Sún răng là gì? Tổng quan về bệnh sún răng
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Sốt khi mọc răng là một biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất dễ để nhầm lẫn giữa sốt do lên răng và sốt do nhiễm khuẩn ở các bé nên bố mẹ cần nắm rõ hiểu hiện của từng loại để tránh gây nguy hiểm. Vậy trong trường hợp trẻ sốt mọc răng 39 độ thì sao? Cùng với nha khoa Parkway tìm hiểu chi tiết các thông tin mà phụ huynh cần biết để chăm sóc con trẻ khi có dấu hiệu sốt cao.
Trẻ nhỏ thường bước vào giai đoạn mọc răng từ tháng tuổi thứ 6 và hoàn thiện đến năm 3 tuổi. Khi chiếc răng đầu tiên xé bề mặt nướu để trồi lên trên, bé có thể thường sẽ chảy dãi nhiều và khóc quấy do đau. Bên cạnh đó, đi kèm còn có dấu hiệu sốt nhẹ, do vậy, để phân biệt với các loại sốt do nhiễm khuẩn khác hãy cùng điểm qua một vài thông tin sau đây.
Khi có hiện tượng trẻ sốt mọc răng 39 độ, bạn cần chú ý quan sát cẩn thận để xác định, tránh nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số biểu hiện thường gặp ở các bé khi sốt lên răng như sau:
Thường xuyên chảy dãi là biểu hiện của trẻ đang mọc răng
Trong một số trường hợp khi bạn thấy trẻ sốt mọc răng 39 độ, rất có thể đây không phải là sốt do mọc răng thông thường, mà do bé đã bị nhiễm khuẩn. Cách phân biệt cho cha mẹ như sau:
Bé mọc răng và sốt ở nhiệt độ cao khiến bố mẹ hết sức lo lắng, không biết ở mức nhiệt cao nhiêu sẽ được xem là bình thường? Mức nhiệt bao nhiêu là nguy hiểm cho trẻ? Trong trường hợp nào nên đưa các con đến gặp bác sĩ. Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây theo ý kiến từ các chuyên gia.
Sốt mọc răng ở mức 39 độ có nguy hiểm cho trẻ nhỏ không?
Trẻ sốt mọc răng thường ở mức nhiệt từ 38 – 38,5, trong một số trường hợp có thể lên đến 39 độ. Tuy nhiên đây là hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ tự khỏi sau 3-4 ngày khi răng đã nhú lên.
Về bản chất, theo các bác sĩ chuyên khoa, mọc răng không phải là nguyên nhân gây sốt ở trẻ nhỏ. Các bé bị sốt đến từ lý do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có hại tấn công khi dùng tay, hoặc vật dụng để cọ xát vào nướu làm giảm ngứa khi răng nhú lên gây ra. Do vậy, bố mẹ có thể giảm thiểu tình trạng sốt mọc răng cho con bằng cách hạn chế cho trẻ đưa tay hoặc các vật khác vào miệng.
Khi các bé sốt 38,5 – 39 độ có quấy khóc nhưng vẫn chơi, vẫn bú mẹ như bình thường thì không quá nguy hiểm, có thể dùng các biện pháp giảm nhiệt tại nhà. Còn nếu trẻ sốt mọc răng 39 độ kèm theo biểu hiện nôn mửa, co giật, hắt hơi hoặc ho, tiêu chảy, phát ban,….. thì nên đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. Tình trạng này kéo dài hoặc luôn trong trạng thái li bì là vô cùng nguy hiểm.
Câu hỏi “trẻ nhỏ bị sốt mọc răng bao nhiêu ngày thì hết” cũng là một câu hỏi khá phổ biến đối với các bật phụ huynh.Tùy vào cơ địa mà mỗi trẻ mọc răng sẽ có một quá trình không giống nhau. Có trẻ nhỏ lên răng thì ít sốt nhưng có một số lại sốt nhiều hơn. Thường rất khó để các bố mẹ có thể đoán được con có bị sốt hay không, nên phải cần được quan sát kỹ lưỡng trong giai đoạn lên răng sữa.
Thông thường, khi mọc răng, trẻ nhỏ sẽ bị sốt trong khoảng từ 3-4 ngày. Đối với trẻ lần đầu mọc răng sẽ vô cùng khó chịu, những lần mọc răng sau đó sẽ giảm dần đau và sốt.
Khi các bé lên cơn sốt, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hoặc phụ huynh có thể áp dụng một số cách giảm nhiệt độ sau:
Chăm sóc bé khi bé bị sốt mọc răng
Bên cạnh các cách làm giảm nhiệt độ, các chuyên gia cũng khuyến cáo bố mẹ nên giữ gìn vệ sinh răng miệng cho con thật tốt. Phụ huynh nên thường xuyên :
Bố mẹ cần hết sức quan tâm, chú ý đến từng biểu hiện của trẻ khi bị sốt trong giai đoạn mọc răng. Trong các trường hợp sau đây, phụ huynh cần đưa con đến gặp các bác sĩ nhanh chóng để tránh gặp nguy hiểm:
Khi trẻ sốt cao trên 39 độ trong thời gian khá lâu, nên đưa đến cơ sở y tế ngay
Trẻ sốt mọc răng 39 độ là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Quá trình lên răng này có lẽ là một khoảng thời gian khá khó chịu, vất vả với cả các bé và bố mẹ.Do vậy, phụ huynh nhớ theo dõi con một cách thường xuyên để phát hiện kịp thời khi bị sốt quá cao hoặc có các biểu hiện bất thường khác. Đồng thời, nên thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên và có một chế độ ăn uống khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Cùng Parkway tìm hiểu về sún răng ở trẻ em và người lớn gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa sún răng tốt nhất. Xem ngay!
Tìm kiếm bác sĩ Invisalign giỏi hoặc một nha khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về Invisalign là bước quan trọng để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tối ưu. Việc lựa chọn đúng bác sĩ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm […]
Hơi thở có mùi là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống thường ngày, khiến chúng ta kém tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng này? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây […]
Chảy máu răng có thể do các bệnh lý răng miệng hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Tham khảo 11 nguyên nhân gây chảy máu răng phổ biến ngay!