Thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng nào tốt? Giải đáp từ bác sĩ đầu ngành
Bệnh lý chảy máu chân răng khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu, ăn uống khó khăn, gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt. Do đó, ngoài việc áp dụng những cách điều trị bằng những nguyên liệu tự nhiên tại nhà, nhiều người cũng lựa chọn sử dụng các loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu thêm trong bài viết này!
Chảy máu chân răng gây nhiều lo lắng cho người bệnh
1. Thuốc chống viêm
Bị chảy máu chân răng nên uống thuốc gì? Chính là thuốc chống viêm – Đây là loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn với đặc tính tiêu sưng, giảm viêm hiệu quả. Thuốc chống viêm Alphachymotrypsin là phổ biến nhất hiện nay, vì nó chứa loại enzyme có khả năng tương cường những phản ứng hóa học trong cơ thể.
Khi sử dụng loại thuốc này để điều trị chảy máu chân răng, nó sẽ đem lại tác dụng giảm đau nhanh, giảm sưng viêm, cầm máu và làm lành các vết phù nề của lợi.
Thuốc Alphachymotrypsin có thể dùng ở dạng uống hoặc dạng ngậm. Liều dùng ở người lớn khoản 2 viên/lần, mỗi ngày từ 3 – 4 lần hoặc theo sự chỉ định của nha sĩ điều trị.
2. Thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn
Chảy máu chân răng uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh mang tác dụng chính là tiêu diệt vi khuẩn cũng như các mảng bám có chứa vi khuẩn. Từ đó giảm đi tình trạng đau, dấu hiệu sưng lợi do viêm lợi gây ra. Thuốc kháng sinh phải do bác sĩ kê đơn với các dạng thuốc uống, thuốc bôi, nước súc miệng,.. phụ thuộc vào tình trạng bệnh thực tế của mỗi người.
Một số loại thuốc trị chảy máu chân răng bằng kháng sinh bao gồm:
Thuốc Tetracycline: Thuốc làm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, uống thuốc trước khi ăn 1 – 2h, vào lúc đói. Liều dùng mỗi lần là 500mg, ngày dùng 2 lần. Một liều điều trị khoảng 5 – 7 ngày phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng.
Thuốc kháng sinh Azithromycin: Thuốc Azithromycin sẽ kìm hãm sự phát triển vi khuẩn viêm nướu nặng. Đồng thời, loại thuốc này cũng được dùng điều trị cho những bệnh nhân nghiện thuốc lá. Sử dụng liều 500mg cho ngày đầu tiên và vào 4 ngày sau đó là 250mg.
Thuốc Metronidazol: Loại được được kê cho những bệnh nhân viêm nha chu nặng. Nó mang lại tác dụng hiệu quả nhất khi kết hợp cùng Spiramycin.
Thuốc Ciprofloxacin: Loại kháng sinh được dùng để chữa viêm nha chu với thành phần Actinomycetemcomitans nhạy cảm. Thuốc dạng viên chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Chống chỉ định thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Thuốc kháng sinh Amoxicillin: Thuốc chống lại tình trạng nhiễm khuẩn và sự sinh sôi của vi khuẩn. Sử dụng 2 viên 500mg/lần và 2 lần/ngày, liều điều trị cơ bản từ 5 – 7 ngày. Đây là loại kháng sinh được cho là an toàn với cả phụ nữ có thai và đang cho con bú.
3. Bổ sung thêm các vitamin quan trọng: Vitamin C, PP, E
Vitamin C, vitamin PP, vitamin E đều có tác dụng trong việc điều trị chảy máu chân răng. Vitamin C là dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự viêm nhiễm và chảy máu chân răng. Vitamin E sẽ gây ra sự ức chế cho những tế bào viêm nhiễm. Còn vitamin PP sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo niêm mạc và làm lành những tổn thương.
Với các loại vitamin này, bạn có thể bổ sung trong rau xanh, hoa quả hàng ngày hoặc sử dụng thuốc dạng viên.
4. Thuốc Đông Y chữa chảy máu chân răng
Nền Đông y chỉ ra nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu chân răng là do vị nhiệt. Biểu hiện của tình trạng này là lợi đỏ, chảy máu, chân răng ngứa và lung lay. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ làm tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, dẫn đến tụt lợi, loét lưỡi. Tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa chảy máu chân răng sau đây:
Bài thuốc số 1:
Bệnh nhân chuẩn bị các vị thuốc theo định lượng sau đây: 20g vỏ cây gạo, 20g cỏ mực sao đen, 20g bồ công anh, 12g liên kiều, 12g đương quy, 12g sâm đại hành, 10g sinh địa, 12g địa cốt bì, 10g trần bì, 12g cam thảo, 10g bạch thược. Bệnh nhân cho các nguyên liệu vào ấm và đem sắc uống. Đây là bài thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng từ Đông y hiệu quả hàng đầu.
Bài thuốc số 2:
Bệnh nhân tìm kiếm các nguyên liệu: 20g thổ phục linh, 16g biển súc, 16g lá mã đề, 16g tang diệp, 16g cam thảo đất, 12g nam hoàng bá, 12g chi tử, 12g tông lư, 10g trần bì, 10g chỉ xác, 6g hoàng liên. Bệnh nhân đem các nguyên liệu đã chuẩn bị bỏ vào bình sắc lấy nước uống.
Bài thuốc số 3:
Bệnh nhân cần sắc thuốc với những nguyên liệu sau: 20g bồ công anh, 20g lá đinh lăng, 16g phòng sâm, 16g bạch truật, 16g ngũ gia bì, 16g cỏ mực sao đen, 16g lạc tiên, 16g cam thảo đất, 16g ngũ gia bì, 14g hoàng kỳ, 12g thục địa, 12g trần bì, 12g liên kiều, 12g chi tử, 10g bạch linh. Bài thuốc uống có công dụng thanh vị nhiệt và tiêu viêm hiệu quả.
Nuốt nước bọt đau tai là một tình trạng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người mắc phải. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc […]
Gắn hột xoàn vào răng là phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người ưa thích và áp dụng hiện nay. Vậy chi phí cho hình thức này có đắt không và có những thông tin gì cần lưu ý?
Trên thế giới có khoảng 60% các bà mẹ mang thai gặp phải vấn đề đau nhức răng miệng. Vấn đề có vẻ như đơn giản này lại chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sinh ra ốm yếu, gầy còi, nhiều ca sinh non, hay thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, […]
Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]