Các khí cụ niềng răng chỉnh nha mà bạn cần biết
Khí cụ niềng răng là điều kiện quyết định đến hiệu quả và chi phí đối với mỗi phương pháp chỉnh nha. Tìm hiểu thêm về các khí cụ niềng răng trong nha khoa.nhé
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Mọc răng ở trẻ là giai đoạn rất quan trọng. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ gặp phải một số vấn đề khó chịu, ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc. Bên cạnh đó, hiện tượng trẻ bị tiêu chảy nhẹ (hay còn gọi là đi tướt) cũng là một trong những vấn đề được ba mẹ rất quan tâm chú trọng. Vậy tình trạng mọc răng đi tướt là gì? Trẻ mọc răng đi tướt bao lâu? hãy cùng xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Nha khoa Parkway để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Trẻ mọc răng đi tướt hay còn gọi là đi ngoài là tình trạng thường thấy, là dấu hiệu trẻ mọc răng. Ba mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy hiện tượng này bởi đây là phản ứng của cơ thể khá bình thường đánh dấu sự phát triển mới của trẻ.
Trẻ có thể đi tướt nhiều lần một ngày tùy vào tình trạng sức khỏe. Những trẻ có sức khỏe yếu có thể đi tướt từ 5 – 7 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, số lần sẽ ít hơn, chỉ từ 2 – 3 lần với những trẻ bình thường khoẻ mạnh.
Đi tướt có thể nói là một trong những dấu hiệu trẻ mọc răng. Tình trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau:
Nhiều bố mẹ quan tâm đến dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng như thế nào, trẻ mọc răng đi tướt bao lâu. Vì nhiều ba mẹ không phân biệt được trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn với đi tướt mọc răng nên rất khá lo lắng khi con đại tiện quá nhiều một ngày.
Trẻ mọc răng bị đi tướt thường đi ngoài nhiều lần, phân có mùi chua, lỏng, không kèm máu, nhầy. Về thắc mắc trẻ mọc răng đi tướt bao lâu thì tình trạng này thường kéo dài nhiều nhất là 4 ngày. Ngoài ra, triệu chứng tướt do mọc răng còn đi kèm với các dấu hiệu khác như cho tay hoặc đồ vật vào miệng, chảy nước dãi, không mất nước, mệt lả.
Do quá trình sưng lợi, nứt lợi mà trẻ bị tiêu chảy do mọc răng có thể kèm theo sốt nhẹ (dưới 38,5°C). Nếu trẻ bị đi tướt và sốt trên 39°C, bị tái sốt trở lại dù đã uống hạ sốt; trẻ đi tướt có nhầy hoặc ra máu thì cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.
Trẻ mọc răng đi tướt có thể diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nhiều trường hợp trẻ đi ngoài là do nhiễm khuẩn chứ không phải do mọc răng. Vì vậy, để có thể chắc chắn rằng hiện tượng tiêu chảy ở trẻ là do mọc răng, ba mẹ nên quan sát các biểu hiện bên ngoài của bé. Một số dấu hiệu mọc răng thường gặp ở trẻ là:
Khi trẻ đưa các đồ vật vào trong miệng hay mút tay sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây tình trạng tiêu chảy. Để hạn chế tình trạng này thì ba mẹ nên cho bé ngậm núm vú giả, lưu ý cần làm sạch núm vú trước khi đưa vào miệng của bé.
Sau khi bé ăn dặm hoặc bú sữa thì mẹ hãy sử dụng bông gạc lạnh chà sát nhẹ nhàng nướu của bé để vệ sinh và massage nướu cho bé. Đặc biệt ba mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh mông cho trẻ sau khi đi ngoài để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Việc điều chỉnh chế độ ăn có thể mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể nếu bé bị tiêu chảy do mọc răng. Bắt đầu bằng cách cho bé uống đủ nước để giữ ẩm cho cơ thể. Tăng tần suất cho con bú hoặc ăn bằng sữa công thức (sữa bột). Bạn cũng có thể cho bé ăn rau củ như cà rốt, chuối, khoai tây,… Những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể kiểm soát tốt tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, hãy ngừng cho trẻ uống sữa bò hoặc nước trái cây cho đến khi hết tiêu chảy.
Với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm thì mẹ nên nấu một số món ăn nhừ, loãng, cho bé uống nước ép hoa quả. Một số món ăn nên cho trẻ ăn khi trẻ bị tướt như:
Cần được theo dõi và chăm sóc trẻ kĩ khi thấy trẻ có hiện tượng tiêu chảy để sớm phát hiện ra những bệnh tiềm ẩn khác. Đối với trường hợp trẻ mọc răng đi tướt, có thể đưa trẻ tới nha khoa để làm sạch răng miệng cho trẻ phòng chống sâu răng, giúp trẻ dễ chịu hơn. Ngoài ra, để giúp bé ngăn ngừa tình trạng mất nước, bác sĩ cũng có thể đưa ra một vài hướng dẫn cho cha mẹ.
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ.
Khác với trẻ mọc răng đi tướt chỉ diễn ra nhiều nhất 4 ngày, tình trạng trẻ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa có thể kéo tới 1 tuần hoặc hơn. Trẻ mọc răng đi tướt ra máu, phân lỏng, có mùi chua hoặc tanh, có nhầy, sủi bọt. Ngoài ra, trẻ sẽ bị mệt mỏi, mất nước nhanh, bỏ ăn, quấy khóc nhiều, không chơi…
Lúc này chắc chắn con bị tiêu chảy không phải do mọc răng, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Tham khảo: Các dịch vụ nha khoa trẻ em tại Parkway
Hiện tượng trẻ mọc răng đi tướt không phải là vấn đề xa lạ, tuy nhiên việc trẻ mọc răng đi tướt bao lâu và cách nhận diện triệu chứng bệnh thì chưa phải ba mẹ nào cũng biết. Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin cần thiết cho các bậc phụ huynh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ ngay với nha khoa Parkway để được giải đáp nhé.
Xem thêm:
Khí cụ niềng răng là điều kiện quyết định đến hiệu quả và chi phí đối với mỗi phương pháp chỉnh nha. Tìm hiểu thêm về các khí cụ niềng răng trong nha khoa.nhé
Nếu bạn đang gặp một trong những vấn đề về răng miệng như nhức, sưng nướu răng, chảy máu chân răng hoặc sự cố như rớt mắc cài, viêm nướu, mất khay niềng,… mà không thể đến Bác sĩ thì hãy tham khảo những cách xử lý đơn giản này cùng Nha khoa Parkway nhé! […]
Sâu răng là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Với những chiếc răng bị sâu lỗ to thì diện tích cần trám sẽ rất lớn. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc răng bị sâu lỗ to có trám được không? Cùng nha khoa Parkway tìm câu trả lời […]
Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]