Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất?

Nhiều người thắc mắc niềng răng có đau không, mức độ đau nhức khi niềng răng như thế nào? Theo Nha khoa Parkway, nhờ sự phát triển của nhiều công nghệ hiện đại, niềng răng hiện nay đã không còn gây quá nhiều đau đớn và hoàn toàn có thể hạn chế mức độ đau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ trong bài viết sau!

Niềng răng có đau không

Niềng răng có đau không?

Niềng răng có đau không?

Niềng răng là kỹ thuật nắn chỉnh răng phổ biến có công dụng điều trị các trường hợp khiếm khuyết răng và sai lệch khớp cắn. Cơ cấu hoạt động của niềng răng là sử dụng khí cụ niềng tạo lực siết để kéo răng về đúng vị trí.

Vì phải chịu lực siết nên sau khi đeo khí cụ, răng có thể sẽ ê ẩm, khó chịu. Tuy nhiên, mức độ đau nhức khi niềng răng của mỗi người sẽ khác nhau vì còn dựa vào các yếu tố dưới đây:

1. Tay nghề của bác sĩ chỉnh nha

Bác sĩ chỉnh nha là người sẽ tính toán lực siết và gắn khí cụ niềng cho bạn. Nếu bác sĩ có tay nghề kém thì có thể sẽ gắn khí cụ niềng sai cách, tính toán lực siết quá mạnh khiến bạn đau nhức dữ dội, kéo dài.

Vì vậy, trước khi niềng bạn nên tìm hiểu kỹ càng và tham khảo nhiều nha khoa được đánh giá tốt về niềng răng. Việc chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ chuyên môn và kinh nghiệm cao, máy móc hiện đại thì khi đeo khí cụ niềng bạn chỉ cảm thấy hơi khó chịu, không hề đau đớn.

2. Nền xương răng của người niềng

Nếu nền xương răng của bạn không được chắc khỏe thì việc đau nhức do niềng răng là khó tránh khỏi. Lúc này, răng phải chịu tác động của lực kéo, chưa thích ứng kịp nên cảm giác sẽ vô cùng khó chịu.

Thực ra đây không phải việc lớn và chỉ xảy ra trong khoảng thời gian mới đeo niềng. Tình trạng này sẽ chấm dứt chỉ sau 1 – 2 tuần. Khi bạn đã quen dần với việc đeo khí cụ niềng thì sẽ cảm thấy bình thường, không còn nhức nhối, khó chịu nữa.

Dù vậy, trước khi niềng răng, bạn cũng nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra tình trạng xương răng kỹ càng để tránh các rủi ro nguy hiểm khi niềng.

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?

niềng răng giai đoạn nào đau nhất

niềng răng giai đoạn nào đau nhất?

Niềng răng được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ mang đến những cảm giác khác nhau. Nha khoa Parkway sẽ giúp bạn phân tích kỹ hơn về từng giai đoạn niềng răng qua phần nội dung dưới đây:

1. Giai đoạn gắn thun tách kẽ

Gắn thun tách kẽ là hoạt động đầu tiên trong quy trình niềng răng. Bác sĩ sẽ đặt dây chun nha khoa vào các kẽ răng nhằm tạo khoảng trống hở để răng dịch chuyển khi đeo niềng.

Khi đặt thun tách kẽ, người niềng sẽ có cảm giác ê ẩm răng khi nhai, cộm cấn và thức ăn có thể sẽ bị mắc lại ở kẽ răng. Tình trạng này thường chỉ kéo dài vài ngày đầu, sau đó sẽ chấm dứt. Nếu cảm giác đau nhức do gắn thun tách kẽ không thuyên giảm mà ngày càng dữ dội hơn thì bạn nên báo cho nha sĩ để được kiểm tra tình trạng răng nhé!

2. Giai đoạn nhổ răng

Không phải ai cũng cần nhổ răng khi niềng răng. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nếu cung hàm không đủ vị trí để răng dịch chuyển. Khi nhổ răng, người niềng sẽ được tiêm thuốc tê nên không cảm thấy đau nhức chút nào.

Sau khi thuốc tê tan hết thì bạn sẽ chỉ cảm thấy ê ẩm một chút và cảm giác này tan biến chỉ sau 1 – 2 ngày. Nhổ răng thường không gây quá nhiều đau nhức như nhổ răng khôn nên bạn hãy yên tâm nhé!

3. Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung

Đây chính là giai đoạn mà hầu hết mọi người đều cảm thấy đau nhức, ê buốt vì cơ thể đang phải làm quen với khí cụ niềng răng. Trong giai đoạn này, khí cụ niềng sẽ tác động lực kéo lên răng để răng dịch chuyển.

Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng nhé vì đây là thời gian đầu nên bác sĩ chỉ áp dụng ít lực, dây cung nhỏ nên cảm giác khó chịu sẽ không quá dữ dội và bạn có thể chịu đựng được cảm giác này.

4. Giai đoạn siết chặt dây cung

Hàng tháng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo của dây cung, tức là siết chặt dây cung hơn nên bạn sẽ có cảm giác đau nhức và phải mất thêm ít ngày để răng quen với lực siết mới.

Bên cạnh đó, việc khí cụ niềng xuất hiện trong khoang miệng sẽ khiến bạn bị vướng víu. Khi ăn nhai, nói chuyện có thể khiến môi, má cọ sát vào khí cụ niềng gây trầy xước, chảy máu và khiến bạn bị nhức nhối các vùng này.

Do đó, có thể xác định giai đoạn đau nhức, khó chịu nhất khi niềng răng chính là thời điểm siết chặt dây cung. Ở thời điểm này, hàm răng của người niềng phải chịu một lực kéo mạnh hơn trước đó mà cơ thể chưa kịp thích nghi. Bạn có thể sử dụng các biện pháp giúp giảm cơn đau nhức do siết răng như súc miệng nước muối, chườm đá,…

Niềng răng bao lâu mới hết đau?

Khi niềng răng, bạn cảm thấy đau nhức là bởi sự tác động của khí cụ niềng tạo ra một áp lực lên răng. Cơ thể bạn chưa quen với áp lực này nên việc đau nhức, ê ẩm là chuyện hết sức bình thường. Chỉ sau khoảng 2 tuần thì chúng ta sẽ quen dần với cảm giác này và không còn thấy đau nhức nữa.

niềng răng bao lâu mới hết đau

Bạn có thể giúp cảm giác đau chấm dứt nhanh hơn bằng việc súc miệng với nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày. Cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ biến mất nhanh hơn.

Nếu khí cụ niềng cấn vào má, môi khiến bạn bị trầy xước, chảy máu thì bạn hãy sử dụng sáp chỉnh nha gắn lên mắc cài để thấy thoải mái hơn. Đừng quên vệ sinh răng miệng kỹ càng sau mỗi lần ăn uống để tránh viêm nhiễm răng miệng trong giai đoạn này.

Xem thêm :

5 Tác hại của niềng răng tại những đơn vị không uy tín

Cách giảm đau khi niềng răng

Cảm giác đau nhức khi niềng răng có thể khiến bạn cảm thấy bất tiện, khó chịu trong hoạt động hàng ngày. Bạn có thể giảm mức độ đau nhức khi niềng răng bằng các mẹo dưới đây:

Chườm lạnh

Chườm lạnh là phương thức giảm đau hiệu quả và an toàn. Nếu bạn gặp đau buốt khi niềng răng thì hãy lấy đá lạnh hoặc vật lạnh chườm lên má. Hơi lạnh sẽ làm dịu dần các cơn đau nhức. Cần lưu ý khi chườm lạnh là nên bọc vật lạnh sau một lớp khăn và nên di chuyển vật lạnh đều quanh má để không gây buốt má.

Súc miệng đều đặn bằng nước muối

Trong quá trình đeo khí cụ niềng, bạn có thể sẽ bị loét, nhiệt  trên má, nướu vì các vùng này hay cọ xát với mắc cài. Nếu gặp phải tình trạng này thì bạn có thể làm dịu cơn đau bằng việc súc miệng với nước muối sinh lý.

Nước muối sẽ sát khuẩn vết thương, giảm sưng tấy và tăng cường khả năng sát trùng, chống nhiễm khuẩn cho răng miệng. Bạn cũng có thể tự pha nước muối ấm để súc miệng. Tuy nhiên nha sĩ khuyến khích bạn sử dụng nước muối sinh lý để đảm bảo vệ sinh và hiệu quả hơn.

cách giảm đau khi niềng răng

Ăn thức ăn mềm, không cứng, không dai

Hãy ưu tiên những món ăn mềm, không cứng và không dai để giảm đau răng khi niềng. Bởi sau khi đeo khí cụ niềng, răng của bạn phải chịu một lực siết lớn, lực  siết này khiến răng nhạy cảm hơn trong hoạt động ăn nhai.

Vì vậy, nếu bạn ăn các đồ cứng, giòn thì cảm giác đau nhức sẽ ngày càng dữ dội hơn. Ngược lại, nếu chỉ ăn các đồ mềm, xốp, tránh sử dụng lực nhai lớn thì sẽ ít đau nhức hơn. Đối với các thực phẩm như thịt, cá thì bạn nên cắt thành các miếng nhỏ khi ăn hoặc hầm nhừ để dễ nhai hơn.

Massage nướu răng của bạn

Khi một bộ phận trên cơ thể của chúng ta bị đau nhức thì có thể massage để giảm cảm giác đó. Đối với răng miệng cũng vậy. Khi đau nhức răng miệng do niềng răng thì bạn hãy xoa nướu răng thật nhẹ nhàng để các mô răng được thoải mái, giảm thiểu các cơn đau từ việc siết răng.

Sử dụng sáp chỉnh nha

Nếu bạn đeo niềng răng mắc cài thì việc mắc cài cọ xát với các mô mềm trong miệng là khó tránh khỏi. Tình trạng cọ xát với mắc cài khiến môi, miệng của chúng ta bị tổn thương. Bạn có thể tránh điều này bằng cách sử dụng loại sáp chỉnh nha chuyên dụng để bọc lại các phần mắc cài gây tổn thương mô miệng.

Sáp chỉnh nha hiện nay được bán rất nhiều trên mạng hoặc ở các cơ sở nha khoa nên bạn có thể dễ dàng mua sản phẩm này.

Xem  chi tiết : 12 Cách giảm đau khi niềng răng đơn giản ngay tại nhà

Giải pháp để niềng răng không đau

Dù niềng răng gây ra cảm giác khó chịu trong thời gian ban đầu nhưng sẽ có cách để chúng ta niềng răng không đau đớn. Để hạn chế cảm giác nhức nhối khi niềng răng, bạn có thể tham khảo các lưu ý dưới đây:

1. Lựa chọn loại mắc cài phù hợp

Niềng răng Invisalign là công nghệ chỉnh nha sử dụng máng niềng làm từ chất liệu nhựa cao cấp. Khay niềng Invisalign được thiết kế riêng bởi các chuyên gia của hãng từ Mỹ. Ưu điểm của phương pháp này là không sử dụng mắc cài, dây cung nên không gây tổn thương  môi, má như các loại niềng răng mắc cài.

Khay niềng ôm gọn cung hàm, tạo lực siết vừa đủ để răng dịch chuyển dần dần tới vị trí phù hợp. Khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng thì chúng ta có thể gỡ khay niềng Invisalign này ra. Như vậy việc ăn nhai, vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng, thoải mái hơn, giảm thiểu sự đau nhức.

Do vậy, nếu bạn lựa chọn niềng răng Invisalign thì sẽ không phải chịu đau nhức dữ dội, khó chịu nặng nề như khi đeo niềng răng mắc cài.

giải pháp niềng răng không đau

2. Tình trạng răng miệng của bệnh nhân

Tình trạng răng miệng khỏe mạnh sẽ giúp bạn ít bị đau nhức hơn khi niềng răng. Tình trạng răng miệng bao gồm sức khỏe của răng, nướu, tình trạng xương hàm. Răng không bị sâu, men răng chắc chắn, tủy răng còn nguyên vẹn thì được coi là răng khỏe. Nướu hồng hào, không viêm nhiễm, không long khỏi chân răng thì được coi là nướu khỏe. Bên cạnh đó, xương hàm cứng chắc cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng răng miệng của bạn khá tốt.

Sức khỏe răng miệng tốt, ổn định thì răng sẽ chịu được lực siết của khí cụ niềng, cảm giác đau nhức sẽ được giảm thiểu đáng kể. Ngược lại, nếu răng bị sâu, nướu răng viêm nhiễm, xương răng yếu,…vv thì khi niềng răng bạn sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, thậm chí có thể bị mất răng. Vì vậy, trước khi niềng răng, bạn cần ưu tiên việc củng cố sức khỏe răng miệng, nếu có bệnh lý thì cần điều trị triệt để.

3. Bác sĩ có chuyên môn cao

Để khi niềng răng tránh đau nhức thì bác sĩ chỉnh nha phải có chuyên môn cao. Bác sĩ chỉnh nha cần đánh giá đúng tình trạng răng miệng, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, đồng thời gắn khí cụ niềng đúng cách giúp giảm mức độ đau nhức khi niềng răng.

4. Trang thiết bị máy móc hiện đại của nha khoa

Trang thiết bị, máy móc của nha khoa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận của người niềng. Trang thiết bị, máy móc càng tiên tiến, hiện đại thì hoạt động niềng răng càng diễn ra thuận lợi và ít đau nhức hơn.

Một số thắc mắc thường gặp

Niềng răng là hoạt động kéo dài và ảnh hưởng nhiều tới răng của chúng ta. Vì vậy mà xoay quanh chủ đề niềng răng có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Parkway sẽ giúp bạn làm rõ các thắc mắc này qua phần dưới đây:

1. Niềng răng có hôn được không?

Rất nhiều người tin rằng khi niềng răng nếu hôn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tiến trình dịch chuyển răng và gây hại cho mắc cài. Thực tế thì chính bác sĩ đã khẳng định những rủi ro trên hiếm khi xảy ra.

Việc hôn khi niềng răng là hoàn toàn có thể dù bạn sử dụng phương pháp niềng nào. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng niềng răng Invisalign thì sẽ thuận lợi hơn vì không vướng mắc cài.

Nếu bạn sử dụng niềng răng mắc cài thì khi hôn sẽ gặp phải sự vướng víu và cản trở nhất định nhưng không quá ảnh hưởng đến nụ hôn của bạn. Bạn vẫn có thể hôn nhưng cần tránh vồ vập, không nên cuồng nhiệt quá mức mà nên nhẹ nhàng, từ tốn để không gây ảnh hưởng đến răng cũng như đảm bảo sự ổn định của mắc cài.

Răng trong giai đoạn niềng khá nhạy cảm nên khi hôn bạn hãy kiểm soát hoạt động thật tốt để tránh gây hại cho răng nhé!

2. Niềng răng có phải nhổ răng không?

Không phải tất cả các trường hợp niềng răng đều phải nhổ răng. Nếu cung hàm của bạn không đủ chỗ trống để răng dịch chuyển thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ bớt răng nhằm tạo khoảng trống cho việc dàn đều răng và dịch chuyển răng.

Việc nhổ bỏ răng sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ của răng miệng vì đã được bác sĩ tính toán kỹ càng. Khi nhổ răng thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào nướu để bạn không cảm thấy đau nhức. Như vậy, chỉ những trường hợp có sự chỉ định của bác sĩ thì mới cần nhổ răng khi niềng.

3. Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không?

Thông thường thì niềng răng sẽ không gây ảnh hưởng đến thần kinh vì phương pháp này không xâm lấn răng miệng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ niềng răng chuyên môn kém, quá trình niềng răng sai kỹ thuật, phác đồ điều trị không phù hợp thì có thể sẽ gây hại cho răng miệng và ảnh hưởng tới thần kinh của bạn.

Bên cạnh đó, nếu bạn phải nhổ răng để chỉnh nha thì kỹ thuật nhổ răng phải có tính chính xác cao, khi nhổ cần cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh trong miệng.

Tựu chung lại, việc bạn lựa chọn nha khoa uy tín khi niềng răng là rất quan trọng, nó sẽ quyết định sự an toàn của bạn.

4. Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?

Thời kỳ mới căn chỉnh răng thì răng chưa thay đổi nhiều, lại thêm mắc cài và dây cung nên răng bị gồ lên, lúc này bạn sẽ có cảm giác miệng bị hô hơn thông thường. Đây chính là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng.

Bạn đừng quá lo lắng vì giai đoạn này chỉ là nhất thời. Theo thời gian, tình trạng răng sẽ được cải thiện dần dần và ở cuối quá trình niềng bạn sẽ có một hàm răng đều, đẹp. Vì vậy đừng vì thời gian mới đeo niềng mà nản chí bạn nhé!

Nha Khoa Parkway – Địa chỉ niềng răng không đau uy tín nhất hiện nay

Nha khoa Parkway là địa chỉ niềng răng Invisalign hàng đầu hiện nay. Nếu bạn không muốn phải chịu nhiều đau nhức khi niềng răng thì Invisalign là lựa chọn phù hợp nhất. Với niềng răng Invisalign tại Nha khoa Parkway, bạn sẽ trải nghiệm rất nhiều lợi ích như:

  • Khay niềng có bề mặt mịn, trong suốt ôm sát hàm răng nên không gây trầy xước môi, má, nướu như niềng răng mắc cài.
  • Khi ăn nhai bạn có thể tháo khay niềng nên sẽ không bị đau nhức, ê ẩm.
  • Vệ sinh răng dễ dàng vì có thể tháo khay niềng, không lo rủi ro thức ăn giắt vào mắc cài gây viêm nhiễm răng miệng.
  • Lực siết đều đặn, phù hợp với sức khỏe của răng giúp hiệu quả niềng được phát huy tối đa mà vẫn đảm bảo an toàn cho răng miệng.
nha khoa parkway

Khay niềng Invisalign tại Nha khoa Parkway được sản xuất chính hãng tại Mỹ với thiết kế riêng biệt cho hàm răng của bạn. Hiệu quả niềng Invisalign từ Nha khoa Parkway được đánh giá là cải thiện triệt để tình trạng khiếm khuyết răng miệng hầu như là trọn đời. Niềng răng Invisalign đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người niềng hơn nhiều phương pháp niềng răng khác.

Vậy là Nha khoa Parkway đã giải đáp thắc mắc về niềng răng có đau không giúp bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về niềng răng thì hãy liên hệ Nha khoa Parkway qua tổng đài 1900 8059 nhé!

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết