Những giai đoạn đầu đời, trẻ dễ gặp phải những vấn đề bệnh lý về răng miệng do các chân răng liên quan trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Sốt mọc răng là một vấn đề khá phổ biến, bố mẹ cần biết cách chăm sóc hợp lý. Vậy trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì? Chúng ta sẽ cùng đọc bài viết dưới đây.
Trẻ sốt mọc răng đầu tiên khi nào?
Từ khoảng 6 – 8 tháng tuổi đầu, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng hoặc có thể sớm hơn. Răng mọc đầu tiên thường là hai răng cửa dưới, tiếp theo là hai răng cửa trên rồi đến hai răng cửa bên hàm trên, sau đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới. Đến tầm 3 tuổi là trẻ đã mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa. Nếu sau 3 tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc đủ răng thì bố mẹ nên đưa con đi khám để biết rõ tình trạng răng của bé.
Khi trẻ mọc răng sẽ có biểu hiện chảy nước dãi nhiều, hay cắn gặm các đồ vật và quấy khóc và thường là bị sốt mọc răng.
Các triệu chứng sốt mọc răng xuất hiện rất rõ như sau:
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Hắt hơi hoặc ho
Bé bị tiêu chảy, nôn
Phát ban
Trường hợp trẻ bị sốt trên 38 độ C và bị tiêu chảy nặng thì rất nguy hiểm, cần được thăm khám kịp thời, tìm hiểu nguyên nhân xem có phải sốt mọc răng hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?
Trong thời gian trẻ mọc răng, việc cặp nhiệt độ cho bé thường xuyên là rất cần thiết.
Với những trẻ sốt mọc răng nhẹ, thì không nên uống thuốc giảm sốt hoặc giảm đau. Những loại thuốc này sẽ ngăn cản hoạt động của hệ miễn dịch và làm giảm khả năng tự chống lại bệnh tật của cơ thể.
Từ 38,5 độ C trở lên, để hạ sốt, bạn có thể cho trẻ uống những loại thuốc như sau:
Hoặc Ibuprofen( Advil, Motrin), cứ cách 6 – 8 giờ uống 1 liều
Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, tránh xa các loại thuốc chứa belladonna và gel bôi chứa benzocaine.
Với những bé đã cai sữa thì có thể khuyến khích bé uống thêm nước lọc ( hoặc pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Khi bé không uống được nước, có thể dùng tăm bông chấm nước và môi miệng để bé không bị khô môi và tránh tình trạng mất nước.
Khi nào cần đưa bé tới bệnh viện và cách xử lý?
Bé bị sốt cao hơn, gần 39 độ C, cần đưa bé đi khám sớm. Những dấu hiệu kèm theo sốt cao như bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh có thể khiến bé bị hôn mê, rất nghiêm trọng. Lúc này, bố mẹ hãy lấy một chiếc khăn mềm, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi. Nếu không xử lý kịp thời, có thể để lại những di chứng nặng nề như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh,…
Mẹo chữa sốt khi trẻ mọc răng
Vì thuốc kháng sinh có nhiều tác dụng phụ nên dù đã biết trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì, bố mẹ có thể xử lý trước bằng các cách nhẹ nhàng sau:
Luôn giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ: Mặc dù trẻ ăn rất ít, chỉ ngậm ti hoặc bú bình thì việc này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn khiến cho chỗ viêm nặng hơn ở trong miệng
Chườm khăn ấm cho trẻ: Khi trẻ sốt cao từ 38 độ trở lên, mẹ nên đắp khăn ấm lên trán chứ không nên sử dụng các miếng dán hạ sốt được bày bán ngoài hiệu thuốc.
Lau người bằng nước ấm: Đây là cách tốt nhất để hạ nhiệt và giảm sốt nhanh
Cho con ăn bánh ăn dặm: Đặc tính của loai bánh này là sẽ mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé, chứa rất ít đường và không có chất bảo quản nên sẽ rất hiệu quả khi giúp bé gãi ngứa ở chỗ răng mới mọc.
Dùng nướu gặm chuyên dụng: Vừa là một loại đồ chơi lại vừa trẻ giúp mát xa lợi nhẹ nhàng
Cho bé ăn các đồ ăn mềm nhuyễn, dễ nuốt, nhất là chuối lạnh xắt lát, giúp xoa dịu vùng lợi, giảm sưng, giảm đau và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh vì bé sẽ bỏ vào miệng nhai làm tổn thương lợi.
Kết
Qua đây có thể thấy, trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì rất quan trọng. Bố mẹ cần có sự tư vấn của bác sĩ ở các nha khoa uy tín để biết các loại thuốc được sử dụng trong từng trường hợp sốt mọc răng cụ thể của trẻ. Những mẹo chữa sốt cho trẻ nên được áp dụng khi trẻ mới bắt đầu có biểu hiện nhưng bố mẹ không nên quá chủ quan trong việc thăm khám tại các nha khoa uy tín.
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]
Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức do nhiều nguyên nhân như: Trình độ nha sĩ chưa tốt, phòng nha và máy móc công nghệ không đảm bảo nên để lại những hậu quả đáng tiếc.