Thông thường rất nhiều người nghĩ rằng chỉ khi mắc bệnh răng miệng mới gây đau nhưng thực tế thì không ít trường hợp răng không sâu như đau. Vậy nguyên nhân gây ra điều này là gì và đây có phải dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu về nguyên nhân răng không sâu nhưng đau cùng cách xử lý hiệu quả nhé!
Hiện có không ít trường hợp răng không sâu nhưng đau mà nhiều người mắc phải
Răng bị ê buốt là hiện tượng gì?
Răng ê buốt hay còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà tức răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Điều này có thể xảy ra đột ngột hoặc bị kích thích bởi các tác động bên ngoài như việc đánh răng, ăn đồ quá nóng, lạnh, chua hoặc ngọt… Dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp tình trạng răng không sau mà đau buốt là khi:
Thời tiết đột ngột chuyển lạnh hoặc hít thở trong môi trường không khí lạnh.
Khi đánh răng mà bạn cảm thấy khó chịu khi răng bị ê buốt một lúc lâu, đặc biệt vào buổi sáng.
Sử dụng tăm xỉa răng hoặc chỉ nha khoa cũng gây ra tình trạng ê buốt. Hoặc thậm chí bạn không làm gì cả những cơn ê buốt vẫn bất ngờ thoáng quá. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp có thể kéo dài nhiều phút hay nhiều giờ đồng hồ.
Răng không sâu nhưng đau cảnh báo bệnh gì?
Răng không sâu nhưng đau đi kèm cảm hiện tượng khác như sưng, ê buốt, hôi miệng… Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề mà bạn sẽ mắc phải như sau:
Răng không sâu nhưng đau là những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề gì?
Bệnh lý về răng
Tình trạng viêm nướu, viêm nha chu hay áp xe xương ổ răng là những bệnh lý nha khoa thường gặp gây cảm giác đau nhức răng. Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng tấn công gây sưng đau, chảy máu chân răng… Thậm chí, các bệnh lý này cũng có thể gây sưng má, đau buốt đầu nếu đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn.
Chấn thương răng miệng
Việc răng không sâu nhưng đâu cũng có thể do vùng hàm hay răng bị chấn thương. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hoặc nhẹ mà những cơn đau này sẽ kéo dài hoặc chỉ thoáng qua. Có những trường hợp gây khó chịu trong nhiều giờ đồng hồ, thậm chí là vài ngày.
Viêm xoang hàm
Vị trí xoang hàm nằm ngay dưới chân răng của hàm trên nên khi bị viêm nhiễm cũng ảnh hưởng đến chân răng. Viêm xoang nhẹ sẽ khiến răng sưng đau và nếu bệnh nặng hơn có thể gây nhiễm khuẩn cuống răng, thậm chí là mất răng.
Trào ngược dạ dày
Dịch vị dạ dày chứa nhiều axit sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển nếu bị trào ngược ra cổ họng và khoang miệng. Do đó, những đối tượng hay gặp tình trạng này sẽ thường cảm thấy ê buốt và đau nhức răng.
Rối loạn khớp thái dương hàm
Việc khớp thái dương hàm rối loạn cũng trở thành nguyên nhân răng không sâu nhưng đau. Nếu bệnh lý này kéo dài lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến ăn uống mà còn gây ra tình trạng trật khớp.
Do thói quen nghiến răng
Nghiến răng trong lúc ngủ là tật xấu gây áp lực đè lên răng nên khi thức dậy bạn sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt răng. Tuy nhiên, những cơn đau này có thể thuyên giảm chỉ qua vài giờ thức dậy.
Hàng ngày ăn nhiều thực phẩm chứa axit
Nếu sử dụng một số loại thực phẩm có tính axit trong thời gian dài mà không chú trọng vệ sinh răng miệng sẽ khiến men răng bị tổn thương như: đồ muối chua, trái cây… Điều này khiến răng không sâu nhưng đau và trở nên nhạy cảm hơn.
Sau khi làm các thủ thuật nha khoa
Việc thực hiện một số thủ thuật nha khoa cũng có thể gây tình trạng đau nhức răng, ê buốt và khó chịu như hàm trám xong răng bị ê buốt, bọc răng sứ, niềng răng… Tuy nhiên, hầu hết những cơn đau này sẽ thuyên giảm chỉ sau vài ngày, trừ các biến chứng do thực hiện sai hoặc không đảm bảo chất lượng.
Việc thực hiện một số thủ thuật nha khoa cũng có thể gây tình trạng đau nhức răng
> Tìm hiểu thêm về việc răng bị ê buốt do sau khi thực hiện những thủ thuật nha khoa
Răng không sâu nhưng đau nhức, sưng tấy lợi có thể là dấu hiệu mọc răng khôn nếu vị trí đau ở cuối cung hàm. Bởi lúc này, cung hàm đã phát triển gần như hoàn thiện nên khi chiếc răng mới mọc sẽ gây chèn ép nướu cùng các răng xung quanh dẫn đến sưng. Bên cạnh đó, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch còn khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn so với trường hợp mọc thẳng.
Thiếu chất dinh dưỡng
Khi cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây đau răng, đặc biệt với canxi. Bởi hợp chất này giúp răng chắc khỏe nếu không đủ hàm lượng cần thiết sẽ khiến men răng yếu đi và dễ bị ăn mòn. Bởi vậy, trong quá trình ăn nhai, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức khó chịu mặc dù răng không bị sâu.
Thay đổi nội tiết tố
Cơ thể nữ giới sẽ bước vào những giai đoạn thay đổi lớn về hormone bên trong nên cũng sẽ gây ra các cơn đau âm ỉ. Thông thường, vấn đề này sẽ gặp phải ở độ tuổi dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh.
Răng không bị sâu nhưng đau mang lại những hậu quả gì?
Răng không sâu nhưng đau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến từng đối tượng tùy theo mức độ và nguyên nhân ê buốt. Cụ thể như sau:
Nếu ê buốt nhẹ xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng sẽ khiến bạn phải hạn chế một số món ăn yêu thích.
Nếu ê buốt do bệnh lý răng miệng nhưng không được điều trị sớm làm bạn ăn không ngon, ngủ không yên. Lâu dần cơ thể trở nên suy nhược, mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp khi hơi thở có mùi hôi, nướu sưng đỏ cũng như chảy máu thường xuyên.
Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể mắc phải các bệnh lý sinh hoạt khác và khiến sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn hơn.
Phải làm gì khi răng không bị sâu mà đau
Có rất nhiều phương pháp điều trị răng khôn bị sâu mà đau hiện nay. Tuy nhiên, tùy theo từng nguyên nhân gây ê buốt mà bạn sẽ được chỉ định áp dụng sao cho phù hợp nhất, cụ thể:
Có rất nhiều phương pháp điều trị răng không bị sâu mà đau đang được áp dụng
Điều trị tại nhà
Đa phần các trường hợp răng không sâu nhưng đau đều xuất hiện do những nguyên nhân thông thường. Nếu cơn đau đang ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà như:
Ngậm nước muối ấm là cách giảm đau đơn giản mà hiệu quả bởi thành tính sát khuẩn, làm dịu mô nướu. Bên cạnh đó, muối còn giúp thúc đẩy quá trình tái khoảng cũng như hỗ trợ phục hồi men răng.
Chườm đá lạnh để giảm đau và cải thiện một số triệu chứng đi kèm nếu răng đau nhiều có sưng đỏ, chảy máu. Phương pháp này mang đến hiệu quả rõ rệt khi mọc răng khôn, sau khi chấn thương hay thực hiện các thủ thật nha khoa.
Sử dụng thảo dược tự nhiên với đặc tính chống viêm, sát khuẩn và giảm đau như trầu không, bạc hà, gừng, đinh hương… Các mẹo chữa trị này mang đến hiệu quả tương đối tốt, an toàn, dễ thực hiện.
Với những trường hợp nhẹ, phương pháp điều trị tại nhà có thể giảm nhanh cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, nếu răng đau nhiều, hãy cân nhắc sử dụng thuốc không kê toa hoặc tìm gặp nha sĩ khi cần thiết.
Sử dụng thuốc
Để giúp tình trạng răng không sâu mà đau được kiểm soát, bạn có thể dụng một số loại thuốc không kê toa như sau:
Nước súc miệng sát khuẩn có tác dụng giảm viêm nhiêm cho mô nướu cũng như cải thiện cơn đau hiệu quả với thành phần menthol, Chlorhexidine,… Ngoài ra, sản phẩm này còn làm chậm quá trình phát triển của các vấn đề nha khoa.
Paracetamol là loại thuốc không cần kê toa, tương đối an toàn giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng thuốc nếu gặp vấn đề về gan, thiếu hụt G6PD hay mẫn cảm với thành phần bên trong.
Gel bôi chứa Benzocain giúp làm mát, giảm đau và sưng nóng bởi hoạt chất gây tê tại chỗ. Bạn có thể bôi trực tiếp gel lên phần mô nướu bị đau nhức để cải thiện những triệu chứng khó chịu.
Các loại thuốc không kê toa sẽ giúp giảm nhanh tình trạng răng không sâu nhưng đau cùng một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, nếu sau 3-5 ngày không giảm, bạn cần đến nha khoa để được thăm khám và điều trị sớm.
Đến nha khoa
Muốn điều trị dứt điểm tình trạng ê buốt nhanh chóng nhất chính là việc thăm khám tại nha khoa để tránh gây tổn thương răng nhạy cảm.
Đến nha khoa để điều trị dứt điểm tình trạng răng không sâu nhưng đau
Tái khoáng sẽ giúp khắc phục những tình trạng răng mới chỉ hư tổn nhẹ nhằm ngăn ngừa lây lan sang các mô răng lành. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu chuyên dụng trong nha khoa giúp trám bít vị trí răng tổn thương. Trường hợp muốn sử dụng gel chống ê buốt, bạn cần thực hiện theo sự hướng dẫn từ bác sĩ.
Trám răng Composite được áp dụng khi cấu trúc răng bị tổn thương như mòn cổ chân răng hay sứt mẻ nhưng chưa ăn sâu vào tủy. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ làm sạch vùng răng ê buốt và sử dụng chất liệu chuyên dụng giúp bảo vệ lớp ngà răng nhạy cảm bên trong.
Bọc răng sứ thẩm mỹ áp dụng cho trường hợp răng sứt mẻ lớn gây viêm tủy và phương pháp hàm trám không mang lại hiệu quả như mong muốn. Bác sĩ sẽ tiến hành mài lớp ngoài theo tỷ lệ phù hợp rồi bọc mão sứ có hình dáng, màu sắc cũng như kích thước giống răng thật lên trên. Theo đó, tuổi thọ răng thật của bạn sẽ được duy trì lâu hơn cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai và giá trị thẩm mỹ.
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung thêm các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết giúp tăng độ chắc khỏe cho răng. Đồng thời, hãy hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm có hại như tinh bột, đồ ngọt, đồ dầu mỡ…
Răng không sâu nhưng bị đau khi nào cần đến bác sĩ khi nào thì nên gặp bác sĩ?
Nếu đang gặp phải tình trạng răng không sâu nhưng đau mà không biết làm thế nào thì cách tốt nhất là bạn nên thăm khám và nghe tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn. Khi cơn đau kéo dài từ 1-2 ngày mà không rõ nguyên nhân, hãy đi khám ngay.
Bởi nếu không được điều trị, cường độ đau răng ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến tình trạng ốm, sốt đi kèm các bệnh lý khác. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà các bác sĩ sẽ có những cách điều trị phù hợp giúp đẩy lùi cơn đau. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng theo các biện pháp sau nhằm đẩy lùi tình trạng bệnh như:
Thực hiện việc kiểm tra răng miệng định kỳ để giúp pháp hiện những mô nướu hư tổn cần được loại bỏ.
Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định nếu đau nhức răng hàm.
Súc miệng nước muối mỗi ngày để giảm cơn đau nhức và giúp nướu chắc khỏe hơn.
Lưu ý ngăn ngừa tình trạng đau răng
Răng không sâu nhưng đau bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn gây nên không ít phiền toái trong ăn uống và sinh hoạt. Bởi vậy, sau khi điều trị, bạn cần thực hiện một số biện pháp giúp ngăn ngừa tái phát như:
Những lưu ý giúp ngăn ngừa tình trạng đau răng không sâu tái phát
Đánh răng thường xuyên 2-3 lần/ngày để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa nhằm hạn chế hình thành cao răng. Khi thực hiện, hãy thao tác thật nhẹ nhàng nhằm tránh gây tổn hại đến men răng và mô nướu. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa cùng nước súc miệng giúp làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
Cao răng hình thành do quá trình khoáng hóa nên không thể vệ sinh theo cách thông thường. Bởi vậy, bạn cần tiến hành làm sạch theo định kỳ 6 tháng/lần giúp tránh bị sâu răng, viêm nướu, nha chu cùng nhiều bệnh nha khoa khác.
Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng hoặc sớm hơn nếu lông chải bị sờn, tưa.
Hạn chế dùng răng cắn, xé, cắn đồ cứng bởi thói quen này sẽ khiến men răng bị mòn đáng kể.
Thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm chứa đường, tinh bột, nước ngọt có ga cùng các món nhiều gia vị, hương liệu. Tránh dùng rượu bia, thuốc lá mà nên uống nhiều nước, ăn trái cây và rau xanh để hạn chế mảng bám hình thành trong khoang miệng.
Điều trị dứt điểm các bệnh lý có thể gây đau nhức răng như trào ngược dạ dày, viêm xoang hàm, thiếu hụt vi chất…
Lời kết
Tình trạng răng không sâu nhưng đau nhức có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu cơn đau nặng và kéo dài, bệnh nhân nên đến gặp các chuyên gia của nha khoa Parkway trong thời gian sớm nhất. Theo đó, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn chi tiết nhằm tìm ra hướng điều trị phù hợp cho mình.
Chanh là nguyên liệu dân dã, dễ mua và dễ sử dụng, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, chanh còn có công dụng làm trắng răng và có thể áp dụng đơn giản ngay tại nhà. Qua bài viết sau, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu 6 cách làm […]
Tụt lợi chảy máu chân răng có nguy cơ tái phát cao gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và thẩm mỹ của người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị triệt để bệnh lý này? Cùng tìm hiểu
Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp cải thiện chức năng ăn nhai cũng như vẻ đẹp của răng. Để đạt được kết quả tốt, cần có một quy trình bọc răng sứ đúng chuẩn và bài bản. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về quy trình bọc răng […]
Bạn có ý định niềng răng nhưng không thích sự xuất hiện lộ liễu của những chiếc mắc cài và dây cung cồng kềnh. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp niềng răng mắc cài pha lê tại bài viết sau đây nhé.!