Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng tiền hàm là gì? Vị trí mọc và 3 chức năng của răng

Răng tiền hàm hay bicuspids là răng chuyển tiếp có đặc tính của cả răng nanh và răng hàm và còn được gọi là răng hàm nhỏ. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu và biết được răng tiền hàm là gì và vị trí mọc cũng như những chức năng của răng tiền hàm.

Cấu tạo của răng người như thế nào?

Ở người trưởng thành có hàm răng mọc bình thường sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng gồm 16 răng ở hàm trên và 16 răng ở hàm dưới. 32 chiếc răng chia thành 4 loại răng chính là: răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm.

  •  Răng cửa: Răng số 1, răng số 2.
  •  Răng nanh: Răng số 3.
  •  Răng tiền hàm: Răng số 4, răng số 5.
  •  Răng hàm lớn: Răng số 6, răng số 7, răng số 8.

Răng sữa thường có 20 chiếc răng thường mọc từ 8 tháng cho đến 2 tuổi rưỡi. Về sau răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn khi lớn lên. Số răng vĩnh viễn ở người trưởng thành sẽ nhiều hơn số răng sữa.

Các răng sữa có chức năng ăn nhai tạm thời cho đến khoảng 6 đến 7 tuổi thì bắt đầu sẽ thay răng sữa để mọc răng vĩnh viễn kéo dài từ 7 – 8  tuổi cho đến 12 – 13 tuổi. Riêng răng khôn hay răng số 8 sẽ mọc muộn nhất khoảng 17 – 25 tuổi tùy từng người. Do mọc cuối nên răng khôn thường không có đủ diện tích mọc dẫn đến khi mọc sẽ xô đẩy và chen lấn các răng mọc trước đó.

Cấu trúc răng của người trưởng thành như thế nào?

Răng ở người trưởng thành được cấu tạo gồm hai bộ phận chính là thân răng và chân răng.

Thân răng: nằm bên trên, là bộ phận nhận thấy ngay khi nhìn vào răng và tham gia nhai, cắn trực tiếp. Thân răng có 3 mặt gồm: mặt nhai(răng hàm) hoặc cạnh cắn(răng cửa), mặt ngoài(răng trước cửa) hoặc phần tiếp xúc má(răng hàm), mặt trong tiếp xúc với lưỡi.

Cấu trúc răng của người trưởng thành như thế nào?

Hình ảnh về cấu trúc của răng

Mỗi loại răng sẽ có đặc điểm về thân răng khác nhau:

  • Răng cửa:

– Răng nằm ở phía trước, trung tâm hàm răng dễ nhận thấy khi nói chuyện hay cười.

– Có một cạnh thẳng đóng vai trò như một công cụ cắt thức ăn.

  • Răng nanh:

– Có cạnh dài, sắc nhọn. Vị trí nằm giữa răng cửa và răng hàm.

– Một số trường hợp răng nanh mọc lệch, chếch ra trước còn được gọi là “răng khểnh”.

  • Răng hàm:

– Nằm sâu nhất.

– Có kích thước lớn nhất.

– Mặt nhai có các múi răng – điểm nhổ lên trên bề mặt nhai của răng.

Răng tiền hàm(răng hàm nhỏ) có 2 múi.

– Răng hàm lớn có 4 múi hoặc nhiều hơn 4 múi.

Thân răng được cấu trúc từ: men răng, ngà răng, tủy răng. Mỗi bộ phận có chức năng và ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe răng miệng.

  • Men răng: là lớp trên cùng, bao phủ toàn bộ thân răng, cứng, màu trắng.

– Định hình các múi, hỗ rãnh đối với răng cửa và răng hàm.

– Thành phần cứng nhất, không bị chi phối bởi dây thần kinh. Các tổn thương liên quan đến men răng khó nhận biết do không gây ra những cảm giác đau nhức.

– Không được nuôi dưỡng từ nguồn cung cấp máu. Khi men răng tổn thương không có khả năng tự phục hồi.

  • Ngà răng: Ít cứng hơn men răng, màu kem, khối lượng lớn nhất trong thành phần răng.

– Bên dưới lớp men răng.

– Ngà răng có thể tự tái sinh chống lại các tác nhân gây đau nhức răng, sâu răng, gãy một phần nhỏ răng, răng bị mài mòn…

– Khi ngà răng bị lộ, thay đổi đột ngột về nhiệt độ, có các tác nhân gây ảnh hưởng đến ngà răng sẽ khiến răng bị đau ê buốt.

  • Tủy răng: là các dây thần kinh và mạch máu ở trong răng.

– Nằm trọn trong lòng răng, phần trên là buồng tủy và dưới là ống tủy.

– Khi tủy răng bị hở, nhiễm khuẩn do sâu răng, chấn thương tủy gây chết tủy sẽ dẫn đến các cơn đau dữ dội.

– Có khả năng phải nhổ bỏ răng trong trường hợp tủy không được điều trị, điều trị không đúng cách.

Chân răng nằm sâu trong xương hàm, bên dưới nướu răng. Răng sẽ có thể có 1 chân, 2 chân hoặc 3 chân tùy loại răng. Răng cửa và răng nanh thường có 1 chân răng, răng tiền hàm có một hoặc 2 chân răng, răng hàm lớn có thể có 2 hoặc 3 chân răng hoặc nhiều hơn.

Các chân răng là phần răng nằm trong xương ổ răng của xương hàm. Đối với mỗi chân răng sẽ luôn có một buồng tủy có mạch máu và các dây thần kinh chạy qua.

Phía ngoài của chân răng được bao bọc bởi một lớp cementum giữ bằng các dây chằng nha chu:

  •  Cementum là lớp phủ canxi mỏng bao lấy chân răng. Lớp cementum bao phủ toàn bộ ngà răng ở chân răng, không có dây thần kinh chi phối, nơi bám dính của hệ thống dây chằng nha chu.
  •  Các dây chằng nha chu là cấu trúc các mô liên kết sợi bao quanh gốc răng và nối gốc răng với xương ổ răng. Bộ phận này được nuôi dưỡng và kiểm soát bởi hệ thống mạch máu và thần kinh. Các dây chằng nha chu có ảnh hưởng nhất định đến sự dịch chuyển của răng trên xương hàm.

Ngoài thân răng và chân răng còn có cổ răng là phần tiếp giáp với nướu phân cách hai phần trên.

Vị trí mọc răng tiền hàm ở đâu?

Nằm ở vị trí sâu bên trong của cung hàm, răng hàm chia thành răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Răng hàm lớn là các răng số 6, 7, 8 chắc khỏe nhất, có kích thước to nhất, nằm ở vị trí sâu nhất.

Răng tiền hàm  hay còn gọi là răng hàm nhỏ hoặc răng cối nhỏ là răng chuyển tiếp giữa răng nanh và răng hàm lớn nên có cả những đặc điểm giao thoa ở 2 loại răng này nhưng được xếp vào nhóm răng hàm. Ở người trưởng thành sẽ có 8 răng tiền hàm hay răng hàm nhỏ là các răng số 4 và răng số 5.

Răng tiền hàm có những đặc điểm gì?

Ở người trưởng thành sẽ có 8 chiếc răng tiền hàm  gồm 4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc ở hàm dưới. Răng tiền hàm  cũng gồm hai phần chính như những răng loại khác. Phần thân răng phía trên có chức năng nhau thức ăn và phần chân răng phía trong xương ổ răng sẽ được bao bọc bởi lợi. Chân răng để quan sát phải thực hiện chụp X quang chân răng.

Cấu tạo  răng tiền hàm  có phần thân trên có hình mũi mác, mũ răng dày, dài và nhọn. Xung quanh 4 bên của răng đều sắc. Răng tiền hàm là răng sữa cũng có hình dạng và chức năng tương tự như răng hàm nhỏ là răng vĩnh viễn. Nhưng so với răng trưởng thành thì răng sữa có thể tích nhỏ và không chắc khỏe bằng và chúng chỉ có 1 chân răng bám trong ổ răng.

Răng tiền hàm  cũng có 5 mặt, mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và hai mặt bên. Răng tiền hàm có diện tích mặt nhai rộng có chức năng nghiền nát thức ăn. Cấu tạo 3 phần men răng nằm ở bên ngoài, ngà răng ở vị trí tiếp theo, tủy răng ở vị trí trung tâm của răng, duy trì chức năng cung cấp chất dinh dưỡng và giúp răng cảm nhận những tác động bên ngoài.

Các chức năng quan trọng của răng tiền hàm

Chức năng nhai

Nhóm các răng tiền hàm  có vai trò quan trọng trong việc cắn xé, ăn nhai và nghiền thức ăn nhỏ ra, làm cho thức ăn nhỏ và trộn đều với nước bọt giúp chúng ta dễ dàng nuốt thức ăn hơn.

Thức ăn được nhai, nghiền sẽ giúp bao tử, ruột có khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Chính vì vậy những người có chức năng răng tiền hàm yếu sẽ dễ mắc những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và cơ thể không còn khỏe mạnh bình thường.

Chức năng phát âm, nói

Lưỡi và răng là hai bộ phận quan trọng đối với chức năng phát âm của con người. Một hàm răng có sức khỏe răng miệng tốt, răng khỏe đều đẹp là điều kiện cơ bản để phát âm tốt và rõ ràng, nói chuyện một cách chuẩn xác. Những người mất răng hay răng mọc không chuẩn có hiện tượng phát âm không chuẩn rõ và dễ làm người đối diện khó nghe hiểu và khó khăn trong quá trình học các ngôn ngữ.

Chức năng thẩm mỹ

Chức năng thẩm mỹ của răng tiền hàm tuy không quan trọng bằng nhóm răng cửa. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận chức năng thẩm mỹ của răng. Nhóm răng tiền hàm giúp giữ cho xương hàm được khỏe mạnh. Nếu như mất răng tiền hàm thì chỉ cần sau khoảng 3 tháng sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm.

Khi đó phần xương tại vị trí răng bị mất sẽ tiêu biến dần theo chiều ngang hoặc chiều dọc dẫn đến xương hàm không còn đủ khả năng để nâng đỡ khuôn mặt như bình thường. Kết quả của việc này sẽ làm cho da trên khuôn mặt bạn dễ bị chảy xệ gây ra lão hóa nhanh hơn so với những người bình thường khác.

Những nguy hiểm thường gặp ở răng tiền hàm

Tất cả các răng trong hàm răng đều có khả năng bị những vấn đề về răng miệng. Răng tiền hàm  cũng giống các răng khác cũng có thể bị vỡ, mắc các bệnh lý khác nhau. Khi mất răng có thể xử lý bằng nhiều cách phục hình răng khác nhau, tùy vào mức độ và vị trí mỗi trường hợp mà sẽ được xử lý khác nhau.

Những nguy hiểm thường gặp ở răng tiền hàm

Bị mất răng tiền hàm

Trong trường hợp răng bị gãy vỡ nhỏ do va đập bên ngoài có thể hàn trám lại răng. Còn trường hợp răng bị hư hại nhiều hơn thì nên áp dụng phương pháp bọc răng sứ giúp cải thiện lại thân răng.

Khi răng bị va đập mạnh làm thân răng và chân răng hư hại nhiều bác sĩ sẽ phải đưa ra chỉ định nhổ bỏ răng. Thực hiện lấy những mảnh vỡ ra bên ngoài và chữa trị cho vết thương lành lại. Mất răng cũng có nguyên nhân đến từ các bệnh lý răng miệng.

Sâu răng tiền hàm

Sâu răng tiền hàm khi lớp men răng không còn giữ được sự cứng chắc, khỏe mạnh, răng dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây sâu răng tạo nên các vết sâu răng, các lỗ sâu răng. Những lỗ sâu răng lớn dần ăn sâu vào ngà răng.

Sâu hơn sẽ ăn vào tủy răng, khi này tủy răng sẽ rất dễ bị viêm do các tác nhân cơ hội bên ngoài xâm nhập vào. Sâu răng nặng sẽ dẫn đến khả năng cao phải loại bỏ răng tiền hàm khi không được xử lý điều trị hợp lý.

Những nguy hiểm thường gặp ở răng tiền hàm

Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là hiện tượng khi tủy răng bị lộ ra hay bị tấn công bởi vi khuẩn gây hại gây viêm nhiễm. Bình thường tủy răng sẽ rất dễ bị viêm khi buồng tủy trên thân răng bị lộ ra ngoài. Bởi các tác nhân chính như sâu răng ăn vào tủy. Khi răng bị va đập mạnh làm lộ buồng tủy.

Viêm tủy răng gây ra nhiều đau đớn và phiền toái khi ăn uống hàng ngày. Dù được điều trị tủy răng nhưng sau đó răng tiền hàm  này cũng sẽ yếu hơn do không còn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến lão hóa răng nhanh hơn so với những răng bình thường khác.

Những nguy hiểm thường gặp ở răng tiền hàm

Áp xe chân răng

Tình trạng áp xe răng, áp xe chân răng nói chung và áp xe răng tiền hàm  nói riêng gây ra biến chứng nguy hiểm. Đây là hiện tượng xuất hiện sau khi viêm tủy răng. Vì khi buồng tủy bị viêm sẽ tạo thành chất lỏng chảy xuống chân răng. Từ đó hình thành nên khối mủ viêm nhiễm chứa ổ vi khuẩn gọi là khối áp xe.

Đây là một bệnh lý nhiễm trùng cần được điều trị sớm để không gây nguy hiểm. Sự nhiễm trùng từ răng có thể lan sang các vị trí cũng như ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Áp xe có triệu chứng đau nhức, hôi miệng kèm nóng sốt.

Những nguy hiểm thường gặp ở răng tiền hàm

 Lý do cần phải có kiến thức về răng hàm?

Tìm hiểu về cấu tạo răng người giúp cho bạn hiểu cũng như nắm rõ cấu tạo răng, xây dựng ý thức về tầm quan trọng của răng, cẩn trọng, chú ý hơn trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Tránh những thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cho mình và người thân, tránh ăn đồ quá nóng, lạnh thường xuyên, thói quen mút tay, đẩy lưỡi…

Có kiến thức về răng hàm giúp bạn sớm nhận biết ra những bất thường về sức khỏe răng miệng để sớm can thiệp xử lý sớm, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức ăn ăn uống, thẩm mỹ.

Trường hợp sâu răng có thể do thói quen vệ sinh răng không đúng, cấu trúc răng trên hàm không đều, răng mọc lệch, mọc thưa quá hoặc chen chúc xô đẩy nhau… làm việc vệ sinh khó khăn, không được sạch sẽ, gây sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng, sứt mẻ men răng khó hoặc không thể phục hồi.

Khi nhận ra những thay đổi của răng, răng tiền hàm có dấu hiệu bị sâu cần đến sớm các chuyên khoa về Răng miệng để được các Bác sĩ kiểm tra, xử lý kịp thời. Nên đi khám định kỳ răng miệng hàng năm.

Nên làm gì sau khi nhổ răng tiền hàm

 Ưu tiên hàng đầu khi gặp vấn đề về răng miệng là cố gắng bảo tồn răng một cách tối ưu nhất trong khả năng. Nhưng khi răng đã gặp phải vấn đề nghiêm trọng, sâu răng nặng không còn khả năng bảo tồn, viêm tủy nặng, áp xe chân răng nặng thì bác sĩ sẽ phải cân nhắc đưa ra chỉ định nhổ bỏ răng để bảo vệ các răng khác bên cạnh và bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân.

Đối với một số răng như răng số 8 nhổ xong có thể không cần phải lo về vấn đề trồng răng phục hồi. Còn đối với răng tiền hàm  thì khác, khi nhổ răng xong thì trồng răng lại bù vào vị trí nhổ bỏ là một điều rất quan trọng và cần thiết khi răng bị mất đi.

 Trồng răng Implant

Trồng răng Implant thay thế răng bị mất là một phương pháp tối ưu và là lựa chọn tốt khi mất bất kỳ răng nào trong hàm răng nhất là răng tiền hàm bị mất.

Răng Implant cấu tạo gồm một trụ titanium cắm sâu vào xương ổ răng giữ vai trò như chân răng. Khớp nối giúp chân răng implant gắn kết với mão răng sứ ở bên trên, đóng vai trò như một chân răng chuẩn.

Ngày nay với những kỹ thuật hiện đại, tiên tiến mà mão răng sứ được đo đạc thiết kế tinh tế và có kích thước không khác gì răng thật ban đầu. Mang đến cảm giác thẩm mỹ tốt nhất cho người lựa chọn trồng răng giả. Khi trồng răng này giúp hạn chế, chống lại tình trạng tiêu xương răng hay răng bị xô lệch.

Lựa chọn khác ngoài trồng răng implant thì bạn còn có thể sử dụng răng giả tháo lắp. Nhưng răng giả tháo lắp sẽ có những bất tiện hơn như sức nhai không tốt bằng.

Vệ sinh không sạch sẽ răng giả thì dễ gây hôi miệng hay răng tháo lắp không có khả năng hạn chế, phòng chống tình trạng tiêu xương răng giống như trồng răng Implant. Dùng răng giả tháo lắp chỉ đơn thuần tác động hỗ trợ bên trên phần nướu để bám vào hỗ trợ khi ăn uống, nhai cắn.

Nên làm gì sau khi nhổ răng tiền hàm

Trồng răng Implant giải pháp an toàn hiệu quả

Lưu ý cách chăm sóc răng tiền hàm đúng cách

Chăm sóc răng tiền hàm cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng cơ bản không quá khó. Chăm sóc răng miệng đúng cách cần chăm sóc cả trong và ngoài. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cần nhưng chưa đủ ta còn cần phải bổ sung những yếu tố cần thiết khác để giúp răng chắc khỏe từ bên trong. Sau đây là những lưu ý cũng như một số nguyên tắc giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn:

 – Đánh răng đúng cách và đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có bổ sung fluor giúp cải thiện men răng và lấp các lỗ nhỏ li ti trên răng. Giữ men răng chắc khỏe, ít bị ăn mòn bởi các hoạt động của axit hay các yếu tố gây sâu răng, phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

 – Lấy cao răng định kỳ. Cao răng là nguyên nhân làm răng ố vàng, miệng có mùi hôi, tác nhân hàng đầu dẫn đến những bệnh về lợi.

 – Không nghiến răng hay cắn mở các đồ cứng. Duy trì thói quen này lâu ngày làm cho răng yếu đi, men răng bị mỏng và nguy cơ gãy răng cao.

 – Nên ăn nhiều những thực phẩm chứa canxi, photpho, magie, vitamin C,… giúp răng và nướu khỏe mạnh từ bên trong.

 – Không dùng thuốc kháng sinh tetracycline đối với phụ nữ mang thai và cho con bú hay trẻ dưới 8 tuổi do thuốc làm răng ố màu, răng yếu đi.

Lưu ý cách chăm sóc răng tiền hàm đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách để có được một sức khỏe mong muốn

Địa chỉ nào uy tín để thăm khám và sớm xử lý vấn đề về răng tiền hàm?

Những thông tin trên đã giúp bạn đọc có những kiến thức cơ bản về răng tiền hàm. Vậy khi răng tiền hàm có vấn đề hay bạn muốn tìm kiếm một địa chỉ uy tín để thăm khám các vấn đề về răng miệng thì địa chỉ nào uy tín? 

Hãy đến với Nha khoa Parkway một cơ sở nha khoa uy tín hàng đầu Việt Nam. Đội ngũ y tế có chuyên môn và tay nghề cao kết hợp cùng các thiết bị y tế phục vụ tiên tiến đồng bộ. Nha khoa Parkway là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn và gia đình để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Ngoài khả năng xử lý những vấn đề về răng tiền hàm, Nha khoa Parkway còn chữa trị tốt tất cả các vấn đề về răng miệng khác từ nhẹ đến nặng, giúp người bệnh loại bỏ những bất tiện và đau nhức khó chịu gây ra ở răng. 

Thăm khám định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở Nha khoa uy tín kết hợp cùng những thói quen vệ sinh và ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Hãy để Nha khoa Parkway có cơ hội được chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn và người thân. 

Tin tức sự kiện khác

thun liên hàm là gì

Thun liên hàm là gì? Công dụng và cách sử dụng khi niềng răng

Thun liên hàm hỗ trợ tạo lực kéo cho răng trong thời gian niềng. Dụng cụ này còn công dụng nào khác? Đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

Xem chi tiết
Những điều cần biết về nong hàm và khí cụ nong hàm

Những điều cần biết về nong hàm và khí cụ nong hàm

Nong hàm có gây nói ngọng hay làm mặt to ra? Cách vệ sinh nong hàm chuẩn? Khám phá giải đáp tại:

Xem chi tiết
Niềng răng trẻ em giá bao nhiêu

Niềng răng trẻ em giá bao nhiêu? Bảng giá mới nhất 2024

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm sẽ giúp trẻ có một hàm răng khỏe đẹp khi trưởng thành. Niềng răng trẻ em là một trong những phương pháp chỉnh nha an toàn, hiệu quả cho trẻ. Mối quan tâm lớn nhất của mỗi phụ huynh là niềng răng giá bao nhiêu? Niềng […]

Xem chi tiết
răng bị nứt ngang

Răng bị nứt ngang có sao không? Có tự lành được không?

Răng bị nứt ngang tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm mà người bệnh không thể chủ quan coi thường. Khi răng bị nứt ngang nên làm thế nào? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết