Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ mọc răng sữa có bao nhiêu cái?

Với nhiều cha me sinh con lần đầu sẽ có nhiều thắc mắc về những chiếc răng sữa đầu đời của trẻ. Trẻ em có bao nhiêu răng sữa hay quá trình mọc răng của trẻ như thế nào. Cha mẹ hãy cùng Parkway theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc này nhé.

Răng sữa có bao nhiêu cái?

Răng sữa còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Cấu trúc xương hàm của trẻ chưa phát triển nhiều nên cung hàm vẫn còn nhỏ. Vì thế, số lượng các răng sữa trên cung hàm cũng ít hơn so với các răng vĩnh viễn sau giai đoạn thay răng.

Vậy răng sữa có bao nhiêu cái ? Câu trả lời là ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Mỗi hàm bao gồm: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng cối thứ nhất, 2 răng cối thứ 2. Về sau, răng sữa sẽ bị rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn, theo thứ tự cái nào mọc trước thì sẽ được thay trước.

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ em

Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi và hoàn thiện quá trình mọc răng sữa khi trẻ được khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ mọc răng sữa sớm khi được 3 – 4  tháng tuổi hoặc muộn nhất sau 9 tháng tuổi. Sau 9 tháng tuổi mà trẻ chưa mọc chiếc răng sữa nào thì có thể hiểu trẻ mọc răng muộn, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời.

Quá trình mọc và thay răng sữa của trẻ diễn ra theo một thứ tự nhất định, cụ thể:

  • 6 – 8 tháng tuổi trẻ mọc 4 răng cửa giữa ở hàm trên và hàm dưới
  • 9 – 13 tháng tuổi trẻ mọc 4 chiếc răng cửa bên ở hai hàm
  • 16 – 22 tháng tuổi trẻ mọc tiếp 4 răng nanh
  • 13 – 19 tháng tuổi trẻ 4 răng hàm số 1
  • 25 – 33 tháng tuổi là trẻ  mọc thêm 4 răng hàm số hai là hoàn tất.
Quá trình mọc răng sữa ở trẻ em

Răng sữa của trẻ em

Những tác dụng của răng sữa

Răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ đến thời điểm thay răng nhưng răng sữa có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình phát triển thể chất của trẻ như sau:

  • Vai trò của răng sữa giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn: Trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi (trẻ bắt đầu ăn dặm) và dần hoàn thiện khi trẻ được 2 tuổi. Có thể hiểu, quá trình mọc răng sữa của trẻ sẽ gắn liền với quá trình phát triển khả năng ăn uống. Răng sữa với chức năng nhai, nghiền sẽ giúp trẻ chuyển thức ăn từ dạng mịn sang dạng thô trước khi chúng được đưa xuống dạ dày.
  • Sự phát triển của răng sữa kích thích sự phát triển của xương hàm:  Khi trẻ nhai, toàn bộ cung hàm được vận động, xương hàm cũng nhờ đó mà được kích thích để phát triển.
  • Răng sữa định hướng sự phát triển cho răng vĩnh viễn sau này. Bên dưới mỗi chiếc răng sữa luôn có 1 chiếc răng vĩnh viễn khi đến thời điểm phù hợp sẽ thay thế răng sữa.
  • Răng sữa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ được hình thành từ cột không khí trong thanh quản kết hợp cử động dây thanh, lưỡi răng và môi. Trong quá trình hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ không may bị rụng răng cửa hoặc sâu răng,… âm thanh sẽ không được phát âm tròn tiếng, trẻ có thể bị nói ngọng.

Răng sữa thay bao nhiêu cái? Số lượng răng thay

Các cha mẹ đều có tâm lý muốn trẻ có hàm răng đẹp nhưng lại bối rối không biết trẻ thay răng sữa khi nào. Thực tế, trẻ thay răng sữa theo một trình tự nhất định. Nha khoa Parkway xin chia sẻ lịch thay răng sữa của trẻ để cha mẹ tham khảo thông tin như sau:

  • Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới.
  • Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên.
  • Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên.
  • Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm dưới.
  • Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ nhất.
  • Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay  2 răng hàm dưới thứ nhất.
  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm trên.
  • Trẻ từ 9 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm dưới. 
  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ 2.
  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ 2.

Hầu hết khi trẻ đến 12 tuổi, trẻ đã hoàn thành việc thay răng sữa và sẽ có 28 cái răng trưởng thành (răng vĩnh viễn).

Răng sữa thay bao nhiêu cái? Số lượng răng thay

Lịch mọc – thay răng sữa của trẻ

Một vài trường hợp gặp phải ở răng sữa

Răng sữa  răng sữa có lớp men răng, ngà răng mỏng nên dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Cha mẹ hãy lưu ý một số trường hợp răng sữa hay gặp phải ở trẻ:

  • Răng sữa bị đen, bị sâu: Trẻ con thường thích ăn đồ ngọt đây là tác nhân gây sâu răng chính ở trẻ. Nếu cha mẹ không chăm sóc răng miệng của trẻ cẩn thận ngay từ đầu sẽ khiến răng bị đen, bị sâu.
  • Răng sữa bị vàng, bị mòn: Men và ngà răng của trẻ rất mỏng nên nếu thức ăn không được làm sạch sau khi ăn sẽ nhanh chóng đổi màu răng gây mòn men răng ở trẻ.
  • Răng sữa không rụng: Tình trạng này chủ yếu là do răng vĩnh viễn không mọc lên nên răng sữa không rụng.
  • Răng sữa mọc lệch: Thông thường răng sữa lệch lạc là do trẻ có thói quen xấu như bú tay, ngậm ti sữa quá nhiều.
  • Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc: Đây là tình trạng bất thường của quá trình mọc răng ở trẻ, lúc này các bậc phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp.

Răng sữa lung lay bao lâu thì có thể nhổ bỏ?

Hầu hết trẻ sẽ bắt đầu thay răng khi được 5 hoặc 6 tuổi. Tuy nhiên, quá trình thay răng có thể xuất hiện khi trẻ khoảng 4 tuổi hoặc trễ hơn khi trẻ được 8 tuổi.

Dấu hiệu thay răng sữa là răng sữa bị lung lay, chúng ta có thể hiểu răng vĩnh viễn đang nhú lên làm tiêu chân răng sữa. Đây chính là thời điểm có thể nhổ bỏ răng sữa.

Tuy nhiên, cha mẹ cần quan sát mức độ lung lay răng sữa để quyết định thời điểm nhổ bỏ răng sữa thích hợp, giảm đau đớn cho trẻ. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định nhổ bỏ hay chờ đợi thêm để việc nhổ bỏ răng sữa được an toàn và không gây đau nhức làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Răng sữa lung lay bao lâu thì có thể nhổ bỏ?

Nhổ răng sữa an toàn tại các cơ sở y tế chuyên khoa

Vô tình nuốt phải răng sữa có sao không?

Một số cha mẹ tự nhổ răng sữa cho con tại nhà hoặc trong quá trình sinh hoạt, trẻ bị rụng răng sữa, dẫn đến nguy cơ trẻ vô tình nuốt phải răng sữa. Nếu răng không bị kẹt tại bộ phận nào thì răng có thể thải ra ngoài bằng đường vệ sinh của trẻ. Tuy nhiên nếu răng của trẻ bị kẹt ở khí quản, phổi…. thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ nuốt phải răng sữa để loại bỏ những lo lắng không cần thiết khi gặp sự cố này.

Răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng gì không?

Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn được mọc đúng chỗ. Nếu răng sữa mọc lệch thì có thể làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, dẫn đến có thể xô lệch cả hàm răng. Trong quá trình trẻ thay răng, cha mẹ cần quan sát vị trí răng mọc để có thể khắc phục kịp thời.

Cách chăm sóc bé mọc răng sữa

Vì răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hàm răng vĩnh viễn của trẻ sau này cũng như trong quá trình phát triển của trẻ nên cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng sữa đúng cách:

  • Cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như sử dụng nước ép hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng và giảm đau khi trẻ mọc răng.
  • Khi trẻ bị sốt nhẹ khi mọc răng: với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể sử dụng thuốc paracetamol. Nếu trẻ bị sốt lâu ngày không giảm hoặc sốt cao thì cha mẹ cần đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Với trẻ bị chảy nước dãi nhiều khi mọc răng sữa, cha mẹ sử dụng khăn sạch lau thường xuyên, đeo yếm cho trẻ.
  • Cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại gel mọc răng, những loại này có chứa benzocaine không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu nhận thấy trẻ bị chậm mọc răng thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Vệ sinh nướu và khoang miệng sau khi trẻ ăn. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi dành cho trẻ em để bảo vệ men răng cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ biết đánh răng đúng cách: đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày; sử dụng lượng kem vừa phải để trẻ không bị nuốt quá nhiều kem đánh răng. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại để răng được sạch, không làm tổn thương nướu hay gây chảy máu khi đánh răng sai cách.
  • Theo dõi sát sao trong quá trình thay răng ở trẻ. Cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ uống có ga dễ dẫn đến sâu răng, tránh cho trẻ ăn đồ ăn cứng khó nhai, làm sứt mẻ răng của trẻ và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng. 
  • Một số trẻ có thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… Những thói quen xấu này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Vì vậy cha mẹ phải khuyên trẻ không nên làm các hành động này để việc mọc răng của trẻ được thuận lợi hơn. 
  • Định kỳ đưa trẻ đi khám nha sĩ 3 đến 6 tháng một lần để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm khi trẻ có dấu hiệu bị sâu răng hoặc các bệnh lý khác về răng miệng.

⏩⏩⏩ Những điều bạn cần biết thêm nếu trẻ bị sốt mọc răng:

Những thực phẩm tốt dành cho trẻ mọc răng

Yếu tố dinh dưỡng là một trong những những yếu tố quan trọng hỗ trợ trẻ trong quá trình  mọc răng sữa. Cha mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm tốt giúp trẻ mọc răng như sau:  

  • Sữa chua: hàm lượng canxi cao trong sữa chua sẽ giúp răng của trẻ thêm khỏe mạnh và cứng chắc.
  • Các loại rau củ tươi: các loại rau củ tươi như cà rốt, súp lơ, dưa chuột… sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng và có lợi cho quá trình mọc răng của trẻ. 
  • Các loại trái cây tươi: các loại trái cây tươi như dưa, táo, lê sẽ giúp kích thích khả năng cắn, ăn nhai của trẻ và sẽ giúp massage phần nướu bị đau cho trẻ.
  • Một số loại hạt khô: Đậu phộng, óc chó, hạt điều, hạt dẻ đều là những thực phẩm có hàm lượng canxi, protein và magie dồi dào giúp răng của trẻ thêm chắc khỏe. Ngoài ra các loại hạt này kích thích trẻ nhai nhiều, từ đó khoang miệng sẽ tiết nhiều nước bọt hơn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng sâu răng. 
Những thực phẩm tốt dành cho trẻ mọc răng

Rau củ và trái cây tươi là những thực phẩm tốt cho trẻ

Địa chỉ nhổ răng sữa uy tín cho bé

Qua bài viết này, cha mẹ đã trả lời được câu hỏi hàm răng sữa có bao nhiêu cái. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý quá trình thay răng sữa cũng rất quan trọng. Khi thấy răng sữa của trẻ bị lung lay, cha mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà.

Việc nhổ răng sữa tại nhà sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vết nhổ, trẻ có thể bị chảy nhiều máu hoặc sót vụn răng sữa mà cha mẹ không thể quan sát bằng mắt thường hoặc trẻ bị đau đớn khi nhổ răng, gây ảnh hưởng tâm lý. Để đảm bảo việc nhổ răng sữa của trẻ đúng thời điểm và an toàn, cha mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt uy tín.

Nha khoa Parkway được biết đến là cơ sở nha khoa chất lượng cao, với trang thiết bị y tế hiện đại, áp dụng các kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất và được nhiều cha mẹ tin tưởng đưa con đi thăm khám.

Các bác sĩ tại đây được đào tạo chuyên môn sâu, có kinh nghiệm điều trị và nắm bắt tâm lý của trẻ nhỏ nên trẻ sẽ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi được bác sĩ thăm khám và điều trị. Việc bảo vệ chăm sóc hàm răng của trẻ là quá trình lâu dài và kiên nhẫn của cha mẹ. Parkway sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ để giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe và đều đẹp.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết

14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM? Hàn răng ở đâu uy tín?

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đông đúc dân cư nên nhu cầu trám răng cũng rất cao. Vì vậy hàng loạt nha khoa cung cấp dịch vụ này đã ra đời. Làm thế nào để chọn được dịch vụ uy tín? Tham khảo 14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM […]

Xem chi tiết