Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Tầm quan trọng của nong hàm đối với niềng răng trẻ em

Một trong những khía cạnh quan trọng của việc chỉnh nha cho trẻ em là việc định hướng, tác động để cho cấu trúc xương mặt của trẻ được hình thành một cách cân đối. Đây là biện pháp phòng ngừa các khớp cắn sai lệch, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của các em sau này. Đối với nha khoa trẻ em, việc nong hàm có ý nghĩa rất lớn, làm tiền đề cho những biện pháp chỉnh nha khác khi các em đã trưởng thành.   

Sơ lược về việc nong hàm cho trẻ em

Nong hàm rất được khuyến khích trong thời kỳ trẻ phát triển trước khi dậy thì. Đây là thời điểm đặc biệt của cuộc đời con người. Trong thời gian này, việc thực hiện các tác động tích cực cho hàm, ngăn ngừa các khớp cắn sai hình thành được cho là dễ dàng nhất.

Đối với trẻ em, hàm trên cùng với vòm miệng chưa được hình thành hoàn chỉnh cho đến khi đã dậy thì. Vì vậy, nha sĩ có thể tận dụng điều này để nong làm tăng kích thước hàm.

Giới thiệu quá trình nong hàm

Khí cụ nong hàm được đạt vào vòm miệng (hàm trên) của trẻ. Khí cụ được kích hoạt bằng 1 chìa khoá, được xiết 1 hoặc 2 lần mỗi ngày để gia tăng áp lực. Nhờ vậy mà xương vòm miệng (khẩu cái) được tách ra.

Khi cung xương hàm được nới rộng ra, sẽ xuất hiện khoảng trống giữa 2 răng cửa. Trong phần lớn trường hợp, khoảng trống này sẽ tự lấp kín. Bên cạnh đó, đeo niềng răng cũng dễ dàng khắc phục được tình trạng này.

Nong hàm có lợi ích gì cho trẻ em?

Việc nong hàm cho trẻ em có tác dụng phòng ngừa. Các em lớn lên với cấu trúc xương khuôn mặt cân đối, loại bỏ được nhiều vấn đề nha khoa mà người lớn hiện nay mắc phải.

lợi_ích_nong_hàm_trẻ_em

Tránh được tình trạng răng mọc chen chúc

Trong trường hợp trẻ có cung hàm nhỏ, khi thay răng sữa, các răng vĩnh viễn sẽ không có đủ khoảng trống để mọc tự nhiên. Khả năng cao sẽ dẫn đến việc các răng mọc chen chúc, mọc lệch lạc không trật tự. Tình trạng này vừa làm mất thẩm mỹ, vừa gây khó khăn cho niềng răng sau này.

Chỉnh sửa được khớp cắn chéo

Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân là do ít người quan tâm đến việc chỉnh nha từ sớm (tiền chỉnh nha). Đến khi lớn lên thì hàm trên bị hẹp, gây mất đối xứng với hàm dưới.

Cải thiện khả năng hô hấp qua đường mũi

Vòm miệng hẹp gây khó khăn cho việc thở bằng mũi. Các em sẽ hình thói quen hô hấp bằng miệng, dễ dàng bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Hệ quả thường gặp là khô miệng, hơi thở sẽ có mùi, cùng các bệnh về đường hô hấp.

Cải thiện nụ cười cho trẻ em

Nong hàm cải thiện được sự cân đối cho cấu trúc khuôn mặt,  làm gia tăng tính thẩm mỹ toàn diện. Điều này đem lại sự tự tin cần thiết khi trẻ lớn lên và hình thành nhân cách.

Lứa tuổi phù hợp cho việc nong hàm

Trẻ em trong giai đoạn từ 7-10 tuổi  hoặc ít nhất dưới 16 tuổi rất thích hợp để điều trị nong hàm. Theo các nha sĩ, một khi đã xác định vòm miệng hoặc khớp cắn có vấn đề, cần điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, các em cần phải lớn hơn 5 tuổi mới có thể thực hiện điều trị nong hàm.

Phương pháp nong hàm cho trẻ em

Bệnh nhi đeo khí cụ nong hàm trong vòng từ 3-6 tháng, cho đến khi đạt được áp lực cần thiết và xương vòm miệng trở nên ổn định.

Nong khẩu cái

Khí cụ được gắn cố định vào răng cối ở hàm trên. Theo từng giai đoạn, 2 xương khẩu cái sẽ được đẩy tách dần ra, các mô mềm sau đó lấp đầy và cung hàm được nới rộng.

Hàm nong tháo lắp (khí cụ Twinblock)

Được thiết kế bằng thép không gỉ, điểm khác biệt là hàm có thể được tháo rời. Việc đeo loại khí cụ này đòi hỏi kỷ luật cao hơn nên đối tượng thường là các em lớn (sắp dậy thì). Hàm nong tháo lắp tuy giúp người đeo dễ dàng vệ sinh, thường chỉ áp dụng cho các trường hợp cần mở hàm mức độ ít.

Phẫu thuật hỗ trợ

Bên cạnh việc đeo khí cụ, có thể thực hiện phẫu thuật hỗ trợ bằng việc tạo ra nhiều vết cắt trên xương hàm. Sau đó các bác sĩ nha khoa chỉnh hình sẽ dùng các nẹp nha khoa và vít để chia hàm trên thành các phần di động. Xương sẽ mới sẽ hình thành giữa các phần này sau khi phẫu thuật. Đây được coi là sự kết hợp của chỉnh nha với phẫu thuật chỉnh hình. Phẫu thuật được chỉ định khi khí cụ không đạt được kết quả mong muốn.

Chăm sóc cho trẻ trong quá trình nong hàm

Các vấn đề thường gặp

vấn_đề_thường_gặp_nong_hàm_trẻ_em

Đối với trẻ em, việc phải làm quen với khí cụ nong hàm trong miệng có thể khó khăn hơn so với người lớn. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu mỗi khi vặn chìa khoá được cho là không đáng kể, chỉ diễn ra vài phút. Thuốc giảm đau cũng hiếm khi được chỉ định cho trẻ.

Phần lớn trẻ em không hiểu rõ vì sao mình phải đeo khí cụ, khiến cho các hoạt động vui chơi không được thoải mái như các bạn khác. Một số em còn thử lén gỡ bỏ gọng nong hàm. Vì vậy việc động viên các em trong quá trình điều trị, nhất là giai đoạn đầu, là thực sự cần thiết.

Cẩn trọng trong việc nong hàm cho trẻ em

an_toàn_nong_hàm_trẻ_em

Khi tiến hành nới rộng khí cụ nong hàm định kỳ, phụ huynh cần cẩn thận không để chìa khoá rơi vào họng trẻ em. Cách tốt nhất là làm móc dây để đeo chìa khoá vào tay, giúp tránh được các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bên cạnh đó quý phụ huynh cần để ý đến việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho các em. Các mảng bám thức ăn rất dễ mắc vào khí cụ, có khả năng phát sinh vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Vì vậy trẻ em đeo nong hàm nên đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng chứa fluoride, kèm theo súc miệng diệt khuẩn hằng ngày.

Nong hàm không nhất thiết bắt buộc cho tất cả trường hợp. Các nha sĩ có trình độ cao với nhiều năm kinh nghiệm có thể dự đoán được việc các em sẽ mắc phải các vấn đề khớp cắn hay không ở độ tuổi rất sớm. Nếu nong hàm thực sự cần thiết, giai đoạn trẻ em lớn lên từ 7-15 tuổi là thời điểm vàng để tận dụng uốn nắn xương vòm miệng. Một khi xương vòm miệng đã cố định, có khả năng phải can thiệp bằng phẫu thuật. Vì vậy, để tránh được những bất tiện do khớp cắn sai, cung hàm hẹp trong tương lai, cần kiên trì đồng hành cùng trẻ trong việc nong hàm từ sớm.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết