Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới khắc phục thế nào?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là tình trạng răng miệng bị viêm gây cảm giác đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường nhật. Có rất nhiều nguyên nhân cũng như các hướng giải quyết tương ứng cho bệnh lý này. Theo dõi bài viết sau của Parkway để hiểu thêm về tình trạng sưng nướu răng trong cùng nhé.

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là tình trạng răng miệng bị viêmSưng nướu răng trong cùng hàm dưới là tình trạng răng miệng bị viêm

Nguyên nhân sưng nướu răng trong cùng do đâu?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hay hàm trên là tình trạng lợi bị viêm ở ngoài hai bên má. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình nghiền nát thức ăn bởi nếu nhai trúng sẽ rất đau nhức. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể là do:

Mọc Răng Khôn

Việc bị sưng nướu ngay góc hàm dưới hay hàm trên thì nguyên nhân có thể là do răng khôn đang mọc ngay tại vị trí này. Khi đó, phần lợi sẽ bị viêm đỏ và nhiều trường hợp còn gây cảm giác đau nhức, mất ăn mất ngủ cho bệnh nhân.

Thông thường, răng số 8 sẽ mọc ở giai đoạn trưởng thành, khi mà khung xương hàm đã cố định với số lượng răng gần như đầy đủ. Bởi vậy, sự xuất hiện của chiếc răng này sẽ làm tổn thương nướu và đi kèm các cơn đau nhức nhối.

Đặc biệt, nếu răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm dễ chèn ép những răng bên cạnh gây tình trạng viêm nhiễm. Thậm chí, trong một số trường hợp còn làm cho răng số 7 bị xô đẩy gây biến dạng hàm, dẫn tới mất răng.

Viêm Nướu, Viêm Nha Chu

Tình trạng vôi răng hay mảng bám quá nhiều mà không được làm sạch lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn tại đây phát triển viêm nhiễm, sưng đỏ nướu. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tổn thương nha chu, ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng. Đồng thời, viêm nướu cũng có thể là tác nhân gây ra các bệnh lý như tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, đái tháo đường hay dễ sinh non… Bởi vậy, nếu thấy xuất hiện tình trạng này, tốt nhất bạn nên thực hiện thăm khám và điều trị kịp thời tại các địa chỉ nha khoa uy tín.

Do Thói Quen Hàng Ngày

Một số thói quen mà bạn thường xuyên làm hàng ngày như xỉa răng bằng tăm hay vật sắc nhọn, đánh răng quá mạnh bạo… Những điều này cũng có thể gây tổn thương nướu dẫn đến sưng viêm.

Sưng nướu răng trong cùng nguy hiểm như thế nào?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và hàm trên là tình trạng răng miệng khá phổ biến và rất hay gặp ở người trưởng thành khi đang mọc răng khôn. Thông thường, viêm nhiễm sẽ có thể thuyên giảm trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu răng mọc lệch hoặc sưng do viêm lợi, sâu răng có xu hướng nặng hơn theo thời gian.

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là tình trạng răng miệng khá phổ biếnSưng nướu răng trong cùng hàm dưới là tình trạng răng miệng khá phổ biến

Bởi vậy, nếu quá chủ quan mà không can thiệp điều trị kịp thời thì phần răng và mô nướu có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như phát sinh các biến chứng như sâu răng ăn vào tủy, viêm nha chu… Đồng thời tăng nguy cơ áp xe chân răng, thậm chí mất răng vĩnh viễn.

Điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và hàm trên như thế nào?

Nếu sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hay hàm trên không được thuyên giảm sau vài ngày thì bạn cần đến gặp các nha sĩ để được chẩn đoán. Đồng thời có thể can thiệp bằng các biện pháp y khoa kịp thời trong thời gian sớm nhất. Việc điều trị này sẽ giúp giảm nhanh những triệu chứng đau nhức cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và hàm trên như thế nào?Điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và hàm trên như thế nào?

Điều trị nguyên nhân

Với từng nguyên nhân cụ thể thì việc điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hay hàm trên có thể bao gồm:

Nhổ răng khôn

Trường hợp răng khôn mọc lệch gây chèn ép các răng bên cạnh hoặc bị sâu thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để hạn chế làm ảnh hưởng đến vị trí xung quanh. Bên cạnh đó, răng số 8 cũng không đóng vai trò quan trọng với chức năng nhai hay tính thẩm mỹ của bộ nhá. Bởi vậy, sau khi nhổ răng khôn, bạn không nhất thiết phải trồng răng giả để lấp chỗ trống.

Sử dụng thuốc

Những trường hợp răng sâu hay viêm nướu nhẹ thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm đau, tái khoáng, chống viêm. Cùng với đó là ức chế hại khuẩn như các loại kem đánh răng có chứa fluoride, phosphate, calcium và dung dịch súc miệng sát khuẩn.

Trám răng

Việc hình thành các lỗ hổng do sâu răng sẽ được các bác sĩ tiến hành xử lý bằng cách làm sạch ổ sâu. Đồng thời sử dụng một số chất liệu đặc biệt để trám bề mặt răng nhằm ngăn chặn sự phát triển bệnh.

Bọc răng sứ

Phương pháp này được chỉ định khi phần răng sâu đã bị ăn mòn men răng khiến cho chân răng suy yếu. Bởi vậy, bọc răng sứ sẽ có tác dụng bảo vệ răng cũng như ngăn chặn bệnh tái phát và phục hồi hình dáng ban đầu của răng.

Rút tủy răng

Rút tủy là thủ thuật nha khoa được sử dụng khá phổ biến với một số trường hợp sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và hàm trên. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng khoan đặc biệt để tạo ra lỗ thông tới tủy răng. Sau đó là tiến hành nạo hút phần bị viêm và bơm vào một vật liệu nhân tạo nhằm lấp kín ống tủy. Phương pháp này sẽ được thực hiện khi sâu răng đã ăn vào tủy.

Nhổ răng sâu

Với tình trạng răng sâu nặng, gây tổn hại nghiêm trọng mà không thể phục hồi thì nha sĩ sẽ đề nghị nhổ để loại bỏ ổ viêm cũng như ngăn ngừa biến chứng. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể trồng răng giả thay thế giúp phục hồi hình thể cùng chức năng nhai của răng.

Điều trị triệu chứng

Để giảm các triệu chứng do sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và hàm trên gây ra, bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau:

Một số biện pháp giảm các triệu chứng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới Một số biện pháp giảm các triệu chứng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới 

  • Dùng một số loại thuốc có công dụng giảm đau, chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng túi chườm để giảm tình trạng đau nhức. Đồng thời biện pháp này còn hỗ trợ cầm máu và hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
  • Súc miệng với nước muối hay giấm táo pha loãng nhằm ức chế hại khuẩn cũng như vệ sinh khoang miệng hay làm dịu mô nướu viêm.
  • Sử dụng 1 lát táo đã được bảo quản trong tủ lạnh để ngậm giúp giảm sưng và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn có hại.
  • Uống trà gừng ấm sẽ cải thiện tình trạng viêm nướu răng, giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. Theo như nghiên cứu thì hoạt chất Gingerol và Zingerone có thể ức chế prostaglandin – chất kích thích phản ứng viêm ở mô nướu.

Chế độ chăm sóc

Bên cạnh các phương pháp cải thiện tại nhà hay ở cơ sở y tế thì bạn cũng cần phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn cũng như giảm nhẹ các triệu chứng. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng bàn chải có lông mềm để vệ sinh răng miệng hàng ngày. Khi đánh răng cần thực hiện nhẹ nhàng theo chiều dọc nhằm hạn chế tổn thương cũng như gây kích thích mô nướu.
  • Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày, có thể sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và làm sạch khoang miệng.
  • Uống nhiều nước, bổ sung chất xơ, vitamin cùng khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, làm dịu mô nướu cũng như hỗ trợ loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng.
  • Ăn các loại thực phẩm dạng lỏng, mềm trong khi điều trị và hạn chế đồ ăn, đồ uống chứa nhiều đường, muối, cồn, chất kích thích hay gia trị cay nóng.

Phương pháp phòng ngừa sưng nướu răng trong cùng hàm trên và dưới

Để ngăn chặn tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm trên và dưới thì bạn có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa sau:

Phương pháp phòng ngừa sưng nướu răng trong cùng hàm trên và dướiPhương pháp phòng ngừa sưng nướu răng trong cùng hàm trên và dưới

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên theo đúng cách.
  • Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm duy trì sức khỏe cũng như bảo vệ răng miệng.
  • Thực hiện thăm khám răng – hàm – mặt 6 tháng/lần và lấy cao răng thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về nha khoa.
  • Thay bàn chải 3 tháng/lần.
  • Nêu sử dụng các dòng kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluoride, canxi, phosphate… đặc biệt là với những người có tiền sử bị sâu răng.
  • Dùng kẹo gum không đường sau bữa ăn giúp loại bỏ phần thức ăn thừa và giảm nguy cơ hình thành mảng bám trên bề mặt.

Lời kết

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và hàm trên có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài sau 2-3 ngày thì bạn nên thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời tại các cơ sở uy tín như Nha khoa Parkway. Nếu quá chủ quan thì có thể làm tình trạng bệnh trở nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết