Dây cung là bộ phận không thể thiếu trong bộ khí cụ niềng răng mắc cài truyền thống. Vậy dây cung trong niềng răng có vai trò như thế nào? Các loại dây cung trong niềng răng có đặc điểm ra sao? Cùng Parkway tìm hiểu kĩ hơn nhé!
các loại dây cung trong niềng răng
Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung niềng răng là một khí cụ có cấu tạo dài và mảnh. Khí cụ này được nha sĩ đặt trong các rãnh giữa những chiếc mắc cài. Dây cung niềng răng có nhiệm vụ cố định mắc cài trên bề mặt răng.
Trong quá trình niềng răng, người niềng sẽ tới nha khoa theo lịch tái khám để bác sĩ tác động lực lên dây cung nhằm gia tăng lực siết của hệ thống niềng, qua đó giúp việc niềng răng tiến triển và hiệu quả hơn.
Các loại dây cung trong niềng răng
Hiện nay có nhiều loại dây cung khác nhau với những đặc điểm riêng biệt. Tuỳ vào tình trạng răng miệng và điều kiện kinh tế của người niềng mà bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý phù hợp để bạn lựa chọn dây cung niềng răng.
Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ)
Dây cung Stainless Steel được sử dụng từ năm 1929 với chất liệu thép không gỉ. Đây là loại dây cung được sáng chế nhằm thay thế cho dây cung hợp kim kim loại quý.
Ưu điểm của dây cung Stainless Steel là có chi phí tiết kiệm hơn dây cung kim loại quý. Không chỉ vậy, chúng khá cứng, chống ăn mòn tốt và dẻo dai nên phù hợp với việc chế tác các khí cụ chỉnh nha phức tạp.
Dây cung Stainless Steel còn lành tính, không gây hại cho sức khỏe người dùng nên hiện nay được sử dụng rất phổ biến.
Dây cung chỉnh nha Stainless Steel được chia thành 3 loại chính:
Dây 3 sợi twist: Loại dây cung này tạo ra sự thuận lợi khi hình thành hàm cố định, không gây khó dễ cho việc cắt dây. Hơn nữa, dây 3 sợi twist còn có lò xo cao nên rất thích hợp cho các ca niềng răng sớm.
Dây nhiều sợi: Dây nhiều sợi có công dụng giúp các mắc cài hoạt động một cách linh hoạt, hạn chế gãy xương và tổn thương răng.
Dây 6 sợi: Dây cung 6 sợi rất phù hợp cho các ca chỉnh nha bằng mắc cài mà không tạo áp lực trong răng. Loại dây cung này có khả năng uốn cong với mức độ cao.
Dây cung Niken – titan (Niti)
Dây cung Niti là thành quả nghiên cứu của nhà khoa học William F.Buehler. Chất liệu của dây cung Niti là Niken và Titanium, đây cũng là loại hợp kim quen thuộc trong hầu hết các khí cụ niềng răng hiện nay. Nhờ chất liệu đặc biệt này mà dây cung Niti rất dẻo, đàn hồi tốt.
Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium
Dây cung hợp kim cobalt-chromium xuất hiện trong ngành nha khoa từ năm 1950. Loại dây cung này là kết quả của sự kết hợp các chất bao gồm coban, crom, sắt và niken.
Đặc điểm của dây cung Cobalt – Chromium là tạo ra lực kéo mạnh mẽ. Tuy nhiên dây cung này lại có độ cứng kém nên không thích hợp cho các trường hợp chỉnh nha phức tạp. Cũng vì lý do này mà ngày nay nha sĩ ít sử dụng loại dây cung này.
Dây cung Titan – Beta (TMA)
Dây cung niềng răng Titan – Beta được sản xuất từ các chất liệu cao cấp, đó là Titanium, Molypden, Zirconium và Tin. Sản phẩm này còn có một tên gọi thương mại là hợp kim TMA hoặc Titanium – Molybdenum.
Dây cung TMA có một tính năng rất đặc biệt là có thể tăng giảm chiều dài linh hoạt trong quá trình chỉnh nha. Vì vậy mà hiệu quả chỉnh nha rất tốt.
Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý
Dây cung bằng hợp kim kim loại quý có nguồn gốc lâu đời và cũng là loại dây cung có giá cao nhất. Nguyên nhân khiến loại dây cung này đắt đỏ như vậy là bởi chúng được chế tác từ vàng, bạc hoặc bạch kim.
Nhờ những chất liệu quý đó mà dây cung kim loại quý có khả năng chống ăn mòn cao, rất dẻo dai và đàn hồi tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện để sử dụng sản phẩm này vì mức giá quá cao, vì vậy chúng không phổ biến trên thị trường.
Tác dụng dây cung trong niềng răng
Đối với các loại niềng răng mắc cài, dây cung là khí cụ có vai trò đặc biệt quan trọng. Dây cung có nhiệm vụ chính là tạo lực kéo giúp dịch chuyển các răng. Áp lực từ dây cung giúp định hình các răng về vị trí chuẩn, sửa khớp cắn sai. Tuỳ vào phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết chặt dây cung định kỳ vào từng thời điểm cụ thể.
Giai đoạn Sắp đều, san bằng răng
Ở giai đoạn này, các dây cung Niti tròn và vuông sẽ được sử dụng để giúp sắp xếp các răng thẳng hàng.
Thông thường, khoảng 1-2 tháng, bệnh nhân niềng răng sẽ được thay dây cung Niti mới với kích thước lớn hơn. Thứ tự kích thước dây cung niềng răng Niti thường là 0.012 – 0.014 – 0.016 – 0.016×0.022 – 0.017×0.025 – 0.019×0.025.
Khi thay đến dây cung vuông Niti, bệnh nhân sẽ ít nhận biết sự di chuyển răng của mình vì sự di chuyển diễn ra ở chân răng.
Đặc biệt, dây cung niềng răng Niti có những đặc điểm phù hợp mục đích của giai đoạn niềng răng này bởi độ đàn hồi cao, lúc đầu khi mới được gắn, dây sẽ bị biến dạng do răng không đều; sau đó, nó sẽ tự uốn về trạng thái ban đầu, kéo theo răng, tạo thành hình cung tròn.
Giai đoạn niềng răng này thường diễn ra từ khoảng 5-10 tháng phụ thuộc vào độ lệch lạc của răng.
Giai đoạn đóng khoảng nhổ răng
Những dây cung niềng răng được dùng phổ biến ở giai đoạn này thường là dây cung niềng răng cDNA kết hợp với dây cung niềng răng Reverse; hoặc dây cung niềng răng Stainless Steel.
Với trường hợp đóng khoảng không cắm minivis, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung niềng răng cDNA kết hợp với chun kéo để lấp những khoảng trống lớn. Sau đó, bác sĩ sẽ thay dây cung cDNA bằng dây cung niềng răng Reverse để lấp những khoảng trống nhỏ còn lại.
Với trường hợp đóng khoảng cắm minivis, dây cung niềng răng Stainless Steel (SS) 0.021x 0.025 sẽ được bác sĩ kết hợp cùng chun kéo hoặc lò xò để đóng khoảng. Tuy nhiên, trước khi đeo dây cung niềng răng SS 0.021×0.025, bệnh nhân niềng răng phải đeo những dây cung niềng răng SS với kích thước nhỏ hơn, lần lượt là dây cung niềng răng SS 0.017×0.025 và SS 0.019×0.025 để làm quen với lực dây cung, tránh tình trạng bị tiêu xương ổ răng.
Dây cung niềng răng cDNA, Reverse, Stainless Steel được sử dụng trong giai đoạn này bởi chúng có độ cứng cao, giúp bác sĩ có thể dễ dàng bẻ móc,… kéo răng về vị trí mong muốn.
Tuy nhiên, giai đoạn này thường dễ xảy ra biến chứng như: hở lợi, răng đổ,… nếu lực kéo do bác sĩ tác động không phù hợp.
Giai đoạn niềng răng này mất tương đối thời gian, khoảng 6-12 tháng. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt, và hàm răng.
Giai đoạn tinh chỉnh, chỉnh khớp cắn và duy trì
Đây cũng là giai đoạn niềng răng quyết định chức năng và sự tái phát sau chỉnh nha; những vấn đề như cắn hở hay lệch đường giữa,… cũng sẽ được giải quyết trong giai đoạn này.
Giai đoạn niềng răng này bạn sẽ được bác sĩ đi lại dây Niti 0.016 – 0.017×0.025 SS – 0.019×0.025 SS cùng các loại chun liên hàm, móc giữa hàm trên và hàm dưới cho răng trên và răng dưới tiếp xúc với nhau. Nếu những giai đoạn niềng răng trên điều trị tốt thì giai đoạn tinh chỉnh diễn ra nhanh chóng từ 2-8 tuần.
Với những ca chỉnh nha không quá phức tạp, quy trình dây chuẩn giúp bạn tiên lượng và dự đoán được thời gian tiến trình điều trị để có thể kết thúc quá trình niềng răng như mong muốn.
Hiện nay, niềng răng được chia làm 2 loại là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt (niềng răng không mắc cài). Trong số các loại niềng bằng mắc cài thì niềng răng mắc cài sứ là một trong những lựa chọn được ưa chuộng nhất. Lý do chính là: mắc cài sứ vừa có tính thẩm mỹ nhất định mà giá thành lại vừa phải
Các vấn đề thường gặp khi sử dụng dây cung niềng răng
Dây cung niềng răng tuy không gây nguy hiểm cho khoang miệng của chúng ta nhưng có thể sẽ phát sinh một số vấn đề khi sử dụng. Nha khoa Parkway đã tổng hợp lại các vấn đề thường gặp khi dùng dây cung niềng răng và hướng giải quyết.
Bị tuột dây cung khi niềng răng nên làm gì?
Ở giai đoạn mới niềng, răng sẽ dịch chuyển rất nhanh, điều này có thể khiến dây cung bị bung tuột ra khỏi mắc cài. Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì hãy bôi sáp nha khoa để cố định vị trí dây cung bị bung. Cách này chỉ là hướng giải quyết tạm thời, ngay sau đó bạn hãy đến nha khoa để nha sĩ kiểm tra và khắc phục.
Kích thước dây cung chỉnh nha
Trong mỗi giai đoạn chỉnh nha thì kích thước dây cung sẽ có sự khác nhau. Dây cung có thể có kích thước lớn hoặc nhỏ, hình dáng tròn, vuông hoặc chữ nhật. Bác sĩ cần chọn đúng kích thước dây cung chỉnh nha để đảm bảo tiến trình niềng răng vẫn diễn ra ổn định.
Nuốt phải dây cung niềng răng có nguy hiểm không?
Nuốt phải dây cung niềng răng là tai nạn thường gặp khi niềng răng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do người niềng chải răng quá mạnh tay, ăn thực phẩm quá dai hoặc quá cứng, bác sĩ gắn mắc cài sai cách, mắc cài chất lượng kém,… Khi mắc cài tuột khỏi vị trí ban đầu, người niềng vô tình nuốt phải gây ra các rủi ro nguy hiểm như:
Gây viêm nhiễm: Dây cung có thể khiến cổ họng bị rách, vi khuẩn gây bệnh tấn công vào vết rách dẫn đến viêm nhiễm cổ họng và một số bệnh lý liên quan
Đau dạ dày: Dây cung rất cứng nên khi va chạm với dạ dày thì có thể khiến bộ phận này bị tổn thương. Điều này dẫn đến hoạt động tiêu hoá bị ảnh hưởng, gây nguy hiểm tới sức khoẻ của chúng ta.
Thủng ruột: Khi dây cung trôi xuống thành ruột, sự co bóp của dạ dày có thể khiến thành ruột bị rách. Thậm chí thành ruột có thể bị thủng, gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng.
Đứt dây cung niềng răng phải xử lý như thế nào tốt nhất?
Thực tế việc dây cung bị đứt khi niềng khá khó xảy ra bởi vật liệu sản xuất dây cung tương đối bền và chắc chắn. Việc đứt dây chỉ xảy ra khi người niềng tác động một lực quá lớn tới khớp hàm. Nếu không may gặp phải tai nạn này, bạn cần tới nha khoa càng sớm càng tốt để thay dây cung mới, hạn chế gây ảnh hưởng đến việc điều trị.
Bị dắt thức ăn vào mắc cài phải vệ sinh như thế nào?
Sau khi niềng răng, thức ăn thường xuyên bị dắt lại trong mắc cài hoặc khe răng. Nếu chúng ta không vệ sinh răng miệng thật kỹ càng, tỉ mỉ thì có thể sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển thuận lợi, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Để ngăn ngừa tình trạng thức ăn dắt nhiều vào mắc cài, bạn cần lưu ý như sau:
Hạn chế ăn các món dai vì chúng rất dễ bám chặt vào răng và mắc cài.
Không nên sử dụng kẹo cao su vì khi nhai chúng dễ dính vào khí cụ niềng, khó làm sạch.
Ít sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường hơn bởi các món ăn đó khi gặp nước bọt sẽ trở thành lớp màng dính bao phủ răng và niềng răng.
Vệ sinh răng miệng và khí cụ niềng ít nhất 2 lần một ngày bằng bàn chải kẽ, bàn chải lông mềm kết hợp cùng chỉ nha khoa và nước súc miệng
Nếu tình trạng thức ăn dính vào mắc cài quá nhiều và không thể làm sạch thì bạn hãy tới nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ thêm.
Khoảng cách thay dây cung là bao lâu?
Khoảng cách thay dây cung sẽ phụ thuộc vào mức độ tiến triển của răng, do vậy mà thời gian thay dây cung của mỗi người sẽ khác nhau. Thông thường, giữa 2 lần thay dây cung sẽ cách nhau từ 1-2 tháng, dây cung mới luôn có kích thước lớn hơn dây cung cũ.
Đối với trường hợp dây cung bị đứt hỏng thì bạn cần thay dây cung mới ngay lập tức, tuyệt đối không chờ đến lần thay dây cung tiếp theo.
Dây cung đâm vào má
Tình trạng dây cung đâm vào má rất dễ gặp khi niềng răng. Nguyên nhân khiến tình trạng này xuất hiện là do răng dịch chuyển trong quá trình niềng gây ra những thay đổi nhỏ, từ đó làm cho đầu dây cung ở vị trí trong cùng lộ ra và đâm vào cạnh má.
Để xử lý tình trạng này, bạn hãy uốn đầu dây và cuộc thành một cục tròn, nhỏ hoặc sử dụng kềm cắt móng để loại bỏ đoạn dây thừa. Dù vậy, đây chỉ là cách xử lý thủ công, độ an toàn không cao, có thể khiến vị trí răng bị lệch hoặc gây hỏng dây cung. Do đó khi gặp tình trạng này thì bạn vẫn nên tới nha khoa để được hỗ trợ thì hơn.
Hướng dẫn cách xử lý dây cung đâm vào má
Dây cung đâm vào má gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và nguy hiểm nhất là tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây ra nhiễm trùng. Vậy xử lý như thế nào nếu bạn gặp phải tình trạng này? Nha khoa Parkway sẽ giúp bạn giải đáp!
Dụng cụ bảo vệ môi
Dụng cụ bảo vệ môi là một miếng đệm trong suốt và có thể bao phủ toàn bộ khoang miệng của bạn. Nếu dây cung không chỉ va chạm với má mà còn va chạm với mắc cài thì bạn nên đeo dụng cụ này để phòng tránh trầy xước môi.
Sử dụng nước muối
Nước muối sẽ làm giảm sự kích ứng do dây cung đâm vào má gây ra, đồng thời làm sạch toàn bộ khoang miệng của chúng ta. Bạn có thể tự pha nước muối hoặc sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Chế độ ăn uống hợp lý
Như đã chia sẻ ở trên, việc ăn đồ dai, cứng, nhiều đường sẽ gây bất lợi cho việc niềng răng. Đồ cứng có thể khiến dây cung bung tuột, đâm vào má. Đồ dai, nhiều đường thì có thể gây viêm nhiễm các vết trầy xước do dây cung gây ra, vì vậy bạn nên hạn chế việc sử dụng các thực phẩm đó.
Sử dụng sáp nha khoa
Sáp nha khoa có độ dẻo tốt, không có vị, dễ sử dụng. Loại sáp này sẽ tạo ra một lớp ngăn cách êm ái giữa khí cụ niềng và các mô mềm trong miệng. Hiện nay bạn có thể đặt mua sáp nha khoa ở các sàn thương mại điện tử, hiệu thuốc hoặc các cơ sở nha khoa.
Bôi gel nha đam hoặc thuốc tê
Gel nha đam hoặc thuốc tê sẽ giúp giảm đau nhức tạm thời ở các vùng va chạm với dây cung. Bạn thoa trực tiếp chất này lên các vết trầy xước khoảng 3-4 lần một ngày để giảm đau nhức nhé!
Các dụng cụ sửa dây cung
Người niềng có thể tự sửa dây cung tại nhà bằng một số dụng cụ như bút chì, nhíp và kìm. Nhíp và bút chì sẽ hỗ trợ bạn uốn lại dây cung còn kìm có thể cắt phần dây cung thừa ra. Tuy nhiên, Parkway không khuyến khích bạn tự ý sửa lại dây cung tại nhà. Bạn nên tới bác sĩ để được khắc phục một cách chuyên nghiệp và đảm bảo.
Việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín có vai trò quan trọng giúp quá trình chỉnh nha đạt kết quả như mong đợi. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn một nha khoa niềng răng chất lượng và điểm qua các địa chỉ […]
Nhiệt miệng dẫn đến nổi hạch là tình trạng phổ biến, nhưng vẫn khiến nhiều người gặp lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng nổi hạch. Tham khảo ngay nhé. Nhiệt miệng nổi hạch là gì? Nhiệt miệng nổi hạch là tình […]
Tụt lợi là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của răng và nướu nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và đặc biệt là cách khắc phục. Nhiều […]
Việc lựa chọn khí cụ chỉnh nha phù hợp đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha. Trong đó, Quad Helix là một khí cụ chỉnh nha được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để xử lý các vấn đề về răng miệng như hẹp hàm, lệch khớp […]