14 tuổi nhổ răng sữa có mọc lại không? Nha khoa giải đáp
Răng sữa là bộ răng mọc đầu tiên và khá sớm ở trẻ. Sau đó đến độ tuổi nhất định thì răng sữa bắt đầu được thay bằng răng vĩnh viễn. Vậy 14 tuổi nhổ răng sữa có mọc lại không? Cách chăm sóc bé như thế nào để quá trình thay răng sữa và mọc răng mới diễn ra thuận lợi? Bài viết hôm nay của Parkway sẽ giải đáp thắc mắc này.
Răng sữa là răng gì?
Răng sữa hay còn được gọi là răng trẻ em, răng nguyên thuỷ. Đây là loại răng xuất hiện đầu tiên trong đời của mỗi người. Răng sữa mọc trong giai đoạn trẻ sơ sinh và thường rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc và gắn với giai đoạn đầu phát triển của trẻ. Quá trình hình thành răng sữa bắt đầu từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai, được lắng đọng chất men và ngà từ tháng 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh. Sau đó sẽ chính thức xuất hiện trong khoang miệng từ khoảng tháng thứ 6 cho đến khi trẻ được 2-3 tuổi. Trẻ có đủ bộ răng sữa sẽ bao gồm 20 răng với 10 răng hàm trên, 10 răng hàm dưới.
Răng sữa là loại răng mọc đầu tiên trong đời mỗi người
Vai trò của răng sữa
Vai trò của răng sữa vô cùng quan trọng trong quá trình định hướng sức khỏe răng miệng trong giai đoạn tiếp theo:
Đảm bảo khả năng ăn nhai của trẻ.
Định hướng khung hàm cho sự phát triển răng vĩnh viễn.
Thẩm mỹ cho trẻ.
Quá trình này sẽ kéo đến giai đoạn bé thay răng vĩnh viễn (lúc này trẻ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn). Do đó, nếu không chăm sóc, vệ sinh răng miệng tốt trong giai đoạn này trẻ sẽ dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Trẻ mọc răng khi nào?
Mọc răng là một giai đoạn phát triển ở trẻ. Bình thường trẻ sẽ có những dấu hiệu mọc răng từ khi bé 6 tháng tuổi. Và tùy thể trạng từng bé mà có bé sẽ mọc sớm hơn, có bé sẽ mọc muộn hơn. Sau 12 tháng bé sẽ có khoảng 6 chiếc răng và đến 24 tháng tuổi sẽ có hàm răng sữa đầy đủ.
Trẻ sẽ mọc răng sau khi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mọc răng như chảy nước dãi nhiều, nổi mẩn xung quanh cằm và miệng, trẻ bị sốt nhẹ, trẻ hay nhai cắn, quấy khóc, bỏ bú…
Quá trình mọc răng sữa diễn ra ở bé khi bé khoảng 6 tháng tuổi bắt đầu mọc răng sữa đầu tiên và thường là 2 răng cửa hàm dưới. Tiếp theo đó 2 chiếc răng cửa hàm trên sẽ mọc khi bé khoảng từ 8 đến 12 tháng tuổi. Hai răng hàm trên đầu tiên xuất hiện khi bé 13 đến 19 tháng tuổi.
Hai răng hàm dưới mọc khi bé 14 đến 18 tháng tuổi. Hai chiếc răng nanh hàm trên mọc khoảng tháng 16 đến tháng 22. Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện khi bé khoảng 17 đến 23 tháng tuổi. Đến khi trẻ khoảng 23 đến 31 tháng tuổi sẽ mọc nốt hai răng hàm phía dưới. Hai răng hàm phía trên sẽ mọc khi bé khoảng 25 đến 33 tháng tuổi.
Đến khi trẻ 3 tuổi hầu hết sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa gồm 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới.
Độ tuổi trẻ em thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn
Độ tuổi thay răng ở các trẻ không hoàn toàn như nhau, có bé sẽ bắt đầu thay răng sớm vào khoảng 4 tuổi hoặc muộn hơn là tầm 7 đến 8 tuổi. Bất kỳ những biểu hiện nào như thay răng sữa quá sớm hay quá muộn bạn cũng cần nên đưa bé đi kiểm tra tại các cơ sở Nha khoa để biết được tình trạng răng miệng của bé.
Bình thường răng vĩnh viễn sẽ được mọc lên thay thế răng sữa tại cùng 1 vị trí, khi răng vĩnh viễn mọc lên nó sẽ gây ra quá trình tiêu chân răng sữa làm răng sữa yếu và rụng đi nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Độ tuổi thay răng vĩnh viễn ở trẻ thường diễn ra như sau:
Thay 4 răng cửa dưới: Khi bé 6 đến 8 tháng tuổi.
Thay 4 răng cửa trên: Khi bé 7 đến 9 tuổi.
Thứ tự thay răng sữa lần lượt khá giống với thứ tự mọc lên của chúng, răng nào mọc trước thì sẽ thay trước.
Thứ tự thay răng sữa của hàm trên: Răng cửa giữa – răng cửa bên – răng hàm nhỏ – răng nanh – răng hàm lớn.
Thứ tự thay răng sữa của hàm dưới: Răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng hàm nhỏ – răng hàm lớn.
Độ tuổi thay răng sữa của trẻ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có đặc điểm của từng răng và thói quen của trẻ.
Hình ảnh trẻ em bị mất răng cửa
Thời điểm nào nên nhổ răng sữa
Thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng sữa được khuyến nghị là trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi và khi trẻ xuất hiện tình trạng răng sữa lung lay hoặc sâu răng. Để có chỉ định nhổ bỏ chính xác thì ba mẹ nên cho bé kiểm tra răng định kỳ.
Trước khi nhổ, bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ và các vật dụng như túi chườm, gạc, thuốc hạ sốt. Về phương pháp nhổ răng, nếu áp dụng các cách thức truyền thống (Ví dụ: tự dùng chỉ nhổ nhổ răng cho bé) thì có thể làm tổn thương nướu, sót chân răng dẫn tới viêm nhiễm. Chính việc vi khuẩn tấn công vào ổ răng nhổ là lý do khiến trẻ bị sốt sau khi nhổ răng.
Nhổ răng cần thực hiện đúng cách và khoa học khi trẻ có dấu hiệu lung lay răng đủ đến khi răng mới mọc thì răng sữa sẽ tự tiêu và rụng. Sau khi nhổ răng sữa thì ba mẹ cũng cần chú ý đến thực đơn (tránh đồ cứng, cay nóng) và cách vệ sinh răng miệng cho trẻ hơn bằng nước muối và chỉ nha khoa.
14 tuổi nhổ răng sữa có mọc lại không?
Nhổ răng sữa có mọc lại không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Theo đó, sau khi đã tồn tại trong một thời điểm nhất định, răng sữa sẽ tự tiêu dần đi và được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này.
Thông thường, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên từ giai đoạn bé 6 tuổi trở lên và quá trình hoàn thiện răng vĩnh viễn sẽ rơi vào khoảng 13 – 14 tuổi. Do đó, trong giai đoạn này, trên cung hàm của bé sẽ xuất hiện cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Đây được gọi là răng hỗn hợp.
Nhổ răng sữa có mọc lại không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người
14 tuổi nhổ răng sữa sẽ mọc răng vĩnh viễn thay thế cho răng sữa bị mất nếu như có mầm răng vĩnh viễn ở dưới và ngược lại. Con người sẽ có 2 bộ răng đầu tiên là bộ răng sữa mọc khá sớm và sau đó là bộ răng vĩnh viễn được mọc thay thế bộ răng sữa khi trẻ vào khoảng 6 tuổi và kéo dài đến khi khoảng 14 tuổi.
Mỗi răng sữa sẽ có tương ứng một mần răng vĩnh viễn ở dưới, mầm răng vĩnh viễn này đến độ tuổi thay răng sẽ từ từ mọc lên thay thế răng sữa. Bình thường răng vĩnh viễn mọc đúng, thẳng trục thì sẽ làm chân răng sữa tiêu dần và yếu dần sau đó rụng đi khi đó răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế hoàn toàn răng sữa.
Trường hợp răng vĩnh viễn có mầm mọc không thẳng, mọc nghiêng chệch khỏi răng sữa tương ứng thì chân răng sữa vẫn sẽ còn nguyên vẹn và răng sữa vẫn cứng chắc ở hàm răng. Răng vĩnh viễn khi đó sẽ có thể bị kẹt vào một góc nào đó, không mọc lên được trở thành những răng ngầm thường xảy ra với răng nanh( răng số 3) hàm trên.
Trường hợp không có mầm răng vĩnh viễn bên dưới, khi này răng sữa không bị tác động khiến tiêu chân răng và có thể cứng chắc cho đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên vì là răng sữa nên men răng cũng như chất lượng răng sẽ yếu hơn răng vĩnh viễn và độ bền cũng chỉ thêm khoảng 10 năm. Còn khi nó bị mất đi thì sẽ không có răng vĩnh viễn nào mọc lên thay thế do thiếu hoàn toàn mầm răng vĩnh viễn.
Vì vậy khi bé 14 tuổi nhổ răng sữa nếu có mầm răng vĩnh viễn bên dưới mọc bình thường thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế răng sữa. Còn trường hợp mầm răng mọc ngầm hay không có mầm răng thì răng sữa sau khi bị nhổ sẽ không được mọc thay thế bởi răng vĩnh viễn. Khi một chiếc răng vĩnh viễn mất đi thì sẽ không còn chiếc răng nào mọc lên để thay thế.
Trẻ nhỏ nhổ răng sữa bao lâu mọc lại?
Đến độ tuổi nhất định, răng của bé sẽ lung lay nên ba mẹ phải tiến hành nhổ răng sữa. Sau đó răng vĩnh viễn mới mọc lên thay thế vào vị trí răng sữa đã rụng. Thông thường, khoảng 6 tuổi trẻ sẽ bắt đầu thay răng vĩnh viễn và đến năm 12 tuổi sẽ mọc khá đầy đủ trên cung hàm. Vậy, sau khi nhổ răng bao lâu mọc lại?
Sau khi nhổ răng sữa, thời gian mọc lại của răng vĩnh viễn có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng. Mỗi trẻ có thể có thời gian mọc răng khác nhau, trong đó thời gian mọc răng ở bé gái sẽ nhanh hơn ở bé trai. Thời gian này được phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân như: di truyền, quá trình phát triển của trẻ,… Trình tự thay răng sữa diễn ra theo từng độ tuổi như sau:
Răng cửa sữa là chiếc răng đầu tiên được thay thế bằng vĩnh viễn ở thời điểm trẻ từ 6 – 8 tuổi. Sau đó răng cửa vĩnh viễn sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần.
Răng nanh sữa được thay khi trẻ được 10 – 12 tuổi, và răng vĩnh viễn mọc lên trong thời gian 2 – 4 tuần tiếp theo.
Răng hàm nhỏ được thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ lên 9 – 11 tuổi, và mọc răng mới trong khoảng 1 – 2 tháng sau đó.
Răng hàm lớn sẽ được thay cuối cùng khi trẻ được 10 – 12 tuổi, và răng mới mọc lên trong thời gian 1 – 2 tháng sau đó.
Do đó mà khi ba mẹ thấy một chiếc răng vĩnh viễn mọc chậm hơn vị trí răng khác thì cũng không nên quá lo lắng. Nhổ răng sữa sau bao lâu thì mọc lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có số lượng chân răng. Những chiếc răng cửa, răng nanh sữa có một chân nên thời gian mọc sẽ nhanh hơn chỉ mất 2 – 4 tuần. Nhưng răng hàm có nhiều chân nên cần thời gian khoảng 1 – 2 tháng.
Nhổ răng sữa có mọc lại không? Đáp án: Có, mọc vào khoảng 1-2 tháng sau khi rụng
Tuy nhiên, nếu như sau 4 – 5 tháng mà răng vĩnh viễn vẫn không mọc thì đó là dấu hiệu bất thường. Khi đó mẹ nên cho con đi khám, kiểm tra, tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục kịp thời.
Những yếu tố nào khiến răng lâu mọc lại
Răng mọc chậm do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến như:
Răng mọc ngầm, mọc lệch: Những chiếc răng này không mọc thẳng lên đúng ở khoảng trống mà răng sữa để lại trên cung hàm mà có xu hướng mọc đâm vào răng bên cạnh nên thời gian mọc sẽ kéo dài.
Xơ hóa nướu: Tình trạng này làm cho răng khó trồi lên được bởi lớp nướu trên răng đã bị xơ hóa dày lên.
Thiếu mầm răng: Thiếu mầm răng có thể do bẩm sinh trong quá trình hình thành phôi thai hoặc mầm răng đã bị tổn thương khi trẻ vô tình bị va đập.
Thiếu dinh dưỡng: Khi trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến thời gian thay răng sữa ở trẻ bị kéo dài, đặc biệt là lượng canxi cung cấp cho răng.
Trẻ thường xuyên thực hiện các thói quen xấu: Những thói quen như đẩy lưỡi, mút tay, nghiến răng, bú bình cũng sẽ khiến răng trẻ mọc chậm.
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến quy trình mọc răng ở trẻ nhỏ phần lớn do chế độ chăm sóc răng miệng và thói quen xấu của trẻ trong cuộc sống. Những thói quen này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Những điều có thể xảy ra nếu nhổ răng sữa mà mãi vẫn chưa thấy răng vĩnh viễn mọc
Khi răng trẻ mọc chậm một vài tuần so với quy trình mọc răng thì có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn trên 1 tháng so với bình thường có thể gây ra một số biến chứng như:
Răng mọc chậm do có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch làm tổn thương đến các răng bên cạnh và nướu. Từ đó dẫn đến hiện tượng sưng mủ, sưng má gây ra bệnh lý áp xe răng, viêm nha chu,…
Mất răng quá lâu sẽ làm giảm lực tác động lên xương hàm tại vị trí mất răng và khiến xương hàm dần tiêu biến. Khi đó, cung hàm sẽ bị thu nhỏ lại và khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ bị hô, móm, thậm chí có gây viêm xương hàm.
Răng trẻ lâu mọc sẽ tạo khoảng trống trong thời gian dài khiến cho các răng bên cạnh có thể mọc lên sai vị lệch vị trí. Đồng thời, các răng khác trên cung hàm cũng đổ về phía khoảng trống khiến răng trở nên lệch lạc, khấp khểnh.
Tình trạng tiêu xương nghiêm trọng và răng lộn xộn còn có thể làm biến dạng khuôn mặt của trẻ.
Nhiều tác hại xấu sẽ xảy ra khi răng vĩnh viễn mọc chậm
Thời gian mọc chậm răng vĩnh viễn cũng là điều mà bạn cần lưu ý. Trường hợp trẻ mọc răng chậm một vài tuần so với tự nhiên, có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc mọc răng vĩnh viễn chậm kéo dài nhiều tháng sẽ gây ra các tác hại trên.
Có nên thay răng cho trẻ em ở nhà hay không?
Răng sữa ở trẻ sau một thời gian lung lay chân răng sẽ thường có thể tự rụng, những tai nạn như răng bị rụng trong khi đang ăn, nhai thức ăn, nuốt phải răng vẫn thỉnh thoảng xảy ra và đa phần không gây ra hậu quả quá nghiêm trọng. Khi răng mềm, lung lay và sắp rụng cha mẹ có thể tự nhổ răng cho bé dễ dàng tại nhà.
Tuy nhiên vẫn có một số răng khá cứng, lung lay mãi nhưng không rụng khiến bé cảm thấy phiền toái khó chịu. Để xử lý những trường hợp này một số phụ huynh đã tiến hành tự nhổ răng cho bé tại nhà.
⏩⏩Những điều cần biết khi nhổ răng sữa bị lung lây ở trẻ em:
Mặc dù việc nhổ răng sữa không quá phức tạp nhưng nếu không được thực hiện đúng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé.
Phụ huynh không nên nhổ răng cho bé bằng chỉ dù đây là một phương pháp được khá nhiều cha mẹ sử dụng để nhổ răng tại nhà cho bé vì chỉ cần cột răng vào chỉ sau đó đem đầu còn lại cột vào vị trí khác rồi quay vòng để nhổ răng hoặc kéo mạnh sợi chỉ để răng rụng ra.
Việc này sẽ dễ làm cho nướu chảy máu và gây ra vết thương hở ở nướu răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm nếu nhiễm khuẩn uốn ván. Nếu bé bị một số bệnh như máu khó đông, suy giảm miễn dịch… thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nên tuyệt đối không nên tự nhổ răng tại nhà.
Phụ huynh nên cho bé đến các cơ sở Nha Khoa uy tín khi trẻ có dấu hiệu lung lay răng, răng lung lay nhưng khó rụng để được bác sĩ lựa chọn cách xử lý răng đúng cách. Nếu răng vĩnh viễn đang trồi lên và có dấu hiệu bị kẹt thì nha sĩ có thể chỉ định nhổ hoặc mài bớt cạnh răng sữa lân cận để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
Cách nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà hiệu quả an toàn
Trong trường hợp trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý đặc biệt đi kèm như máu khó đông, suy giảm miễn dịch… và răng sữa đã lung lay mềm, cha mẹ có thể hỗ trợ nhổ răng sữa cho trẻ ngay tại nhà sau khi tuân thủ những kiến thức và lưu ý sau:
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng sau đó lau khô bằng khăn sạch trước khi nhổ răng cho bé.
Khuyến khích bé tự lung lay răng bằng lưỡi hoặc tay sạch để chân răng yếu đi dễ tự bật gốc ra ngoài, bé tự chủ động làm sẽ phù hợp với chính bé hơn, an toàn thoải mái hơn.
Nếu gặp trục trặc khó nhổ răng cha mẹ phải nhẹ nhàng giải thích cho bé, không làm bé sợ, không thực hiện mạnh hơn làm đau bé.
Thực hiện cầm thân răng với miếng gạc sạch và dùng một lực xoắn, vặn nhỏ răng sẽ rơi ra.
Cho trẻ cắn một viên gòn tại vị trí răng rụng để cầm máu cho bé khoảng 5 đến 10 phút đến khi máu ngưng chảy.
Sau khi máu được cầm, kiểm tra nướu tại vị trí nhổ răng bảo đảm không còn dấu tích của chân răng cũ.
Trường hợp còn mẩu chân răng cũ sót lại phải dùng lực mạnh hơn để loại bỏ nốt. Nếu không tự thực hiện được thì nên đưa bé đến bác sĩ Nha khoa để được can thiệp.
Nhổ răng sữa xong nhưng không thấy mọc răng mới thì nên làm gì?
Như đã đề cập trên, mọc răng vĩnh viễn chậm có thể dẫn đến nhiều tác hại xấu đối với sự phát triển răng miệng của trẻ em. Do đó, cha mẹ cần quan tâm và tìm hiểu các thông tin về nhổ răng sữa có mọc lại không, nên làm gì khi răng sữa mọc chậm,…
Nếu trẻ nhổ răng sữa mà mọc chậm, cha mẹ nên đưa con đến nha khoa để tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thúc đẩy quá trình mọc răng như sau:
Trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch: Bác sĩ tiến hành tiểu phẫu để lộ răng và sử dụng niềng răng để đưa về đúng vị trí trên cung hàm.
Trường hợp nướu dày không thể mọc răng: Bác sĩ loại bỏ nướu dày để giúp răng mọc dễ dàng hơn. Thủ thuật này đơn giản và không gây đau, răng sẽ mọc sau 4 tuần.
Trường hợp răng cứng khớp hoặc thiếu mầm răng: Bác sĩ có thể trồng răng giả để khôi phục chức năng ăn nhai cho trẻ.
Trường hợp thiếu dinh dưỡng: Cha mẹ có thể bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi, giúp mầm răng khỏe mạnh và dễ mọc. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể gợi ý việc sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng uống cho trẻ, cha mẹ nên xin ý kiến từ bác sĩ đã trực tiếp thăm khám cho con.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời khi con mọc răng chậm
Những sai lầm thường gặp khi nhổ răng sữa cho trẻ
Nhổ răng ngay khi vừa thấy răng lung lay: đây là sai lầm lớn nhất mà các ba mẹ thường gặp phải khi thấy răng bé lung lay mà không biết rằng rằng phía dưới chiếc răng vĩnh viễn chưa kịp mọc. Điều này nguy hiểm ở chỗ, nếu răng sữa bị nhổ sớm, phần lợi để lâu ngày sẽ co khít và cứng chắc lại. Về sau khi răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn và gây đau cho trẻ.
Không đưa trẻ đến gặp nha sĩ khi răng lung lay lâu không rụng hoặc răng vĩnh viễn bị mọc lệch: Trường hợp răng sữa bị lung lay, sau đó nó tự rụng thì hầu như chúng ta không cần bất cứ tác động nào đến nó. Tuy nhiên, nếu răng lung lay lâu không rụng hoặc răng vĩnh viễn bị mọc lệch đến mức độ nhất định buộc phải can thiệp nhổ răng sữa cho trẻ thì nên đến nha sĩ. Trẻ cần được bác sĩ thăm khám nhằm biết được chính xác tình trạng của răng, sau đó mới xác định được lúc nào nên nhổ răng để đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc đầy đủ và tốt nhất.
Thói quen nhổ răng sữa cho bé tại nhà: đây là phương án không đảm bảo an toàn, lại có thể gây cho trẻ sự sợ hãi, đau đớn. Khi bắt buộc phải chỉ định nhổ răng, đưa trẻ đến phòng nha uy tín, chất lượng là điều vô cùng cần thiết.
Khắc phục nhổ răng không mọc lại
Cầu răng sứ cho bé
Cầu răng sứ là giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định phổ biến hiện nay. Cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ, còn nhịp cầu là một hay nhiều răng bị mất. Trụ cầu trở thành điểm tựa máng răng mất. Cầu răng sẽ được gắn cố định trên các răng trụ, nhờ đó lấp đầy khoảng trống răng mất trên cung hàm.
Ưu điểm của làm cầu răng sứ là:
Thời gian thực hiện nhanh chóng, phục hình răng chỉ mất 4 – 5 ngày
Cầu răng được gắn cố định vào các răng trụ trên cung hàm, tạo cảm giác ăn nhai tự nhiên
Cầu răng sứ có độ cứng, chắc, khả năng ăn nhai tốt so với răng thật.
Cầu răng sứ có độ thẩm mỹ cao, màu sắc răng tự nhiên, phù hợp với các răng thật trên cung hàm.
Không gây kích ứng với các tổ chức trong khoang miệng.
Khôi phục lại khớp cắn như bình thường
Phục hồi khả năng phát âm, giao tiếp rõ ràng hơn
Hạn chế của cầu răng sứ
Các răng thật dùng làm trụ để mang răng mất sẽ bị mài nhỏ đi trong kỹ thuật làm cầu dẫn đến răng trụ có thể bị ê buốt hoặc ảnh hưởng đến tủy răng sau này.
Răng trụ có thể phải được chỉnh sửa như chữa tủy, làm thấp đi,…để phù hợp với yêu cầu của một răng trụ.
Chọn răng làm trụ cũng cần yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng răng trụ cũng như phải tôn trọng nguyên tắc tính lực cho cầu răng. Do vậy không phải trường hợp mất răng nào cũng làm được cầu răng sứ.
Làm cầu răng sứ chỉ thay thế được phần răng ở trên chứ không thay thế được chân răng.
Bạn vẫn có thể bị tiêu xương hàm, có lợi do mất răng lâu ngày.
Vệ sinh dưới cầu răng khó hơn so với vệ sinh các răng thật. Nếu vệ sinh cầu răng không tốt sẽ dẫn đến hôi miệng, lợi viêm do đọng thức ăn dưới cầu răng. Răng trụ có thể bị hỏng, lúc đó phải nhổ bỏ cả răng trụ và phải làm cầu răng sứ mới.
Cấy ghép implant cho bé
Cấy ghép implant là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Implant thực chất là vít nhỏ có kích cỡ bằng chân răng thật được làm bằng titanium và đặt trong xương hàm thông qua phẫu thuật. Titanium có tính tương thích sinh học với xương (tương tự như loại vít dùng trong chính trục cho khớp háng). Trụ implant đảm nhận chức năng nâng đỡ 1 mão phục hình, 1 cầu răng hay 1 hàm răng giả để thay thế cho những răng đã mất.
Những ưu điểm vượt trội của cấy ghép implant:
Độ thẩm mỹ cao: Sau khi đã thực hiện quy trình cấy ghép implant, thân răng được thiết kế giống hoàn toàn với răng thật về hình dạng, màu sắc, kích thước và độ bóng. Bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn tự tin, thoải mái sau khi cấy ghép.
Khả năng ăn nhai giống như răng thật: Bạn ăn nhai thoải mái, không cần phải kiêng khem như trước.
Trụ titanium không bị gỉ sét hay bào mòn, không bị oxy hóa, tương thích với xương và tồn tại ổn định suốt đời trong cơ thể nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.
Ngăn chặn triệt để hậu quả như tiêu xương hàm, tụt nướu, hở kẽ răng, hôi miệng,… do việc mất răng lâu ngày gây ra.
Chăm sóc răng miệng cho bé sau khi nhổ răng để có 1 hàm răng đẹp
Để bé có được 1 hàm răng đẹp, khỏe mạnh, trắng sáng thì cha mẹ cần lưu ý để giữ cho trẻ cũng như hướng dẫn cho bé cách để bảo vệ răng miệng an toàn ngay khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên từ những thói quen hằng ngày và chế độ ăn uống của bé.
Một số lời khuyên và lưu ý để giúp bé có một hàm răng đẹp là:
Hãy trở thành một hình mẫu lý tưởng cho con: Cha mẹ phải là tấm gương tốt đầu tiên cho bé. Do trẻ em thường thích và có khả năng bắt chước người xung quanh rất nhanh, vì thế cha mẹ có thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng tốt cho bé thì bé sẽ có xu hướng học theo và biết ý thức vệ sinh răng miệng.
Chỉ dạy cho bé: Ngay từ khi bé bắt đầu có ý thức hơn về mọi thứ xung quanh, cha mẹ nên chỉ dạy bé các kỹ năng bảo vệ răng miệng như đánh răng đúng cách, cách lấy kem đánh răng, cách đánh răng, nhổ kem đánh răng ra ngoài chứ không được nuốt và súc miệng lại bằng nước sạch, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng với nước súc miệng…
Cho bé đi khám răng định kỳ: Hình thành và duy trì thói quen khám răng mỗi 6 tháng một lần cho trẻ quen dần và không cảm thấy sợ hãi khi khám răng. Điều này sẽ giúp bé hình thành thói quen tốt và còn giúp kiểm soát tình trạng răng miệng của bé.
Chế độ ăn khoa học: Giải thích để trẻ hiểu và tránh những đồ ăn nguy hiểm cho răng miệng, dễ gây ra đau răng, sâu răng như bánh kẹo, đồ ăn ngọt, nước ngọt, không ăn quá muộn. Đánh răng sạch sẽ sau khi ăn. Khuyến khích trẻ uống sữa, ăn sữa chua… các thực phẩm chứa canxi cao, giúp răng chắc khỏe.
Thường xuyên động viên và khuyến khích tinh thần: Khen ngợi trẻ khi trẻ có những hành động, thói quen đúng như tự giác biết súc miệng, đánh răng đúng giờ, ý thức không ăn đồ ăn ngọt mà không cần nhắc nhở. Thưởng cho trẻ những món quà như tự do những kiểu bàn chải đánh răng mà trẻ thích, loại kem đánh răng của riêng mình.
Đặc biệt, để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ, người mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân ngay khi mang thai.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Nhổ răng sữa cho bé ở đâu an toàn uy tín?
Răng sữa đến một thời điểm sẽ tự rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thông thường răng sữa thay khá dễ dàng mặc dù vậy vẫn có những trường hợp thay răng khó, đến tuổi nhưng răng vẫn không tự lung lay và rụng đi. Khi này cha mẹ nên cho bé đi thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín chất lượng.
Nha khoa Parkway là cơ sở nha khoa uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với cơ sở vật chất, công cụ thiết bị hỗ trợ hiện đại cùng với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Răng hàm mặt có tay nghề cao.
Nha khoa Parkway là cơ sở chuyên thăm khám và điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng, thực hiện các thủ thuật về răng và là cơ sở nhổ răng sữa uy tín cho bé. Đến với Nha khoa Parkway bạn sẽ được kiểm tra răng miệng chu đáo, có được tư vấn nhiệt tình nhất, hữu hiệu đến từ các chuyên gia, bác sĩ của cơ sở. Hiện tại nha khoa Parkway đã có cơ sở tại Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, và TP. HCM.
Mọc răng là một trong những giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ. Sẽ có hai giai đoạn mọc răng là mọc răng sữa khá sớm ở bé và sau đó là giai đoạn thay răng sữa thành răng khôn khi bé khoảng 6 đến 7 tuổi.
Quá trình thay răng sữa ở trẻ diễn ra bình thường, răng mọc lên đúng, đều, chắc khỏe là cơ sở cho một sức khỏe răng miệng tốt và thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày. Vì thế phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến giai đoạn thay răng sữa ở trẻ. Hãy cho bé khám định kỳ thường xuyên tại Nha khoa Parkway để biết được tình trạng răng miệng và có được sự bảo vệ răng miệng tốt nhất.
Chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi đang là mối bận tâm của các bậc phụ huynh nhằm giúp con tránh khỏi cơn đau nhức, ê buốt, khó chịu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe hàng ngày mà có tác động tiêu cực đến sự hình thành răng […]
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng mất, có nhiều ưu điểm nổi bật nên rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên mức giá của dịch vụ nha khoa này khá cao. Điều đó khiến nhiều khách hàng đã tìm đến dịch vụ trồng răng Implant giá rẻ. Vậy thực hư dịch […]
Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không? Đây là câu hỏi mà nhiều người lo lắng sau khi trải qua quá trình điều trị tủy. Răng đã lấy tủy thường yếu hơn do mất đi nguồn nuôi dưỡng từ bên trong. Nếu chăm sóc đúng cách, chúng vẫn có thể tồn tại […]
Trồng răng sứ vĩnh viễn là phương pháp khắc phục tình trạng mất răng giúp phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Với nhiều loại răng sứ vĩnh viễn trên thị trường như hiện nay, không ít người băn khoăn không biết nên chọn loại nào và giá bao nhiêu? Hãy cùng Nha […]