Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ bị cam miệng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Trẻ bị cam miệng

Trẻ bị cam miệng là một bệnh lý vô cùng phổ biến và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khoẻ, tinh thần và hơn nữa là tính mạng của trẻ nhỏ. Chính vì vậy phụ huynh rất quan tâm và mong muốn tìm hiểu về bệnh lý này. Nha khoa Parkway xin đưa ra bài viết chia sẻ về cách chữa bệnh cam miệng ở trẻ nhỏ an toàn để phụ huynh cùng theo dõi.

Bệnh cam miệng ở trẻ là gì?

Bệnh cam miệng ở trẻ là một bệnh lý nhiễm trùng ở mô mềm như: nướu, môi, lưỡi với,… với nhiều biểu hiện giống với nhiệt miệng nhưng phát triển với tốc độ vô cùng nhanh. Chính vì vậy, các phụ huynh không nên coi thường bệnh lý này. Trẻ bị cam miệng nếu không điều trị đúng cách rất dễ gặp phải các tình trạng nặng hơn như: mất môi, ăn mất lợi hay mũi,…

Bệnh cam ở trẻ em thường được gọi theo tên các loại bệnh lý về răng miệng khác khi trẻ nhỏ mắc triệu chứng đầu tiên như: sưng lợi, đau răng chảy máu, lưỡi trắng, chảy dãi dớt hay hôi miệng,… Thông thường lứa tuổi trẻ nhỏ hay bị mắc bệnh này nhất là các em bé sơ sinh và dưới một tuổi.

Hình ảnh em bé bị cam miệng

Bệnh cam miệng ở trẻ vô cùng nguy hiểm

Trẻ bị cam miệng nguyên nhân do đâu?

Một vài những yếu tố nổi bật là nguyên nhân gây ra bệnh cam miệng – bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các em nhỏ:

  • Lý do chính dẫn đến việc trẻ bị cam miệng là bởi các loại vi khuẩn có hại, gây mủ và viêm nhiễm các mạch máu xung quanh cơ miệng. Chính vì vậy, quá trình tuần hoàn máu không thể lưu thông và gây hoại tử các bộ phận trong khoang miệng.
  • Trẻ không thể tự làm sạch răng miệng cho mình một cách khoa học và đúng cách nếu không có sự giám sát hoặc hỗ trợ của tra mẹ. Chính bởi vệ sinh răng không được đảm bảo, khiến vi khuẩn có môi trường để phát triển và gây hại đến các mô mềm trong miệng, gây lở loét, đau đớn cho trẻ nhỏ. Bệnh cam miệng có thể xảy ra do trẻ đang trong quá trình mọc răng, khiến việc đánh răng càng thêm khó khăn.
  • Trẻ mắc bệnh cam miệng có thể do mới bị mắc các loại bệnh lý do siêu vi trùng, vi khuẩn khác như: Sởi, sốt siêu vi, bị các bệnh về tiêu hoá hoặc hô hấp,…
  • Bị tác động mạnh bởi các vật nhọn và cứng gây tổn thương dẫn đến viêm mạc lợi và bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi khi bị cúm mà không được kê đơn bởi bác sĩ, gây rối loại khuẩn hoặc viêm nhiễm đường tiêu hóa, tỳ bị tổn thương dẫn đến cam.
  • Ăn những loại đồ ăn nóng, cay gây ra các vết phỏng ở miệng. Lâu dần, các vết thương không lành mà lở loét do không được vệ sinh đúng cách.
Cam miệng xuất hiện nốt mụn nước ở môi trong

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cam miệng ở trẻ

Triệu chứng của bệnh cam miệng ở trẻ

Bệnh cam miệng thường được gặp ở trẻ và có những dấu hiệu riêng biệt để nhận biết. Cha mẹ nên để ý những dấu hiệu của bệnh lý này sau đây để có thể theo dõi và chữa trị cho bé kịp thời:

  • Hôi miệng, lưỡi bị trắng.
  • Phần môi, lợi, nưới bị sưng đỏ, có thể bị chảy máu.
  • Bị chảy nước dãi liên tục.
  • Thường bị sốt theo giờ vào buổi chiều tối.
  • Lở loét trong miệng.
  • Trẻ hay quấy khóc, ngủ ít và thường nằm xấp.
  • Bé bị tụt cân do táo bón, biếng ăn và ốm sốt.
Trẻ bị cam miệng có biểu hiện lở loét ở lưỡi, nướu

Trẻ bị cam miệng thường sốt cao và có nhiều vết lở loét trong khoang miệng (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn điều trị cam miệng cho trẻ an toàn

Trẻ bị cam miệng nên được thăm khám cẩn thận và được điều trị bằng đông y hoặc tây y do bác sĩ trực tiếp chỉ định bằng các loại thuốc cam bôi miệng hoặc thuốc uống. Ngoài kết hợp với thuốc, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp vệ sinh răng miệng và chế độ dinh dưỡng cho trẻ để đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Một số lưu ý mà cha mẹ nên lưu tâm khi trẻ cam miệng:

Hình ảnh khám miệng cho trẻ em

Hướng dẫn điều trị bệnh lý cam miệng cho trẻ nhỏ

  • Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách, đặc biệt là vùng lợi và nướu
  • Tăng cường khoáng chất và các loại dinh dưỡng tổng hợp để đẩy nhanh quá trình điều trị.
  • Kiêng những đồ ăn cay và nóng để tránh gây phỏng miệng, lâu dần gây ra vết lở loét và hình thành bệnh lý cam miệng
  • Không cho trẻ ăn đồ quá mặn, hạn chế đồ ngọt và bổ xung nhiều chất xơ và vitamin thông qua rau xanh được bổ sung vào mỗi bữa ăn.

Trẻ bị cam miệng có nên dùng thuốc Nam?

Hiện nay có nhiều trường hợp cha mẹ tự ý mua các bài thuốc chữa bệnh cam ở trẻ em gia truyền từ các thầy lang đông y để có thể chữa bệnh cho các bé. Những bài thuốc chữa cam ở trẻ em thường có các thành phần tự nhiên và lành tính, được thầy lang chỉ định là thuốc cam bôi miệng, nướu hoặc răng nguyên ngày. Ngoài ra cũng có những bài thuốc chữa cam ở trẻ em ở dạng uống, được hoà ra với nước và có thời gian điều trị tầm 7 ngày.

Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp tiền mất tật mang khi mua phải thuốc “rởm”, thuốc không rõ nguồn gốc và chưa được bác sĩ chỉ định và chuyên gia kiểm chứng rõ ràng. Điều này xảy ra các hậu quả đáng tiếc, khôn lường như bé bị nôn trớ, đi ngoài, co giật dẫn đến mất nước nghiêm trọng, nhiều trường hợp còn bị ngộ độc chì nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan.

Do đó, cha mẹ không nên đặt niềm tin sai chỗ và sử dụng thuốc nam một cách bừa bãi. Hãy đến bác sĩ thăm khám và quyết định sử dụng thuốc phù hợp và an toàn với trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp các bé có thể chữa dứt điểm bệnh lý mà con an toàn cho sức khoẻ, và tính mạng của bé.

Phòng ngừa trẻ bị cam miệng như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ bị cam miệng ở lứa tuổi sơ sinh không có khả năng tự vệ sinh cá nhân đặc biệt là răng miệng. Chính vì vậy, bố mẹ nên để ý và vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé bằng cách lau miệng và nướu cho trẻ, cũng như đừng quên súc miệng cho trẻ bằng nước lọc sau khi ăn.

Ngoài ra, mẹ cũng nên đảm bảo vệ sinh cho bình sữa vì bình sữa có rất nhiều cặn, hình thành vi khuẩn xấu. Mẹ nên ngâm bình vào nước ấm và tráng bình nhiều lần để đảm bảo đã hoàn toàn hết cặn sữa. Ngoài ra, khi bé bú bình hoặc ngậm ti giả cũng nên chọn những loại núm nhựa có thành phần mềm dẻo để tránh gây tổn thương niêm mạc.

Khi co bé bú sữa, phụ huynh nên cho con uống sữa ấm thay vì sữa nóng để tránh gây phỏng miệng, dẫn tới lở loét miệng. Thử nhiệt độ của sữa bằng cách, nhỏ 1-2 giọt ra cổ tay để xem đã có thể cho bé ăn được hay chưa.

Đối với bé từ 2 tuổi trở lên

Các bé ở độ tuổi này đã có khả năng bắt chước và học theo người lớn rất nhanh, cũng như có thể tự làm một số việc nhất định. Chính vì thế, mẹ nên dạy bé vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần/ ngày, giám sát bé đánh răng đúng giờ. Việc này sẽ giúp bé ngăn ngừa được những bệnh lý về răng không đáng có.

Bố mẹ cũng nên đưa con đi tiêm chủng vacxin đầy đủ để bé có sức đề kháng tốt cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé thông qua bữa ăn,…

Nếu bé đang bị ốm hoặc mắc vi khuẩn siêu vi, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé để bé không bị mắc bệnh lý răng miệng này. Bởi khi cơ thể có sức đề kháng yếu, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra nếu bố mẹ thấy những dấu hiệu cho rằng trẻ bị cam miệng thì bố mẹ nên tìm cách chữa bệnh cam lưỡi, cam miệng, các bài thuốc chữa bệnh cam ở trẻ em càng sớm càng tốt. Việc tìm cách chữa bệnh cam lưỡi, cam miệng,… đúng lúc sẽ giúp trẻ điều trị nhanh chóng và không gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng.

Trên đây là bài viết chia sẻ cách chữa trị bệnh an toàn khi trẻ bị cam miệng mà Parkway muốn chia sẻ cho bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại kiến thức bổ ích và giúp phụ huynh có thể chữa trị cũng như phòng ngừa cho bé đúng cách!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

tư thế ngủ khi niềng răng - 2

Tư thế ngủ khi niềng răng như thế nào là đúng?

Niềng răng là một quyết định quan trọng cải thiện thẩm mỹ nụ cười, chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả tối ưu nhất, bạn có thể phải thay đổi một vài thói quen nhỏ, đặc biệt là tư thế ngủ. Vậy […]

Xem chi tiết
Răng chết tủy tồn tại được bao lâu

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Cách xử lý răng chết tủy an toàn

Nhiều bệnh nhân mắc viêm tủy răng nhưng không điều trị kịp thời sẽ khiến cho răng bị chết tủy hoàn toàn. Vậy răng chết tủy tồn tại được bao lâu? Xử lý răng chết tủy như thế nào để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như an toàn cho sức khỏe? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Xem chi tiết
ê buốt răng

Nguyên nhân và cách phòng ngừa ê buốt răng

Ê buốt răng thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, gây cảm giác khó chịu cho những ai gặp phải tình trạng này. Đây là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Nguyên nhân từ đâu […]

Xem chi tiết
Cắm chốt răng là phương pháp giúp tái tạo cùi răng sau điều trị tủy

Cắm chốt răng là gì? Trường hợp nào có thể cắm chốt tủy phục hình răng?

Cắm chốt răng là một quy trình thường được nhắc đến sau khi bệnh nhân đã điều trị tủy thành công. Theo đó, việc cắm chốt nhằm mục đích gia cố và chuẩn bị cho bước tái tạo cùi răng rồi phủ chụp mão sứ lên trên, giúp phục hình răng toàn diện.

Xem chi tiết