách triệt để.
Tiểu phẫu răng khôn ở đâu uy tín?
Những vấn đề răng khôn gây ra nhiều vấn đề lo lắng và một điều cũng khiến mọi người băn khoăn là tiểu phẫu răng khôn ở đâu uy tín. Phòng khám Nha khoa Parkway – Phòng nha chuyên sâu đạt chuẩn phẫu thuật được Sở Y tế cấp phép và thiết bị y tế được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Đây là địa chỉ đáng tin cậy cho bạn yên tâm thực hiện nhổ răng khôn an toàn. Công nghệ nhổ răng tại đây không gây đau đớn chắc chắn sẽ làm hài lòng hàng nghìn khách hàng với những ưu điểm vượt trội.
Trước khi nhổ răng, khách hàng sẽ được gây tê nhằm làm giảm bớt đau đớn trong quá trình nhổ răng. Với phương pháp nhổ răng truyền thống, cách gây tê vùng duy nhất là tiêm vào nướu gần vị trí răng cần nhổ đã trở thành nỗi “ám ảnh” của nhiều người. Tuy nhiên, với sự ra đời của công nghệ nhổ răng khôn không đau hiện đại, các phương pháp gây tê đa dạng hơn, có các loại thuốc tê khác nhau như xịt, bôi ngoài giúp xóa bỏ tâm lý e ngại phẫu thuật của mọi người.
Lưu lượng thuốc tê, thời gian phun bổ sung hay tốc độ bơm cũng được kiểm soát để giúp quá trình chiết xuất dễ dàng hơn. Các thiết bị, dụng cụ nhổ răng khôn không đau tác động trực tiếp vào mô mềm và xương ổ răng nên tránh gây tổn thương, đau đớn cho bệnh nhân. Tổng thời gian lấy răng ra khỏi hàm diễn ra rất nhanh chỉ trong vài phút, giúp bệnh nhân không phải chịu tâm lý căng thẳng quá lâu.
Sau khi nhổ răng khôn công nghệ mới, khách hàng sẽ được sử dụng chất khử trùng chlorhexidine và các loại vitamin, khoáng chất. Chúng có hiệu quả trong việc giảm đi cảm giác đau đớn và sưng đến mức tối thiểu và tái tạo các mô và giúp các vết thương được chữa lành một cách nhanh chóng.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến răng khôn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tự trả lời các câu hỏi răng khôn nằm ở đâu? Răng không mọc bên nào? và khi nào cần tiểu phẫu răng khôn?