Trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không? Cách chăm sóc răng
Khoảng 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên của trẻ bắt đầu nhúc nhích nhú lên. Thông thường, sau chiếc răng đầu tiên đó, những chiếc răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ lần lượt xuất hiện theo thứ tự. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, răng trẻ mọc không theo quy luật đó. Trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không? Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ trong giai đoạn này thế nào? Ba mẹ hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Dấu hiệu trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không?
Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi này, ba mẹ hãy tìm hiểu những dấu hiệu mọc răng ở trẻ trước nhé!
Tùy vào thể trạng của mỗi đứa trẻ mà thời điểm mọc răng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Thông thường thì khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Cũng có một số trường hợp răng trẻ sẽ mọc sớm và muộn hơn. Giai đoạn này ba mẹ nên chú ý tới một số dấu hiệu mọc răng ở trẻ như sau:
Trẻ thường xuyên chảy nước dãi: Đây cũng được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng. Dấu hiệu trên thường xuất hiện vào thời điểm tháng thứ 4, lúc này nước dãi chảy quanh miệng trẻ. Lưu ý vệ sinh cho trẻ thật kỹ, vì nước dãi chảy quá nhiều không được lau có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn quanh miệng và cằm trẻ.
Trẻ bắt đầu hình thành thói quen thích gặm cắn, thích nhai tay, chân, đồ vật xung quanh: Đây là dấu hiệu thường gặp ở trẻ khi sắp mọc răng. Phần nướu ngứa ngáy khiến trẻ có xu hướng thích gặm cắn chân tay ba mẹ, đồ vật xung quanh để giảm cơn ngứa.
Trẻ bị ho: Đây cũng là một triệu chứng bình thường ba mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên trường hợp tần suất ho nhiều, đỏ mặt khi ho, ho có đờm đặc hoặc có màu xanh, vàng hoặc rặn hơi để ho thì cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.
Trẻ quấy khóc liên tục: Đây không phải dấu hiệu thường gặp, nhưng đa phần vì cảm giác khó chịu khi răng đang phá nướu để trồi lên kèm theo sốt, ho mệt mỏi, nhiều bé sẽ nảy sinh phản ứng quấy khóc.
Trẻ bỏ ăn, lười ăn, lười bú: Giai đoạn răng mọc là lúc phần nướu đau và ngứa ngáy, khiến trẻ không muốn ăn uống đụng chạm vào chỗ đau.
Trẻ bị khó ngủ: Những cơn đau nhức ngứa ngáy từ nướu kết hợp cùng sốt, mệt mỏi khiến trẻ sẽ khó ngủ hơn.
Xuất hiện những cơn sốt mọc răng: Sốt mọc răng là triệu chứng thường gặp, thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày sẽ hết. Tùy từng trẻ sốt mọc răng sẽ nhẹ hoặc cao khác nhau, thời gian hết sốt khác nhau, có trường hợp sốt gây co giật.
Giai đoạn trẻ mọc răng là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và trưởng thành ở trẻ nhỏ
Cách chăm sóc răng cho trẻ khi mọc răng hàm
Vậy trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không? Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi này, ba mẹ hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng cho trẻ trong giai đoạn này trước nhé.
Khi răng bắt đầu mọc răng sữa, tình trạng khó chịu, đau nhức kèm theo các dấu hiệu như ho, sốt khiến trẻ chán ăn, lười bú mẹ, bỏ bữa. Mặc dù đây là hiện tượng hết sức bình thường, nhưng ba mẹ cũng cần có phương pháp cho trẻ ăn uống khác đi để vẫn đảm bảo bé đủ dinh dưỡng để răng có thể mọc đúng thời điểm.
Không bắt ép trẻ ăn cố. Ba mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa một ngày hơn, mỗi bữa chỉ ăn một chút.
Giai đoạn này, đồ ăn mềm, nhuyễn nên được ưu tiên. Cháo loãng, súp, canh, nước ép hoa quả là những món bé chỉ cần nuốt không cần nhai, tránh gây sưng đau nướu khi cố nhai thức ăn.
Nước ép là một sự lựa chọn phù hợp và an toàn cho trẻ chán ăn, lười ăn trong giai đoạn mọc răng
Đối với trường hợp bé bị sốt, ba mẹ đừng quá lo lắng. Nhiệt độ bé < 38.5 độ C, dùng khăn ấm để chườm và lau người cho bé, không được dùng khăn lạnh. Nếu bé sốt trên 38.5 độ và cần thuốc hạ sốt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng thuốc nhé.
Tiêu chảy cũng là một dấu hiệu khi trẻ mọc răng hàm, tuy nhiên nếu bé đi ngoài liên tục và bị mất nước, cần đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Bé thích gặm cắn, nhai đồ vật, ba mẹ hãy để những đồ vật cứng hay nhọn xa tầm tay bé. Vệ sinh chân tay cho bé thường xuyên tránh vi khuẩn theo đường miệng xâm nhập tấn công trẻ.
Trong trường hợp bé sốt quá cao, tiêu chảy kéo dài, hãy cho bé đến bệnh viện để có hướng giải quyết kịp thời ba mẹ nhé.
Bé sẽ thích gặm, cắn, nhai những món đồ xung quanh do ngứa nướu trong quá trình mọc răng
Trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không?
Dưới đây là giai đoạn thời gian mọc răng hàm của bé theo thứ tự từ những chiếc răng đầu tiên:
Bé từ 6 đến 10 tháng: Cặp răng cửa ở hàm dưới đầu tiên, có thể mọc cùng lúc hoặc lần lượt.
Bé từ 8 đến 12 tháng: Cặp răng cửa tiếp theo ở hàm trên.
Bé từ 9 đến 13 tháng: 2 chiếc răng cửa tiếp theo của hàm trên. Lúc này bé sẽ có 4 chiếc răng cửa trên.
Bé từ 10 đến 16 tháng: 2 chiếc răng cửa tiếp theo ở hàm dưới.
Bé từ 13 đến 19 tháng: Răng hàm sữa nhỏ số 1.
Bé từ 23 đến 33 tháng: Răng hàm sữa nhỏ số 2.
Bé từ 6 đến 7 tuổi: Răng hàm cối lớn thứ 1.
Bé từ 11 đến 13 tuổi: Răng hàm cối lớn thứ 2.
Bé từ 9 đến 11 tuổi: Răng hàm vĩnh viễn số 4.
Bé từ 10 đến 12 tuổi: Răng hàm vĩnh viễn số 5.
Mẹ băn khoăn liệu trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ sau này không?
Vậy thì trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không? Dựa vào quy trình mọc răng ở trẻ nêu trên, việc trẻ mọc răng hàm dưới trước là bất thường, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nhưng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng ba mẹ nhé.
Những ảnh hưởng bởi việc trẻ mọc răng không đúng trình tự:
Phát âm sai và ngọng
Ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm ở trẻ, làm trẻ lười ăn hoặc lười nhai, ảnh hưởng đến quá trình ăn và nhai sau này.
Khi răng sữa của trẻ rụng, răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Vậy nên nếu răng sữa mọc chậm hoặc mọc sai có khả năng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Ba mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ trong giai đoạn này. Nếu không, trẻ sẽ dễ gặp tình trạng lệch khớp cắn, hô, vẩu. Tình trạng thường gặp nhất là răng khấp khểnh.
Đôi khi ba mẹ băn khoăn trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không, thì câu trả lời là có ảnh hưởng nhưng không quá nghiêm trọng ba mẹ nhé
Nguyên nhân gây ra mọc răng không đúng trình tự của trẻ
Theo đúng trình tự, cặp răng cửa hàm dưới của trẻ sẽ là những chiếc răng đầu tiên nhú lên và phát triển, cặp răng cửa hàm dưới sẽ là những chiếc răng tiếp theo. Tuy nhiên có một vài trường hợp, trẻ mọc răng không đúng trình tự.
Những nguyên nhân có thể khiến trẻ mọc răng không đúng trình tựbao gồm:
Di truyền từ người thân.
Chế độ ăn uống không đáp ứng đủ hàm lượng Vitamin D và canxi cơ thể cần để thúc đẩy quá trình mọc răng.
Trẻ bị va chạm vật lý vào hàm dưới khi vui chơi hoặc ăn uống. Sự va chạm có thể làm tổn thương các mầm răng, khiến mầm răng hàm dưới phải mất thời gian phục hồi trước khi nhô lên khỏi nướu, mọc chậm hơn.
Phần nướu ở răng hàm dưới bị nhiệt hoặc viêm nhiễm, quá trình mọc răng ở phần nướu này sẽ diễn ra chậm hơn quá trình thông thường.
Để trả lời cho câu hỏi trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này đó là di truyền
Tác hại của việc trẻ mọc răng không đúng trình tự
Như đã đề cập ở phần “Trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không”, thì việc trẻ mọc răng không theo đúng trình tự không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng.
Tình trạng răng mọc sai thứ tự gặp ở mọi răng trong cung hàm chứ không riêng răng hàm dưới, vậy nên nếu ba mẹ còn băn khoăn trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không thì ba mẹ có thể yên tâm là việc này thường xảy ra, và không ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ.
Dù là vậy, nhưng việc mọc răng sai trình tự cũng ít nhiều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới trẻ. Giai đoạn này ba mẹ nên theo dõi sức khỏe răng miệng ở trẻ và giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học nhé.
Quá trình ăn dặm: Bé có thể lười nhai hoặc lười ăn, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và chức năng nhai của trẻ sau này.
Tăng nguy cơ lệch khớp cắn, vẩu hoặc hô: Lý do là vì những chiếc răng sữa mọc trước (răng hàm trên sẽ rụng trước và được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong quá trình trẻ trưởng thành). Nếu không quan tâm chăm sóc và thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp, trẻ có nguy cơ gặp phải những vấn đề trên.
Phát âm: Răng cửa mọc sau những răng khác có thể khiến trẻ khó phát âm, phát âm sai, tăng nguy cơ nói ngọng.
Mọc răng sai trình tự có thể gây ảnh hưởng tới quá trình ăn dặm ở trẻ
Cách phòng ngừa và xử lý tình trạng khi răng trẻ mọc không đúng trình tự
Khi bé gặp tình trạng răng mọc sai vị trí hoặc thứ tự, ba mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của bé và được đưa ra lời khuyên cũng như điều chỉnh lại các răng vĩnh viễn nếu chúng có dấu hiệu mọc sai lệch.
Ngoài đưa trẻ tới nha sĩ, để trẻ có được hàm răng vĩnh viễn chắc khỏe ba mẹ cần thực hiện những lưu ý sau:
Trong giai đoạn mọc răng (từ 6 tháng đến 12 tuổi), ba mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học. Nếu trẻ quá nhỏ, ít răng hoặc mới mọc răng, ba mẹ nên dùng một miếng bông, vải hoặc gạc mềm, thấm nước muối sinh lý để lau lợi, rơ lưỡi cho bé.
Bé có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ thì cần súc miệng sau mỗi lần uống sữa.
Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường và đồ uống có ga vì những loại thực phẩm này gây ảnh hưởng đến các răng đã mọc trước đó, dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sau này.
Cần có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vitamin, canxi, flour để răng trẻ phát triển toàn diện.
Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo răng vĩnh viễn không bị mọc lệch. Nhận tư vấn và điều trị răng mọc lệch sớm giúp hàm răng vĩnh viễn của bé mọc đều hơn.
Nếu như vẫn còn thắc mắc trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không, có sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ không, ba mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở nha khoa để được tư vấn khám và điều trị
Qua bài viết này, ba mẹ phần nào đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không và tham khảo thêm những phương pháp chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng đầu đời. Mặc dù việc trẻ mọc răng không đúng thứ tự không ảnh hưởng quá nhiều đến thể trạng của trẻ, nhưng vẫn có một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, thẩm mỹ cũng như cuộc sống của trẻ. Vậy nên khi phát hiện bất thường về tình trạng răng miệng ở trẻ, ba mẹ nên đưa bé đến nha khoa để có phương pháp xử lý kịp thời nhé.
Việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau khi được gây tê. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác dụng phụ của […]
Trụ Implant Straumann là dòng sản phẩm được đánh giá cao về thiết kế, chất lượng và khả năng tích hợp xương nhanh chóng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu tất tần tật mọi thứ về trụ Implant Straumann qua bài viết sau nhé! Đôi nét về trụ Implant Straumann Giới thiệu về tập […]
Trám răng composite là kỹ thuật sử dụng vật liệu để phục hình răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Vậy trám răng composite là gì? Khi trám răng bằng vật liệu composite thì có những ưu điểm nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Trám răng composite là […]
Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có […]