Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

16+ Dấu hiệu bé mọc răng sữa và cách chăm sóc cho trẻ

Nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy bé có những triệu chứng mọc răng nhưng không biết liệu có phải đúng không? Bài viết dưới đây Parkway xin gửi đến quý phụ huynh 16+ dấu hiệu khi bé mọc răng sữa và cách chăm sóc bé. 

16+ Dấu hiệu bé mọc răng sữa và cách chăm sóc cho trẻ

Trẻ mọc răng sữa đầu tiên khi nào?

Quá trình trẻ mọc răng sữa thường bắt đầu trong khoảng 4-7 tháng tuổi. Một vài bé, khoảng 3 tháng tuổi đã có dấu hiệu bé mọc răng sữa. Răng sữa mọc đầu tiên là ở vị trí răng cửa phía dưới, sau đó tới hai răng cửa trên và tùy thời điểm mà những chiếc răng còn lại sẽ xuất hiện. Đa số với các bé đều sẽ mọc đều 20 chiếc răng sữa trước 3 tuổi. 

Ở một số trường hợp hiếm gặp ngay từ khi bé sinh ra đã có sẵn 1-2 chiếc răng được gọi là răng sơ sinh, hoặc răng này có thể xuất hiện vài tuần sau khi sinh. Nếu bé có răng này, bạn cần chú ý hỏi ý kiến bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách vì có thể trong quá trình bú bé bị gặp khó khăn hoặc răng bị lung lay khiến bé nghẹt thở. 

Trình tự trẻ mọc răng

Trình tự trẻ mọc răng

Răng cửa trung tâm

Chiếc răng đầu tiên (răng cửa trung tâm ở hàm dưới) thường xuất hiện khi trẻ 6 tháng tuổi. Thông thường, bé cảm thấy đau nhất khi mọc chiếc răng đầu tiên. Sau khoảng 8 tháng khi hai răng cửa trung tâm ở hàm dưới xuất hiện, hai răng cửa trung tâm ở hàm trên sẽ bắt đầu mọc.

Răng cửa bên

2 chiếc răng cửa bên ở hàm trên sẽ bắt đầu mọc khi bé được 7 – 10 tháng. Các răng cửa bên ở hàm dưới sẽ xuất hiện muộn hơn sau khoảng 16 tháng tuổi.

Răng hàm đầu tiên

Răng hàm sẽ bắt đầu nhú lên sau khi 4 chiếc răng cửa mọc. 22 chiếc răng hàm trên đầu tiên sẽ mọc khi bé 13 – 19 tháng tuổi. Chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm dưới mọc muộn hơn thường là khi bé được 14 – 18 tháng tuổi.

Răng nanh

Khi chạm mốc 16 – 18 tháng tuổi con có thể đã mọc răng nanh lấp đầy khoảng trống giữa răng hàm và răng cửa. Trong khi đó, những chiếc răng nanh ở hàm dưới sẽ mọc ra ngay sau khi những chiếc răng nanh ở phía trên mọc đầy đủ. Trong một số trường hợp, khi trẻ 22 tháng mới có thể phát triển đầy đủ cả 4 chiếc răng nanh.

Răng hàm thứ hai

Chiếc răng hàm thứ hai xuất hiện cuối cùng trong quá trình mọc răng của bé khi trẻ được 20 đến 23 tháng tuổi. Sau đó, vào khoảng tháng thứ 25 những chiếc răng hàm thứ hai bên trên sẽ mọc. Như vậy, khi bé chạm mốc 2,5 tuổi hàm răng của trẻ nhỏ sẽ hoàn chỉnh.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mọc răng

Trẻ mọc răng sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau:

  • Di truyền: Nếu bố, mẹ hoặc người thân của trẻ mọc răng sớm thì trẻ có khả năng cũng mọc răng sớm hơn các trẻ khác.
  • Dinh dưỡng: Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì khả năng mọc răng của trẻ sẽ nhanh hơn. 
  • Vitamin D, canxi: Trẻ mọc răng muộn hay sớm còn phụ thuộc vào việc trẻ có bị thiếu vitamin D (không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do sinh thiếu tháng,… ) hoặc không đủ canxi hay không.

Trẻ mọc răng sữa sớm có ảnh hưởng gì không?

Câu trả lời là không. Có trẻ hơn 1 tuổi mới mọc răng đầu tiên thậm chí trẻ sơ sinh đã có sẵn 1 – 2 chiếc răng. Vì vậy cha mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ mọc răng sớm mà nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để răng của trẻ mọc lên chắc khỏe và bé mọc răng có gặp khó khăn gì trong ăn uống không.

Dấu hiệu bé mọc răng sữa

Nước dãi chảy nhiều

Dấu hiệu bé mọc răng sữa

Trẻ hay chảy nhiều nước dải khi mọc răng sữa

Bé dãi nhớt nhiều là dấu hiệu bé mọc răng sữa dễ nhận thấy nhất khi bé mọc răng. Quá trình hình thành răng bên dưới lợi và đẩy lợi lên sẽ kích thích sản xuất ra nhiều nước bọt làm cho bé chảy nhớt nhiều.

Miệng bé nổi mẩn

Nước dãi chảy nhiều khiến vùng da xung quanh cằm, miệng và thậm chí cả cổ và ngực của bé bị nổi mẩn, phát ban. Bạn nên thấm nước dãi cho bé và có thể sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng để bảo vệ làn da non nớt của em bé.

Trẻ bị ho

Nước dãi tiết ra nhiều có khả năng khiến bé bị nghẹn, sặc và gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì chứng tỏ bé sắp mọc răng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ nhận thấy bé bị ho nhiều, rặn hơi để ho đến tái hoặc đỏ bừng mặt, thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và khám chữa sớm.

Bị sốt nghe khi mọc răng

Khi mọc răng hệ miễn dịch của bé thay đổi sẽ dẫn đến tình trạng sốt kéo dài khoảng 3 ngày trước và sau khi bé mọc răng sau đó sẽ tự hết. Lưu ý ba mẹ cần phân biệt rõ bé sốt do mọc răng hay do nguyên nhân khác để chăm sóc đúng cách. Tránh các bậc phụ huynh quá chủ quan dẫn đến những tình trạng không đáng có gây nên những hệ lụy nguy hiểm cho trẻ.

Tham khảo thêm: Khi trẻ mọc răng sốt bao lâu thì hết? Thường thường triệu chứng trẻ bị sốt khi mọc răng thường kéo dài từ khoảng 3 đến 5 ngày.

Trẻ hay cáu gắt 

Dấu hiệu bé mọc răng sữa

Răng tách lợi nhú lên nên khiến bé bị sưng, đau nướu và sốt khiến bé khó chịu nên sẽ khó tính hơn bình thường và cáu gắt. 

Bé hay khóc là một biểu hiện của trẻ mọc răng sữa

Không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, vì quá trình mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một biểu hiện phổ biến ba mẹ không nên bỏ qua vì rất có thể con đang mọc răng. 

Trẻ hay bị thức giấc vào nửa đêm

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, cơ thể khó chịu có thể làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm của trẻ, ngay cả khi trước đó trẻ đã ngủ suốt đêm.

Nướu có tụ máu

Nếu bạn nhận thấy một cục u hơi xanh dưới lợi của bé thì rất có thể là tụ máu ở nướu, hoặc máu bị kẹt dưới nướu do răng mọc. Điều này không quá đáng lo ngại. Một miếng gạc lạnh hoặc khăn lau trên nướu có thể làm giảm cơn đau và có thể giúp máu tụ nhanh lành hơn. Nếu khối máu tụ vẫn tiếp tục phát triển, hãy đến gặp nha sĩ nhi khoa.

Có xuất hiện chồi răng

Nếu nhìn kỹ, các mẹ sẽ thấy mờ mờ ở dưới lợi là phần trên của răng sắp mọc. Để kiểm tra kỹ hơn, các mẹ có thể dùng ngón tay sạch ấn nhẹ lên lợi của bé xem có thấy phần nào gồ lên không. Trong một số trường hợp, phần lợi nhô lên của bé có thể có màu hơi tái. Điều này xảy ra là do chảy máu nhẹ phía dưới lợi khi mọc răng.

Trẻ lười và chán ăn

Khi mọc răng, trẻ sẽ có cảm giác không thoải mái trong người, nếu trẻ sốt thì rất có thể lười ăn và chán ăn trong một vài ngày. 

Thích cắn nhai những đồ vật

Trẻ sơ sinh thích đưa đồ vật vào miệng, nhưng nếu bé đã bắt đầu nhấm nháp bất cứ thứ gì mà chúng có thể chạm vào, thì có thể chúng đang mọc răng. 

Bị tiêu chảy có thể là một dấu hiệu bé mọc răng sữa

Mỗi lần mọc răng trẻ hay bị tiêu chảy tầm 1 – 2 ngày sẽ hết, điều này đáng lo ngại nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài thì ba mẹ nên cho trẻ đến trung tâm y tế để được các bác sĩ thăm khám và tìm phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Bị nổi cục ở lợi 

Dấu hiệu bé mọc răng sữa

Răng mọc lên làm nổi cục ở lợi và công việc của ba mẹ là dùng gạc hoặc khăn vải sạch để tiếp tục vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bé thường xuyên.

Trẻ lười bú, bú kém

Một trong những dấu hiệu bé mọc răng sữa rõ nhất ở trẻ em là biểu hiện bỏ bú hoặc chán ăn dẫn đến sụt cân. Nếu việc bỏ ăn xảy ra trong thời gian dài và cân nặng của trẻ giảm sút đáng kể, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp (ví dụ: kéo dài thời gian giữa các cữ bú hay ăn dặm để bé thấy đói và đòi ăn). 

Không thích ngủ

Quá trình mọc răng là một quá trình đau đớn và điều này có thể khiến bé khó ổn định khi nghỉ ngơi. Cố gắng duy trì thói quen đi ngủ của trẻ và ôm ấp, dỗ dành trẻ nhiều hơn nhé.

Hay kéo tai và chà vào má

Nướu, tai và má có chung các đường dẫn thần kinh nên rất có thể trẻ sắp mọc răng thấy đau xung quanh khu vực răng mọc và giật mạnh tai hoặc cọ má hoặc cằm. Hãy lưu ý việc kéo tai cũng là một dấu hiệu trẻ mệt mỏi và có thể là triệu chứng của nhiễm trùng tai, vì vậy hãy cố gắng xác định điều gì đằng sau nó.

Có thể thấy, khi trẻ mọc răng sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau và không phải em bé nào cũng giống nhau, do đó ba mẹ cần chú ý khi con có một trong các biểu hiện khác thường trên. 

Những triệu chứng có thể không phải là dấu hiệu bé mọc răng sữa

Nếu bé bị tiêu chảy, sốt hoặc sổ mũi, đừng coi đó là dấu hiệu bé mọc răng sữa, đặc biệt nếu các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ.

Mặc dù nhiều bậc cha mẹ cho rằng những triệu chứng này có vẻ liên quan trực tiếp đến quá trình mọc răng của con họ, nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chúng có liên quan. Các chuyên gia nói rằng: sốt và tiêu chảy không phải là những triệu chứng thông thường khi mọc răng.

Một trong nhiều cách giải thích cho các triệu chứng này là do trẻ mọc răng thường xuyên đưa đồ vật vào miệng để làm dịu nướu, trẻ bị bệnh do tiếp xúc với vi rút và vi khuẩn khác.

Làm gì để giảm bớt những biểu hiện trẻ mọc răng sữa

Những dấu hiệu khi trẻ sắp mọc răng sữa thường kèm theo sốt, đau nhức, chảy dãi,… vì thế sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của bé bị xáo trộn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên bạn có thể giúp bé thoải mái hơn khi bị đau răng nếu bạn tuân thủ theo vài cách sau:

  • Bạn đừng cố ép con ăn nhiều vào thời điểm này làm gì mà cách hay nhất vẫn là chia nhỏ bữa ăn của bé.
  • Dành thời gian trò chuyện, an ủi, ôm ấp yêu thương bé nhiều hơn vào thời điểm này.
  • Dấu hiệu bé mọc răng sữa đó chính là đau nướu, chính vì vậy để giảm triệu chứng này, bạn có thể cho bé ngậm vòng bằng silicon để bé nhai. Hoặc rửa sạch tay sau đó dùng đầu ngón tay để chà nhẹ lên vùng nướu của bé.
  • Cần lưu ý, tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau hay aspirin để hạ sốt cho trẻ dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả uống hay chà lên nướu cho trẻ, không dùng cồn hay bất cứ loại gel nào chà xát lên nướu của bé với mong muốn giảm sưng, điều này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. 
  • Trong trường hợp, những dấu hiệu bé mọc răng sữa gây ra quá nhiều bất tiện cho trẻ thì bạn nên hỏi  ý kiến bác sĩ để được tư vấn. Không nên tự ý tìm cách điều trị để gây tổn thương đến bé.

Chăm sóc bé khi mọc răng

Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ mọc răng đúng cách, giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình này, cụ thể như sau:

  • Tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn và bổ sung vào thực đơn hàng ngày một số loại thực phẩm chứa vitamin như nước ép hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng và giảm đau khi trẻ mọc răng.
  • Khi trẻ bị sốt nhẹ thì bạn có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà, nếu trên 6 tháng tuổi trẻ có thể sử dụng thuốc paracetamol nhưng nếu sốt lâu ngày không thuyên giảm hoặc sốt cao thì nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Giữ gìn sức khỏe răng miệng cho trẻ thật tốt bằng cách sử dụng khăn sạch lau thường xuyên, đeo yếm khi trẻ chảy nước dãi nhiều để bé không bị nổi ban đỏ.
Chăm sóc bé khi mọc răng
  • Có thể làm dịu sự khó chịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). 
  • Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì nếu tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. 
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại gel mọc răng, những loại này có chứa benzocaine không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do vậy nếu trẻ chậm mọc răng thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những điều cần phải tránh khi chăm sóc trẻ mọc răng

Khi chăm sóc trẻ mọc răng ba mẹ cần tránh những biện pháp chữa trị là không an toàn như sau:

Các tác nhân gây tê

Không bao giờ sử dụng cồn tẩy rửa, benzocaine hoặc lidocaine trên nướu răng của bé. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cảnh báo không nên sử dụng các chất gây tê tại chỗ, có thể khiến trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ bị giảm nồng độ oxy trong máu.

Gel mọc răng không kê đơn

FDA cho biết các bậc cha mẹ nên tránh bất kỳ loại thuốc mọc răng OTC nào, bao gồm cả gel mọc răng thảo dược hoặc vi lượng đồng căn, vì chúng chưa được chứng minh là có tác dụng. Một số loại có thể chứa thành phần gọi là belladonna có thể gây khó thở và co giật.

Dây chuyền hổ phách khi mọc răng

Không có bằng chứng y tế nào cho thấy rằng vòng cổ hổ phách mọc răng có tác dụng. Hầu hết các bác sĩ nhi khoa đều khuyên không nên dùng vì chúng có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ.

Lúc nào cần liên hệ bác sĩ khi bé mọc răng

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng phân lỏng và sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C) của con họ là do trẻ mọc răng. Về lý thuyết, nó có thể là do khi lượng nước bọt thừa mà bé nuốt phải có thể gây kích ứng dạ dày, gây ra phân lỏng và tình trạng viêm ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể một chút.

Nhưng nếu tình trạng sốt của con bạn nếu bé hạ nhiệt độ trong hơn ba ngày hoặc sốt cao hơn hoặc kèm theo các triệu chứng phiền toái khác như: phân lỏng kéo dài hơn hai lần đi tiêu, bé không chịu bú trong hơn một vài ngày… thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay. 

Hãy nhớ rằng giống như trẻ mọc răng, trẻ bị viêm tai sẽ giật mạnh tai. Kiểm tra với bác sĩ nhi khoa nếu bạn nghi ngờ đứa trẻ của bạn có thể bị làm phiền nhiều hơn là chỉ mọc răng, và nếu trẻ bị sốt, có vẻ đặc biệt khó chịu khi nằm hoặc nhai, hoặc có mủ hoặc đóng vảy xung quanh tai.

Làm gì để cho bé có được một bộ răng khỏe mạnh và săn chắc

Ngoài chăm sóc cho trẻ khi lên răng thì việc giữ cho chúng khỏe mạnh là điều cha mẹ nên lưu ý. Một số việc bạn có thể làm để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ đúng cách:

  • Sử dụng vải mềm sạch để lau khi trẻ mới mọc răng, khi trẻ lớn hơn thì cho sử dụng loại bàn chải có lông mềm để không gây tổn thương đến nướu và lợi.
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì nên hạn chế đồ ngọt, hạn chế việc uống sữa ban đêm. Nếu trẻ có bú sữa ngoài thì nên lấy bình ra ngay sau trẻ bú xong, nhất là vào ban đêm.
  • Khám nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng cho trẻ, tốt nhất là ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên hãy cho trẻ đi khám. Nha sĩ sẽ đưa ra những tư vấn bổ ích trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho trẻ.

Mọc răng là quá trình phát triển tất yếu của mỗi con người, tuy rằng trong khoảng thời gian này trẻ sẽ khó chịu và việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn nhưng ba mẹ hãy cố gắng xoa dịu và động viên trẻ. Khi nhận thấy những dấu hiệu bé mọc răng sữa hãy kiểm tra thật kỹ càng và có những phương pháp chăm sóc đúng cách. 

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết