Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ ngày càng trở nên phổ biến. Vậy đâu là nguyên nhân gây sâu răng ăn vào tủy, triệu chứng khi phát bệnh là gì và cách điều trị tủy răng ở trẻ em có phức tạp không? Tất cả những băn khoăn đó của phụ huynh sẽ được Nha Khoa Parkway giải đáp ngay sau đây!
Tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tủy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng của các bé. Bên cạnh đó, vấn đề này cũng tác động trực tiếp tới sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Chính bởi vậy khi phát hiện ra sâu răng ở trẻ em và ăn vào tuỷ, các bậc cha mẹ cần đưa bé đi kiểm tra, thăm khám sớm để có phác đồ điều trị tốt nhất.
Tủy răng là một bộ phận quan trọng, nằm ở lớp trong cùng của răng, trải rộng từ thân cho tới chân răng. Bên trong tủy răng có chứa rất nhiều dây thần kinh, mạch máu liên kết với nhau, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ răng luôn chắc khỏe.
Rất nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu rõ viêm tủy răng ở trẻ là gì khiến cho trẻ ủ bệnh lâu ngày và rất khó chữa trị. Trên thực tế, trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ là bệnh lý xảy ra khi mô tuỷ răng sữa của trẻ xảy ra phản ứng viêm. Phản ứng này làm tăng tưới máu kéo theo tăng áp lực nội tuỷ răng, gây sức ép lên các dây thần kinh. Từ đó mà những cơn đau buốt xuất hiện, khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
So với viêm tủy răng ở người lớn, tốc độ tiến triển nặng khi mắc viêm tuỷ răng ở trẻ nhỏ lại diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Ban đầu, trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ có biểu hiện rất đơn giản và khó nhận biết. Đó là xuất hiện các đốm trắng trên bề mặt men răng. Theo thời gian, các đốm trắng này sẽ lan rộng, phá huỷ toàn bộ men răng của trẻ rồi tiến vào lớp ngà răng và hình thành viêm tủy răng.
Thông thường, trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ sẽ chia thành 4 cấp độ chính từ giai đoạn chớm phát bệnh cho tới giai đoạn nặng, cụ thể là:
Đây là cấp độ đầu tiên khi sâu răng bắt đầu hình thành ở men răng. Lúc này, men răng sẽ bị tấn công bởi axit, tạo thành các đốm trắng trên men răng. Sau một khoảng thời gian ngắn, các đốm trắng sẽ dần chuyển sang màu đen. Mặt khác, ở cấp độ 1, bé vẫn chưa có cảm giác đau nhức trong răng.
Giai đoạn thứ hai được gọi là sâu ở ngà răng. Thời điểm này, ngà răng đã bị vi khuẩn tấn công, xâm nhập. Vì vậy khi ăn đồ chua hoặc lạnh, trẻ sẽ có cảm giác buốt hoặc tê ở răng.
Đến cấp độ 3, tình hình viêm tủy răng đã bắt đầu xuất hiện và được gọi là viêm tuỷ cấp tính. Các răng bị sâu đã ăn dần vào tủy dẫn tới các cơn đau ngày một trầm trọng hơn, thời gian kéo dài hơn và răng cũng trở nên đặc biệt nhạy cảm.
Ở giai đoạn cuối cùng, xảy ra khi bệnh nhân không được thăm khám và chữa trị kịp thời, răng đã rơi vào tình trạng chết tủy. Tình trạng này làm cho tuỷ răng bị thối, nhiễm trùng nặng và ăn vào xương gây viêm xương hàm rất khó điều trị và để lại di chứng nặng nề về sau.
Sâu răng cấp độ bốn ở trẻ em
Để nhận biết trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ, các bậc phụ huynh có thể căn cứ vào hai dạng chính dưới đây cùng với một số dấu hiệu cơ bản như sau:
Dạng viêm tủy răng này nặng hơn so với trường hợp trên do tuỷ răng sữa của trẻ đã bị viêm rất nghiêm trọng, cụ thể là:
Theo các bác sĩ nha khoa, hai nguyên nhân chủ đạo dẫn tới tình trạng trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ bao gồm:
Trẻ em thường rất hiếu động nên rất dễ gặp phải các tác động ngoại lực lên răng sữa. Điều này khiến cho trẻ bị gãy răng, vỡ răng hoặc chân răng chảy máu. Tình trạng này nếu như không được xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ cao bị viêm tuỷ răng.
Đây cũng là một nguyên nhân điển hình ở trẻ bị sâu răng ăn vào tủy. Rất nhiều trẻ nhỏ bị sâu răng nhưng các bậc phụ huynh thường có tâm lý chủ quan, không đưa trẻ đến gặp nha sĩ để điều trị sớm. Vì vậy mà tình trạng sâu răng ngày càng tiến triển mạnh theo chiều hướng xấu, sâu răng tấn công vào tuỷ rồi đi qua ống ngà. Từ đó hình thành bệnh nha chu, điều trị rất tốn kém.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì? Nguyên nhân gây ra
Căn cứ theo các triệu chứng viêm tủy răng sữa ở trẻ, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng, cụ thể là:
Phương pháp điều trị viêm tủy răng sữa có hồi phục được tiến hành với 4 bước cơ bản gồm:
So với điều trị viêm tủy răng sữa có hồi phục, phương pháp này sẽ phức tạp hơn, tốn nhiều thời gian hơn với 9 bước cơ bản:
Xem thêm: Điều trị tủy răng sữa bằng phương pháp lấy tủy có hại không?
Nếu các bậc phụ huynh đang cảm thấy lo lắng, không biết xử trí như thế nào khi trẻ bị sâu răng ăn vào tủy thì hãy đến ngay Nha khoa Parkway để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tại thị trường Việt Nam, Parkway là địa chỉ nha khoa uy tín số một, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các khách hàng.
Đến với Nha khoa Parkway, các bé sẽ được trải nghiệm dịch vụ khám và điều trị viêm tủy răng hàng đầu với:
Các bậc phụ huynh có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ bị sâu răng ăn vào tuỷ hãy liên hệ ngay với Nha khoa Parkway thông qua số điện thoại 1900 8059 hoặc truy cập địa chỉ web https://nhakhoaparkway.com/ để được các nhân viên của hệ thống hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Parkway
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]