Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Nhổ răng khôn là gì? Lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn?

Lưu ý trước sau khi nhổ răng khôn

Răng khôn là chiếc răng không có chức năng ăn nhai nhưng lại gây ra bất lợi cho bạn nếu chúng mọc lệch. Không chỉ vậy, chúng còn dễ gây ra các bệnh lý răng miệng. Vậy có nên nhổ răng khôn không? Cần lưu ý gì trước và sau khi nhổ răng khôn? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nhổ răng khôn là gì?

Răng khôn thường mọc ở vị trí cuối cùng trên hàm răng, thường xuất hiện ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên. Chiếc răng này thường không có tác dụng nhiều trong việc nhai và có thể gây ra nhiều vấn đề như đau đớn, sưng tấy, viêm nhiễm hoặc thậm chí làm xô lệch các răng khác,… Do đó, nhiều người thường được khuyên nên nhổ răng khôn để tránh các biến chứng này.

Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu nha khoa nhằm loại bỏ một hoặc nhiều răng khôn (răng số 8) mọc trong cung hàm. Thông thường, đa số các trường hợp răng khôn đều nên nhổ bỏ. Đặc biệt là các trường hợp răng khôn bị sâu, mọc chen chúc hoặc gây viêm nướu.

Nhổ răng khôn - 2

Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu nha khoa nhằm loại bỏ một hoặc nhiều răng khôn

Răng khôn gây nên những ảnh hưởng gì?

Răng khôn bị sâu

Một trong những trường hợp nên nhổ răng khôn là khi chiếc răng này bị sâu. Răng khôn thường mọc ở vị trí cuối cùng của hàm nên rất khó để làm sạch vụn thức ăn giắt ở đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây ra tình trạng sâu răng.

Đặc biệt, trong trường hợp răng khôn chỉ nhú một phần khỏi lợi hoặc mọc lệch đâm sang răng kế cận thì rủi ro sâu răng còn cao hơn nữa. Về lâu dài, tình trạng sâu răng ngày càng nặng nề, gây ra nhiễm trùng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội.

Răng khôn mọc chen chúc

Răng khôn mọc chen chúc cũng là một trường hợp nên nhổ bỏ để tránh các biến chứng hoặc bệnh lý răng miệng. Một số trường hợp răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh còn có thể khiến răng kế cận bị lung lay, tiêu xương, dễ rụng.

Bên cạnh đó, răng khôn chen chúc làm cho hàm răng xô lệch sẽ khiến khả năng ăn nhai bị giảm sút, bệnh nhân có thể sẽ phải chịu đựng cơn đau âm ỉ, dai dẳng trong suốt thời gian dài tại vị trí răng khôn mọc. Nguy hiểm hơn, một số trường hợp răng khôn mọc lệch còn khiến bạn bị nhiễm trùng lan sang mang tai, mắt, cổ,…

Viêm nướu xung quanh răng khôn

Vùng nướu xung quanh răng khôn rất dễ bị viêm bởi khu vực này tích tụ nhiều vi khuẩn. Khi viêm lợi thì bạn có thể sẽ bị hôi miệng, đau nhức, lợi lỏng ra khỏi răng,… Tình trạng viêm lợi bị tái lại nhiều lần sẽ khiến sức khỏe răng miệng giảm sút.

Các trường hợp cần thiết phải nhổ răng khôn

Nếu như răng khôn mọc một cách bình thường, không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thì sẽ không cần thiết phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc nhổ răng khôn là cần thiết như:

  • Răng khôn mọc lệch gây ra hàng loạt các biến chứng như đau dữ dội, nhiễm trùng, phát hiện u nang, răng xung quanh bị ảnh hưởng.
  • Răng khôn chưa gây ra biến chứng, tuy vậy giữa răng khôn và răng bên cạnh tồn tại khe hở dễ gây mắc kẹt thức ăn.
  • Răng khôn mọc thẳng, không chen chúc, cung hàm có đủ chỗ cho răng mọc nhưng hình dạng răng bất thường, kích thước răng nhỏ khiến thức ăn bị nhồi nhét sang răng kế bên.
  • Răng khôn mọc đủ chỗ, nhưng răng đối diện không mọc khiến răng bị trồi vào phần nướu của hàm đối diện mỗi khi ăn nhai khiến tình trạng tổn thương nướu dễ xảy ra.
  • Răng khôn bị bệnh lý răng miệng như sâu răng, răng sứt mẻ, viêm nha chu.
  • Khi thủ thuật chỉnh nha, trồng răng giả yêu cầu nhổ răng số 8.
Nhổ răng khôn - 3

Răng khôn mọc lệch có thể gây ra hàng loạt các biến chứng

Khi nào không nên nhổ răng khôn?

Việc nhổ răng khôn cần phải được sự chỉ định của bác sĩ nha khoa, có nhiều trường hợp nhổ răng khôn nói riêng và nhổ răng nói chung sẽ không được thực hiện bởi:

  • Răng khôn mọc thẳng, không có vấn đề bất thường, không gây biến chứng, không mắc kẹt giữa mô xương và lợi răng.
  • Bệnh nhân có bệnh lý sức khoẻ như rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, tiểu đường,…
  • Răng khôn có liên quan đến các bộ phận quan trọng khác như xoang hàm, dây thần kinh,…và không thể thực hiện nhổ, mổ hay phẫu thuật.

Những điều cần lưu ý trước khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu đơn giản nhưng lại khiến nhiều người lo lắng. Để quá trình phẫu thuật răng khôn diễn ra thuận lợi thì bạn cần lưu ý  huẩn bị tinh thần thoải mái và đặc biệt là phải ăn uống đầy đủ, không được để bụng đói khi nhổ răng. Bên cạnh đó, trước khi tới nha khoa nhổ răng, bạn cũng nên vệ sinh miệng thật kỹ tại nhà.

Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp phim răng và xét nghiệm máu để xác định bạn đủ điều kiện mổ răng khôn hay không. Nếu bạn đang rơi vào các trường hợp đặc biệt sau thì cần báo ngay cho bác sĩ:

  • Đang có kinh nguyệt, mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú.
  • Mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như bệnh tim, bệnh tiểu đường, ung thư,…
  • Từng dị ứng thuốc, đặc biệt là dị ứng các loại giảm đau, gây mê, thuốc tê,…
  • Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý trước khi đi nhổ răng khôn là chọn địa chỉ phẫu thuật răng khôn đảm bảo uy tín, trang thiết bị chắc chắn phải vô trùng và hiện đại. Bác sĩ cần là người có tay nghề giỏi, chuyên nghiệp để không gây ra biến chứng khi nhổ răng.

Xem thêm: Quy trình nhổ răng khôn đúng chuẩn tại nha khoa gồm các bước nào?

Sau khi nhổ răng khôn cần lưu ý điều gì?

Cắn bông gạc cầm máu

Ngay khi vừa nhổ răng xong, bác sĩ sẽ đắp một miếng gạc sạch lên vết thương của bạn nhằm cầm máu. Lúc này bạn cần cắn chặt miếng gạc, đừng thả lỏng. Việc đó sẽ giúp miếng gạc tạo ra lực ép xuống vết thương, ngăn máu chảy. Trong suốt thời gian ngậm gạc thì không nên nói chuyện hay há mồm để tránh làm miếng gạc lỏng ra gây chậm quá trình đông máu.

Nếu thấy gạc ướt sũng máu và quá mềm thì bạn có thể thay gạc. Tuy nhiên, nên hạn chế thực hiện điều này vì nếu thay gạc nhiều thì quá trình đông máu cũng sẽ bị chậm lại.

Tuyệt đối không dùng lưỡi, dị vật hay ngón tay chạm vào vết thương nhổ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng chéo. Khi xì mũi, ho hoặc hắt xì thì cần hết sức nhẹ nhàng để vết thương không bị chảy máu lại. Đây là lưu ý đầu tiên sau khi mới nhổ răng khôn xong cần phải làm.

Uống thuốc giảm đau và kháng viêm

Khi thuốc tê tan hết thì cơn đau do mổ răng khôn sẽ khiến bạn khó chịu. Lúc này việc sử dụng thuốc giảm đau là rất cần thiết và được cho phép. Tuy nhiên những loại thuốc giảm đau, chống viêm mà bạn sử dụng bắt buộc phải là loại được kê toa theo chỉ định của bác sĩ. Uống đúng liều lượng được bác sĩ chỉ dẫn và tuyệt đối không dùng thêm loại khác nhé!

Chườm lạnh, chườm nóng

Chườm nóng, lạnh cũng là cách hay để giảm cảm giác đau sưng sau khi nhổ răng khôn. Bạn cần lưu ý là chỉ chườm ngoài má vùng gần răng khôn, tuyệt đối không chườm trực tiếp lên vết thương.

Đá lạnh có công dụng cầm máu, giảm sưng rất tốt nhờ chức năng khiến các mạch máu co lại. Bạn nên chườm đá liên tục trong vòng từ 10 – 20 phút. Nếu vẫn muốn chườm tiếp thì nghỉ 30 phút trước khi tiếp tục chườm.

Chườm đá thích hợp áp dụng trong 24 giờ đầu tiên sau nhổ răng. Ngày tiếp theo, bạn có thể chườm khăn ấm lên má để máu lưu thông tốt hơn, nhanh tan máu bầm và hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Điều tiếp theo cần phải chú ý sau khi nhổ răng khôn là vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Ngày đầu tiên sau khi nhổ thì bạn chỉ cần làm sạch lưỡi, chải nhẹ răng ở các vùng xa khu vực phẫu thuật răng khôn.

Lưu ý, tuyệt đối không để bàn chải tới vị trí nhổ răng, tránh gây hại cho cục máu đông. Bạn vẫn có thể sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa như bình thường.

Nghỉ ngơi, hạn chế gắng sức

Sau khi nhổ răng khôn thì bạn nên nghỉ ngơi, cố gắng ngủ để ổn định huyết áp. Điều này giúp máu đông nhanh hơn và lợi hồi phục tốt hơn. Tạm thời dừng các hoạt động thể chất trong vòng tối thiểu hai tư giờ sau khi nhổ răng.

Ngoài ra, nên nằm gối cao đầu hơn bình thường một chút để máu và nước bọt không khiến bạn bị sặc. Bạn cũng cần tránh nằm nghiêng về phía răng khôn bị nhổ để tránh tình trạng ứ đọng máu. Khi ngồi thì cần thẳng đầu, không cúi hay gập người, không nâng nhấc các vật nặng.

Ăn uống đủ chất

Dù vết thương khiến bạn khó chịu và bất tiện trong ăn uống thì bạn vẫn cần dung nạp đủ các dưỡng chất cần thiết. Hãy chờ thuốc tê tan hết rồi thử ăn những món mềm, nhẹ nhàng nhé. Tránh xa những đồ ăn nóng, lạnh, cứng hoặc giòn. Không sử dụng ống hút vì chúng có thể chọc vào cục máu đông khiến cục máu nảy ra khỏi lợi.

Bạn cần ăn đủ các bữa và ăn thức ăn nguội. Món ăn mát chính là sự lựa chọn tuyệt vời trong thời điểm này. Các món như sữa chua, sinh tốt, thạch mềm,… đều rất nên ăn. Chế độ ăn của bạn có thể chuyển dần từ lỏng sang đặc và có thể ăn đồ cứng sau khi nhổ khoảng vài ngày.

Những món dai, dính hoặc thức uống chứa Caffeine, cồn và nhiều đường cũng cần tránh. Ngoài ra thì bạn cũng không được hút thuốc lá trong vài ngày sau nhổ răng.

Tái khám đúng định kỳ

Hãy thực hiện tái khám theo chỉ định của bác sĩ để được kiểm tra vết thương và tình trạng phục hồi của ổ răng. Nếu có sự bất thường trong quá trình lành thương thì cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng như thế nào sau khi nhổ răng khôn?

Thực phẩm nên ăn

Có 3 loại thực phẩm mà bạn nên sử dụng sau khi mới thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn: Thức ăn mềm, thức ăn mát và thức ăn giàu dinh dưỡng.

Thực phẩm mềm không gây tốn quá nhiều lực ăn nhai và không gây ra sự va đập mạnh vào vùng răng vừa nhổ. Các món ăn mềm bạn có thể sử dụng là cháo, súp, sinh tố hoa quả, rau củ hầm nhừ, cơm nấu nhão,… Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ ăn những món này khi đã nguội, tuyệt đối không ăn khi nóng.

Thực phẩm mát sẽ giúp làm dịu tình trạng sưng tấy của vùng răng vừa nhổ. Bạn có thể thưởng thức các món mát nhẹ như chè, thạch, sữa tươi,… Chú ý sau khi nhổ răng khôn hàm trên và dưới xong là chỉ ăn đồ mát chứ không ăn đồ lạnh vì thực phẩm lạnh có thể gây ra cảm giác nhức buốt.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng rất cần thiết trong giai đoạn này. Bạn không nên kiêng tuyệt đối các món thịt, cá, rau xanh mà vẫn cần ăn đầy đủ. Bởi cơ thể chúng ta cần đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để phục hồi sau khi mất một lượng máu vì nhổ răng. Đối với những thực phẩm nhiều đạm và các chất bổ thì bạn nên ninh nhừ, hầm kỹ hoặc xay nhuyễn.

Thực phẩm không nên ăn

Trong một tuần đầu sau khi nhổ răng khôn hàm trên và dưới, bạn cần kiêng tuyệt đối các món ăn cần nhai nhiều như các món dai, cứng, giòn. Những món ăn này không chỉ khiến bạn phải tác động lực nhai lớn xuống khung hàm mà còn có nhiều mảnh vụn cứng dễ lọt xuống ổ răng khiến vùng này lâu lành thương hơn.

Dịch vụ nhổ răng khôn tại nha khoa Parkway

Nhổ răng khôn là tiểu phẫu không quá phức tạp nhưng cũng gây chảy máu và cần gây tê, do đó bạn nên lựa chọn nha khoa chất lượng tốt để đảm bảo an toàn trong quá trình nhổ răng. Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Khi nhổ răng khôn tại Parkway, khách hàng có thể an tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng

Đặc biệt, tại Parkway áp dụng công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm với các ưu điểm như:

  • Thời gian nhổ răng nhanh chóng từ 5 – 20 phút.
  • Vùng tác động nhỏ, ổ răng được bảo tồn tốt hơn.
  • Hỗ trợ bác sĩ giúp thao tác nhổ răng đơn giản hơn, hạn chế tổn thương.
  • Giảm sưng, bớt chảy máu.

Tham khảo các gói dịch vụ nhổ răng khôn tại nha khoa Parkway

Hy vọng bài viết trên đã giúp giải đáp những thắc mắc của bạn về lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn. Khi tiêu phẫu răng khôn, bạn cần lưu ý lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chú ý chăm sóc sau khi tiểu phẫu răng khôn cần làm gì. Nếu còn thắc mắc về nhổ răng khôn hay các vấn đề nha khoa khác, bạn hãy liên hệ Parkway nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

viêm tủy răng có mủ - 1

Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm tủy răng có mủ gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt khi ăn nhai. Vậy chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu thêm nhé

Xem chi tiết
viêm nha chu có lây không - 2

Bệnh viêm nha chu có lây không? Cách hạn chế lây nhiễm viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nguy hiểm dẫn đến tình trạng viêm tủy, lung lay, mất răng nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh viêm nha chu có lây không? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu dưới dây.

Xem chi tiết
Niềng răng thẩm mỹ - 1

Niềng răng thẩm mỹ gồm những phương pháp nào? Giá bao nhiêu?

Niềng răng là gì, tại sao phải niềng răng, có những loại niềng răng nào niềng răng có đau không, niềng răng bao lâu,… Tất cả đều có trong bài viết này.

Xem chi tiết
Niềng răng bị tụt lợi: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tại sao niềng răng bị tụt lợi? Những dấu hiệu và cách cách khắc phục

Thực hư niềng răng bị tụt lợi? Có nguy hiểm không và làm cách nào để khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu

Xem chi tiết