Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên lúc 6 tháng tuổi và kết thúc quá trình mọc răng vào năm 12 tuổi. Chính vì vậy, rất nhiều phụ huynh muốn tìm hiểu về quá trình mọc răng ở trẻ để chăm sóc con tốt nhất. Dưới đây, nha khoa Parkway sẽ chia sẻ về quá trình mọc răng sữa và thay răng ở trẻ em. Cùng đọc và chia sẻ nhé!
Quá trình mọc răng sữa ở trẻ
6 tháng tuổi, trẻ sẽ đón nhận chiếc răng sữa đầu tiên. Trong khoảng 2 tháng, 4 chiếc răng cửa sẽ mọc lên, hàm dưới mọc trước hàm trên. Quá trình mọc răng ở trẻ theo thứ tự: Răng cửa bên, răng hàm sữa thứ nhất, răng nanh sữa, răng hàm sữa thứ 2. Bộ răng sữa đầy đủ của trẻ bao gồm 20 răng.
>> 5 vai trò quan trọng của răng sữa
Độ tuổi thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn
Sau khi thay răng sữa, trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn từ 6 đến 12 tuổi. Khi đó, chân răng sẽ tự tiêu khiến cho răng sữa lung lay và rụng ra, lấy chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên:
- 6-7 tuổi mọc răng cửa giữa vĩnh viễn
- 7-8 mọc răng cửa bên vĩnh viễn
- 9-10 tuổi, răng tiền hàm thứ nhất mọc thay thế răng hàm sữa thứ nhất
- 10-11 tuổi thay răng nanh sữa
- 11-12 tuổi thay răng hàm sữa thứ 2 bằng răng tiền hàm thứ 2
Nhìn chung, răng nào mọc trước thay trước. Giai đoạn 6-12 tuổi được gọi là giai đoạn răng hỗn hợp ở trẻ.
Vậy vì sao người lớn lại có số răng nhiều hơn trẻ em? Năm 6 tuổi, trẻ mọc răng hàm 1 và năm 12 tuổi mọc răng hàm 2. Một số trẻ sẽ mọc răng khôn từ 15 tuổi trở lên. Răng hàm 1 và 2 sẽ không mọc lại nên phụ huynh lưu ý để trẻ không bị sâu ở các răng này.
Trẻ thay răng sớm có tốt không?
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng trẻ thay răng sớm là dấu hiệu của dậy thì sớm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, quá trình mọc răng ở trẻ sớm hay muộn không hề ảnh hưởng tới sự phát triển. Trên thực tế, lịch thay răng ở trẻ không mang tính tuyệt đối. Trên cùng một hàm răng có thể có răng mọc trước, răng mọc sau.
Vì sao trẻ chậm thay răng sữa?
Thời gian mọc răng ở trẻ phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố: Đặc điểm của răng, vị trí của răng và thể chất của bé. Các răng cối thường sẽ thay chậm hơn răng nanh và răng cửa. Ngoài ra, những chiếc răng bị chèn ép bởi các răng khác cũng sẽ khó thay hơn.
Nhiều trẻ có thói quen sờ vào khoảng trống khi răng sữa rụng. Điều này có thể gây ra viêm nhiễm và ảnh hưởng đến quá trình mọc răng ở trẻ.
Làm sao để bé thay răng đẹp?
Dưới đây là một số lưu ý để bé có hàm răng đẹp sau khi mọc răng ở trẻ:
- Thường xuyên theo dõi quá trình thay răng
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày
- Đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để nhổ răng
- Tránh các thói quen xấu và sử dụng hàm trainer nếu cần thiết
- Ăn uống lành mạnh và đưa trẻ đi khám răng định kỳ
>> Xem thêm: Những lưu ý khi trẻ thay răng cha mẹ cần biết
Quá trình mọc răng sữa và thay răng ở trẻ em cần được phụ huynh lưu ý bởi răng sữa là tiền đề để răng vĩnh viễn phát triển. Nếu không được quan tâm ngay từ đầu, răng vĩnh viễn có thể mọc lệch gây mất thẩm mỹ cho bé. Chính vì vậy, nhớ theo dõi và đưa con đi khám răng thường xuyên các bạn nhé!
Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp!