Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Khớp cắn chéo: Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp khắc phục

Tìm hiểu về khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo là một tình trạng sai lệch khớp cắn phổ biến, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười và chức năng ăn nhai. Việc nhận biết và điều trị sớm khớp cắn chéo là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng lâu dài. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này qua bài viết sau nhé!

Khớp cắn chéo là gì?

Khớp cắn chéo là sự sai lệch của hàm răng khi các răng trên cung hàm chia thành nhiều nhóm thò thụt khác nhau, phá vỡ sự đối xứng của hai hàm răng trên và dưới. Tình trạng này có thể không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng của hàm răng.

Thông thường, khớp cắn chéo sẽ có những biểu hiện dễ nhận thấy như:

  • Răng cửa lệch nhau: Khi hàm đóng lại, một hoặc vài răng hàm trên mọc thụt vào trong so với răng hàm dưới.
  • Răng hàm lệch nhau: Một hoặc một nhóm răng hàm trên mọc về phía trong, lệch so với hàm dưới.
  • Mất đối xứng: Đường giữa răng cửa của hai hàm bị lệch, gây mất thẩm mỹ toàn khuôn miệng.
Khớp cắn chéo - 2

Khớp cắn chéo làm mất sự cân xứng giữa hai hàm răng, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây nên khớp cắn chéo

Di truyền

Sự sắp xếp của răng và cấu trúc xương hàm đều là những đặc điểm về ngoại hình có tính di truyền, do bộ gen quyết định. Do đó, nguyên nhân gây nên khớp cắn chéo phần lớn là do sự di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chính vì vậy, nếu trong gia đình có người gặp phải tình trạng này, nhiều khả năng các thế hệ sau cũng sẽ bị khớp cắn chéo. Không ít trường hợp bố hoặc mẹ bị khớp cắn chéo, thì trẻ sinh ra cũng có cấu trúc hàm dưới lớn hơn hàm trên, càng lớn lên thì khớp cắn chéo càng rõ.

Bất thường trong quá trình mọc răng

Trong thời kỳ mọc răng sữa, nếu như răng sữa vì lí do nào đó mà rụng không đúng thời điểm, khiến cho răng vĩnh viễn mọc chèn phía sau cũng có thể gây lệch lạc. Lúc này, khoảng trống mà răng sữa rụng đi để lại chưa đủ điều kiện để răng vĩnh viễn mọc chèn vào, dẫn đến sự lệch lạc và gây nên khớp cắn chéo.

Xương hàm phát triển không bình thường

Sự phát triển bất đối xứng và không bình thường của xương hàm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn chéo. Trong đó, nếu như xương hàm trên hoặc xương hàm dưới kém phát triển hay phát triển quá mức đều sẽ dẫn đến tình trạng lệch lạc khớp cắn.

Do các thói quen xấu

Đối với trẻ em, một số thói quen xấu như: cắn môi trên, bú ngón tay, đẩy lưỡi, sử dụng bình sữa hoặc núm vú trong thời gian dài,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn chéo sau này.

Tác hại của khớp cắn chéo

Gây mất thẩm mỹ nụ cười

Khớp cắn chéo thường không biểu hiện trên khuôn mặt mà chỉ nhìn thấy khi cười. Trong đó, người bị khớp cắn chéo sẽ có các răng hoặc nhóm răng thò thụt, không rõ hô hay móm, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mỗi khi cười nói.

Khớp cắn chéo - 3

Khớp cắn chéo khiến cho nụ cười mất cần đối, kém thẩm mỹ (Nguồn: Internet)

Giảm chức năng ăn nhai

Khớp cắn chéo còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai, cắn xé thức ăn. Điều này về lâu dài có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa, khiến cho bệnh nhân dễ gặp các loại bệnh liên quan đến dạ dày.

Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng

Vấn đề vệ sinh răng miệng đối với những người bị khớp cắn chéo cũng gặp nhiều khó khăn hơn, từ đó làm tăng khả năng mắc các bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nướu. Ngoài ra, nếu tình trạng lệch khớp cắn nặng, còn có thể gây rối loạn khớp thái dương với biểu hiện thường gặp là những cơn đau ở đầu, vai, cổ hay việc cử động hàm gặp khó khăn.

Khớp cắn chéo - 4

Người bị khớp cắn chéo cũng gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng hay viêm nướu (Nguồn: Internet)

Các phương pháp khắc phục khớp cắn chéo

Niềng răng khắc phục khớp cắn chéo

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha giúp khắc phục tình trạng khớp cắn chéo hiệu quả. Hiện nay, bệnh nhân có thể lựa chọn rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau như: niềng răng mắc cài, niềng răng mắc cài tự buộc hay niềng răng trong suốt,… để khắc phục những sai lệch khớp cắn, phục hồi chức năng ăn nhai cũng như độ thẩm mỹ của gương mặt.

Khớp cắn chéo - 5

Kết quả một ca niềng răng khắc phục khớp cắn chéo tại Nha khoa Parkway

Xem thêm: Tham khảo dịch vụ niềng răng trong suốt Invisalign tại nha khoa Parkway

Phẫu thuật chỉnh hình

Đối với những trường hợp sai lệch khớp cắn ở mức nặng, sau khi trải qua quá trình kiểm tra và thăm khám, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật chỉnh hình nếu cần thiết. Cụ thể, giải pháp phẫu thuật thường sẽ áp dụng cho các trường hợp bị khớp cắn chéo mà nguyên nhân xuất phát là do xương hàm bị lệch. Việc phẫu thuật sẽ giúp sắp xếp lại cấu trúc xương hàm về đúng vị trí khớp cắn chuẩn.

Đeo khí cụ mặt ngoài

Giải pháp đeo khí cụ mặt ngoài thường sẽ được áp dụng cho trường hợp là trẻ em bị khớp cắn chéo. Đặc biệt, đối với những trẻ khoảng 6 – 11 tuổi sẽ là thời điểm thích hợp để điều trị, vì lúc này xương hàm của trẻ của mềm, nên có thể nắn chỉnh và đạt được hiệu quả cao.

Dịch vụ niềng răng tại Nha khoa Parkway

Niềng răng là một giải pháp hiệu quả để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng miệng nếu gặp phải các tình trạng răng chen chúc, lệch lạc hay sai lệch khớp cắn. Lựa chọn được một địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín, chất lượng là yếu tố then chốt để đảm bảo đạt kết quả niềng như mong đợi.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Nha khoa Parkway còn vinh dự đạt danh hiệu Blue Diamond Invisalign Provider – danh hiệu được trao tặng bởi Invisalign. Danh hiệu này biểu thị cho việc Parkway là hệ thống có số lượng khách hàng tin tưởng niềng răng hàng đầu Việt Nam, tập trung nhiều bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao trong chỉnh nha nói chung và niềng răng Invisalign nói riêng.

Sử dụng các dịch vụ niềng răng tại Parkway, khách hàng có thể an tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân.
  • Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm.
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước.
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng.

Khớp cắn chéo không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Việc nhận biết và điều trị sớm là rất quan trọng để đảm bảo một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tự tin. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Nha khoa Parkway để được tư vấn rõ hơn nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Những tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng mà bạn nên biết

Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng có thể gặp phải mà bạn nên biết

Việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau khi được gây tê. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác dụng phụ của […]

Xem chi tiết
Trụ Implant Straumann của nước nào? Trồng răng Implant Straumann giá bao nhiêu?

Trụ Implant Straumann của nước nào? Trồng răng Implant Straumann giá bao nhiêu?

Trụ Implant Straumann là dòng sản phẩm được đánh giá cao về thiết kế, chất lượng và khả năng tích hợp xương nhanh chóng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu tất tần tật mọi thứ về trụ Implant Straumann qua bài viết sau nhé! Đôi nét về trụ Implant Straumann Giới thiệu về tập […]

Xem chi tiết
trám răng composite và những điều bạn cần biết

Trám răng composite là gì? Ưu điểm khi trám răng bằng vật liệu composite

Trám răng composite là kỹ thuật sử dụng vật liệu để phục hình răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Vậy trám răng composite là gì? Khi trám răng bằng vật liệu composite thì có những ưu điểm nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Trám răng composite là […]

Xem chi tiết
3 nguyên nhân gây nên tình trạng răng chết tủy

Răng chết tủy có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu là gì?

Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có […]

Xem chi tiết