Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Vết đen trên răng hàm? Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Vết đen trên răng hàm là vấn đề răng miệng có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào. Không chỉ làm nụ cười của chúng ta mất đi sự duyên dáng và gây mất thẩm mỹ, những vết đen trên răng còn là dấu hiệu sớm của các bệnh răng miệng như tích tụ vôi răng, sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng, tụt nướu, … Cùng với Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân xuất hiện vết đen trên răng hàm

Vết đen trên răng hàm hay còn gọi là cao răng đen/vôi răng đen có nguồn gốc từ những mảng bám màu vàng trên răng thông thường. Qua thời gian dài không được làm sạch và vệ sinh đúng cách, những mảng bám này dần chuyển từ màu vàng sang màu xanh đen hoặc nâu đen – không chỉ gây mất thẩm mỹ cho răng mà còn có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh răng miệng nghiêm trọng khác.

Vết đen trên răng hàm có thể hình thành bởi những nguyên nhân như sau:

Vết đen hình thành do răng có nhiều mảng bám

Lâu ngày không vệ sinh răng sạch sẽ và đúng cách, các mảng bám màu vàng trên răng sẽ dần hóa cứng, đóng xung quanh thân răng và dưới nướu tạo thành cao răng hay vôi răng. Cao răng để lâu ngày mà không được nạo bỏ sẽ chuyển thành màu nâu đen, tạo nên những vết đen trên răng hàm.

Nguyên nhân xuất hiện vết đen trên răng hàm

Mảng bám trên răng lâu ngày chính là một trong những nguyên nhân gây ra những vết đen trên răng hàm

Vết đen trên răng hàm hình thành do sâu răng

Cao răng hay vôi răng chính là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate (Ca3(PO4)2) trong nước bọt, bám cứng chắc vào bề mặt răng, xung quanh cổ răng hoặc bên dưới lợi. Lâu ngày, những mảng bám này trở thành nơi cư trú và phát triển cho vi khuẩn gây sâu răng – tạo điều kiện cho bệnh sâu răng hình thành.

Tình trạng sâu răng khoáng hóa và các loại sâu răng tiến triển đều có thể biểu hiện thông qua các vết đen trên răng hàm

Ở sâu răng khoáng hóa, các đốm đen xuất hiện dọc theo đường trũng của mặt nhai răng hàm. Còn với sâu răng tiến triển, ngoài có hình thành đáy đen còn có kèm thêm một vài lỗ thủng trên bề mặt răng.

Vết đen hình thành do thói quen hút thuốc lá, ăn các thực phẩm có màu 

Mảng bám sau khi hình thành trên răng rất dễ hấp thụ các sắc tố – có thể là màu của thực phẩm hay bất cứ gì chúng ta nạp vào cơ thể qua đường miệng. Việc hút thuốc lá hoặc dùng nhiều thực phẩm có màu thì mảng bám có khả năng chuyển từ màu vàng thành màu nâu đen nếu lâu ngày không vệ sinh răng đúng cách.

Nguyên nhân xuất hiện vết đen trên răng hàm

Sử dụng thường xuyên thực phẩm có màu cũng là một trong những nguyên nhân hình thành vết đen trên răng hàm

  • Vết đen hình thành do gene di truyền: Thiếu sản men răng, men răng yếu, …
  • Vết đen trên răng hàm hình thành do dùng nước có quá nhiều flour hoặc uống nhiều thuốc kháng sinh.

Vết đen trên răng hàm có ảnh hưởng gì?

Hôi miệng

Khi cao răng đã chuyển sang màu nâu, đen tạo ra những vết đen trên răng hàm, điều này tạo nên một môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn nói chung và vi khuẩn kỵ khí nói riêng phát triển. Vi khuẩn kỵ khí là nguyên nhân gây mùi khiến người bệnh bị hôi miệng, ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Tụt nướu, mất răng

Vết đen trên răng hàm hình thành và bám chắc ở chân răng gât ra đứt gãy sự liên kết giữa răng và lợi, vùng lợi dần bị tụt xuống, nếu để lâu người bệnh có khả năng bị tuột lợi chân răng. 

Khi vùng lợi tụt xuống thấp, chân răng và xương hàm bị lộ ra ngoài tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công vào bên trong – có thể gây nên tiêu xương răng, để lâu ngày có khả năng mất răng vĩnh viễn.

Viêm nướu, viêm nha chu

Vi khuẩn trong những vết đen trên răng hàm nếu để lâu sẽ phá hủy dần men răng và tấn công xuống nướu, gây ra viêm lợi và bệnh nha chu(viêm nha chu ). Nếu người bệnh không xử lý dứt điểm nguyên nhân gây bệnh là cao răng đen, viêm lợi và viêm nha chu sẽ tái diễn liên tục. 

Mất thẩm mỹ

Vết đen trên răng hàm hình thành ở trên bề mặt răng, thường thấy nhất là ở kẽ răng và mặt nhai, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh trở nên tự ti, không dám há miệng hay cười nhiều.

Vết đen trên răng hàm có ảnh hưởng gì?

Vết đen trên răng hàm gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh tự ti khi giao tiếp

Phương pháp điều trị vết đen trên răng hàm ở các vị trí khác nhau

Trên thực tế, chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán và xác định được chính xác nguyên nhân xuất hiện các vết đen trên răng hàm của người bệnh. Vậy nên khi gặp phải tình trạng vết đen trên răng hàm kéo dài, không thể tự điều trị tại nhà, người bệnh nên đến các cơ sở nha khoa để được khám và tư vấn phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Trường hợp vết đen trên răng hàm xuất hiện ở vị trí răng số 6, số 7

Răng số 6, số 7 là răng chủ lực trong cung hàm – giúp chúng ta nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Chính vì thế, đối với vết đen trên răng hàm, các bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp điều trị phục hồi.

  • Trường hợp các vết đen trên răng xuất hiện do cao răng tích tụ.

Lúc này, bác sĩ sẽ xử lý vết đen bằng cách lấy cao răng hay nạo vôi răng. Sau khi hoàn thành, răng của người bệnh sẽ trở lại bình thường.

  • Trường hợp các vết đen xuất hiện do sâu răng.

Nếu các vết đen xuất hiện do sâu răng, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng, sau đó phục hình bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ – tùy vào độ nặng nhẹ của từng người bệnh.

Phương pháp điều trị vết đen trên răng hàm ở các vị trí khác nhau

Sơ đồ vị trí răng số 6, 7, 8

Trường hợp có vết đen trên răng hàm ở xuất hiện ở vị trí răng số 8 (răng khôn) 

Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, mọc trong độ tuổi trưởng thành, khi các răng còn lại đều đã mọc và hoàn thiện. Nếu mọc đúng, chúng ta sẽ có 4 chiếc răng khôn ở 4 góc hàm.

Tuy nhiên, do nằm quá sâu trong cung hàm nên răng khôn không có chức năng ăn nhai.

Vậy nên nếu răng số 8 (hay răng khôn) xuất hiện các vết đen – nếu là do cao răng, bác sĩ sẽ xử lý bằng cạo vôi răng như bình thường. Nhưng nếu là do sâu răng, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà cách xử lý có thể là trám hoặc nhổ hẳn đi để không bị ảnh hưởng tới răng số 6 và số 7 bên cạnh.

Một vài cách để loại bỏ vết đen trên răng hàm

Trong trường hợp người bệnh chưa thể tới phòng khám, một số phương pháp loại bỏ vết đen trên răng hàm tại nhà có thể dễ dàng chuẩn bị như:

Sử dụng chanh tẩy vết đen trên răng

Axit citric (C6H8O7) trong chanh có tác dụng tẩy rửa mạnh. Chất này khi tiếp xúc với các mảng bám trên bề mặt men răng có tác dụng làm mềm, giúp người bệnh dễ dàng tẩy đi mảng bám. 

Cách thực hiện vô cùng đơn giản. 

  • Bạn chỉ cần chuẩn bị nước cốt 1 quả chanh tươi. 

Sau đó dùng nước cốt chanh như kem đánh răng thông thường, thấm vào bàn chải rồi chải răng theo chiều dọc để nước cốt chanh có thể tiếp xúc với cả bề mặt răng và kẽ răng. 

  • Súc miệng lại với nước sạch sau khi chải răng xong.

Lưu ý: Axit citric từ chanh tác động mạnh tới men răng tự nhiên nên hãy hạn chế số lần sử dụng (khoảng 1 lần/tuần). Nếu lạm dụng có thể dẫn đến răng bị xỉn màu, men răng yếu.

Một vài cách để loại bỏ vết đen trên răng hàm

Axit citric (C6H8O7) từ chanh tươi là một chất tẩy trắng tự nhiên

Dùng muối tẩy sạch vết đen trên răng

Muối có tác dụng làm sạch và sát khuẩn, giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lý răng miệng. Chuẩn bị một ít muối tinh mịn, rắc lên bàn chải đánh răng để chải răng (Có thể kết hợp với kem đánh răng để làm sạch). 

Lưu ý không nên sử dụng muối hạt to và cứng, có thể làm tổn thương vùng lợi.

Với cách này, bạn có thể thực hiện hàng ngày để tăng hiệu quả làm sạch các mảng bám màu đen trên răng. Sau vài lần thực hiện, răng sẽ sạch và sáng hơn.

Dùng Baking Soda tẩy vết đen trên răng

Baking soda có tính tẩy mạnh, có thể ăn mòn cao răng và làm vôi răng mềm ra, giúp bạn dễ dàng lấy đi phần vôi răng màu đen.

Dùng bàn chải có kem đánh răng, chấm bột baking soda và chải trực tiếp lên bề mặt răng trong 2 phút, sau đó súc miệng thật sạch với nước.

Sau vài phút thực hiện, hiệu quả làm răng sáng bóng và sạch sẽ rất rõ ràng.

Lưu ý: Baking soda có tính tẩy mạnh, gây hại với men răng nếu lạm dụng, do vậy bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này 1 lần/tuần.

Vài phương pháp nha khoa để điều trị dứt điểm vết đen trên răng hàm 

Bọc răng sứ

Trong trường hợp vết đen trong kẽ răng xuất hiện do bệnh lý sâu răng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị sâu răng và bọc răng sứ. 

Vài phương pháp nha khoa để điều trị dứt điểm vết đen trên răng hàm 

Phương pháp bọc răng sứ khắc phục hoàn toàn tình trạng vết đen ở kẽ răng

Phương pháp này khắc phục hoàn toàn tình trạng đen kẽ răng, giúp hàm răng đều đặn, trắng sáng và chắc khỏe. Bên cạnh đó, răng sứ bên ngoài giúp bảo vệ răng và nướu tốt hơn trước những tấn công bởi vi khuẩn có hại.

Trám răng

Vết đen trên răng hàm xuất hiện do sâu răng bề mặt, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị sâu răng bằng cách trám lỗ sau lại. Lỗ sâu răng được trám răng kết hợp cùng lấy cao răng sẽ giúp cho vết đen biến mất hoàn toàn.

Lấy cao răng

Trường hợp vết đen trên răng xuất hiện do cao răng biến màu đen, lấy cao răng là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để lấy lại cho người bệnh một hàm răng trắng sáng, chắc khỏe. Với trang thiết bị hiện đại, việc lấy cao răng rất nhanh chóng và tiện lợi.

Một số lưu ý để có thể hạn chế vết đen trên răng hàm

Để tránh hình thành vết đen trên răng hàm, bạn nên thực hiện những lưu ý sau đây:

  • Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh ngọt, thực phẩm chứa màu như cà phê, nước ngọt có ga… – những thực phẩm cực kỳ có hại cho men răng nói riêng và sức khỏe nói chung.
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn 1 ngày 2 lần sáng và tối để hạn chế mảng bám hình thành.
Một số lưu ý để có thể hạn chế vết đen trên răng hàm

Chải răng 2 lần/ngày để giữ răng chắc khỏe và sáng bóng nhé

  • Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ triệt để mảng bám trong kẽ răng.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả

Muốn giữ cho hàm răng luôn được trắng sáng và khỏe mạnh thì bạn cần có phương pháp chăm sóc răng miệng đúng cách như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, chải răng đúng cách 2 lần mỗi ngày sáng và tối.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh – tăng cường rau xanh và trái cây – Hạn chế ăn đồ chua, đồ có màu (Trà, cà phê, nước ngọt có gas …)
  • Thăm khám nha khoa định kỳ và lấy cao răng 3-6 tháng/ lần để đảm bảo vệ sinh răng miệng và kịp thời phát hiện, xử lý khi có bất thường.

Tin tức sự kiện khác

Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi một cách hiệu quả

Chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi đang là mối bận tâm của các bậc phụ huynh nhằm giúp con tránh khỏi cơn đau nhức, ê buốt, khó chịu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe hàng ngày mà có tác động tiêu cực đến sự hình thành răng […]

Xem chi tiết
trồng răng implant giá rẻ

Trồng răng implant giá rẻ có tốt không? Những rủi ro khi trồng implant giá rẻ

Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng mất, có nhiều ưu điểm nổi bật nên rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên mức giá của dịch vụ nha khoa này khá cao. Điều đó khiến nhiều khách hàng đã tìm đến dịch vụ trồng răng Implant giá rẻ. Vậy thực hư dịch […]

Xem chi tiết
Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 1

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không?

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không? Đây là câu hỏi mà nhiều người lo lắng sau khi trải qua quá trình điều trị tủy. Răng đã lấy tủy thường yếu hơn do mất đi nguồn nuôi dưỡng từ bên trong. Nếu chăm sóc đúng cách, chúng vẫn có thể tồn tại […]

Xem chi tiết

Trồng răng sứ vĩnh viễn nên chọn loại nào? Bao nhiêu tiền?

Trồng răng sứ vĩnh viễn là phương pháp khắc phục tình trạng mất răng giúp phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Với nhiều loại răng sứ vĩnh viễn trên thị trường như hiện nay, không ít người băn khoăn không biết nên chọn loại nào và giá bao nhiêu? Hãy cùng Nha […]

Xem chi tiết