Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào? Có mấy giai đoạn?

Nếu bạn chuẩn bị chỉnh nha, chắc chắn bạn sẽ rất quan tâm đến quá trình niềng răng cần trải qua những giai đoạn nào. Đây cũng không phải vấn đề lạ, vì ai cũng mong muốn biết mình sẽ được trải nghiệm những gì trong thời gian 2 – 3 năm tới. Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu kỹ hơn về quy trình niềng răng này nhé!

Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào?

Tại Nha khoa Parkway, quy trình niềng răng chuẩn sẽ cần trải qua 6 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Khám tổng quát, tư vấn và chụp X-Quang răng

Bước đầu tiên chính là thăm khám tổng quát tình hình răng miệng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng, sau đó bệnh nhân thực hiện chụp X-quang. Dựa trên kết quả khám và chụp X-quang thì bác sĩ sẽ xác định được tình trạng răng của bệnh nhân để tư vấn và đưa ra hướng điều trị.

Bước 2: Lập phác đồ điều trị phù hợp

Sau khi có được sự thống nhất giữa 2 bên về phương pháp thực hiện, người bệnh chuyển qua lấy dấu răng bằng thạch cao hay phân tích 3D, tuỳ thuộc vào phương pháp chỉnh nha mà bạn lựa chọn.

Bác sĩ lập phác đồ điều trị theo phương pháp niềng răng đã chốt với bệnh nhân. Trong một vài trường hợp thì ở bước này bác sĩ có thể sẽ thực hiện một số thủ thuật như nhổ răng cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được lấy dấu răng để phục vụ cho việc thiết kế mắc cài.

Bước 3: Gửi mẫu dấu hàm về phòng Labo

Mẫu thạch cao dấu hàm của bệnh nhân sẽ được chuyển về bộ phận thiết kế mắc cài. Bộ phận này sẽ thiết kế mắc cài phù hợp với đặc điểm răng của bệnh nhân. Cuối cùng ra được lộ trình chi tiết khi điều trị để chia sẻ với bệnh nhân, chỉ sau khoảng 1 tuần là mắc cài được hoàn thành.

Bước 4: Gắn khí cụ niềng răng

Bệnh nhân tới nha khoa để được gắn khí cụ niềng răng theo lịch hẹn với bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài, dây cung và dây thun cho bệnh nhân. Trong quá trình gắn khí cụ, bệnh nhân sẽ được hỏi cảm nhận và bác sĩ sẽ có những sự điều chỉnh giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn với khí cụ niềng.

Bước 5: Tái khám theo lịch hẹn

Người bệnh cần cố gắng tuân thủ đúng và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để thường xuyên được kiểm tra xem răng đã dịch chuyển như thế nào. Bệnh nhân cần tái khám khoảng 1 tháng/lần với bác sĩ.

Đồng thời, những lần tái khám này cũng sẽ thực hiện những điều chỉnh như siết dây cung, thay chun để đi đúng phác đồ điều trị. Việc tái khám còn giúp bác sĩ kiểm soát được các vấn đề bất thường trong quá trình niềng.

Bước 6: Tháo khí cụ niềng và nhận hàm duy trì

Khi hàm răng đã đều đẹp, đạt đúng mong muốn của bệnh nhân và chuẩn theo phác đồ ban đầu, ta sẽ tiến hành tháo niềng. Sau khi tháo niềng, để hiệu quả niềng răng được tốt nhất và duy trì lâu dài thì bệnh nhân cần đeo thêm hàm duy trì. Răng sẽ được cố định, đúng khớp cắn và đều đẹp.

Quy trình niềng răng tại Parkway

Quy trình niềng răng 6 bước tại Parkway

7 Giai đoạn trong quá trình niềng răng phải trải qua

Quá trình niềng răng sẽ mất 1 thời gian tương đối dài, đồng thời bệnh nhân phải thực sự kiên trì. Với niềng răng mắc cài kim loại hay mắc cài sứ, ai cũng phải trải qua 7 giai đoạn sau:

Giai đoạn chuẩn bị

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ khám tổng quát và chụp X-quang răng cho bệnh nhân. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng thích hợp cho người niềng. Bệnh nhân nên tìm hiểu thông tin về các phương pháp niềng răng để đưa ra lựa chọn phù hợp. Giai đoạn đặt thun tách kẽ/ nhổ răng.

Giai đoạn chuẩn bị niềng răng

Giai đoạn chuẩn bị niềng răng

Thông thường thì bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật nhổ răng thừa (nếu cần thiết) hoặc đặt chun tách kẽ trước khi gắn mắc cài cho bệnh nhân. Đặt chun tách kẽ là thủ thuật tạo ra khoảng trống giữa các răng hàm để các răng dễ di chuyển hơn.

Việc đặt chun tách kẽ chỉ hơi ê nhức nhưng cảm giác này sẽ đỡ dần sau 2 ngày. Nhổ răng thừa thì có công dụng thu gọn khuôn hàm và cũng hỗ trợ việc đưa răng về đúng vị trí. Tuy nhiên thì không phải ai cũng cần thực hiện hai thủ thuật này.

Giai đoạn gắn mắc cài

Đây chính là bước vô cùng quan trọng khi niềng răng. Việc gắn mắc cài cần phải chính xác tuyệt đối để đem lại kết quả niềng răng tốt. Quy trình gắn mắc cài diễn ra như sau:

  • Bước 1: Làm sạch răng miệng tổng quát
  • Bước 2: Thoa Acid lên răng
  • Bước 3: Rửa Acid và hong khô răng
  • Bước 4: Quết keo dán mắc cài chuyên dụng
  • Bước 5: Phần mặt sau của mắc cài sẽ được bôi một lớp xi măng
  • Bước 6: Gắn mắc cài lên răng, nếu có phần xi măng dư ra thì loại bỏ
  • Bước 7: Kích thích sự kết dính bằng cách chiếu đèn quang trùng hợp
Giai đoạn gắn mắc cài

Giai đoạn gắn mắc cài

Sau khi mắc cài đã được gắn chặt và ổn định trên bề mặt răng thì bác sĩ sẽ nhẹ nhàng luồn dây cung vào các rãnh trên mắc cài. Tiếp theo bác sĩ sẽ dùng chun buộc chuyên dụng nhằm cố định mắc cài. Quy trình gắn mắc cài sẽ diễn ra trong khoảng 2 tiếng.

Giai đoạn định hình lại răng

Vài ngày sau khi gắn mắc cài, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu vì răng bắt đầu di chuyển. Ngoài ra, việc lưỡi và má bị cọ sát vào mắc cài cũng có thể gây ra đau nhức.

Lúc này, bệnh nhân có thể sử dụng thêm sáp nha khoa để bít phần sắc nhọn của mắc cài, tránh gây tổn thương lưỡi, má. Cảm giác khó chịu thường chỉ diễn ra 1 tuần, sau đó cơ thể người niềng sẽ quen với khí cụ niềng răng.

Nếu răng của bệnh nhân quá phức tạp thì có thể sẽ phải cần thêm sự hỗ trợ của minivis. Minivis sẽ được khoan vào xương hàm và được gắn chun để kéo răng về đúng vị trí mong muốn.

Nhờ Minivis mà giai đoạn định hình lại răng có thể diễn ra nhanh hơn, rút ngắn thời gian niềng đáng kể. Việc gắn vít khá nhanh, chỉ mất khoảng 10 phút và bệnh nhân sẽ cảm thấy ê nhức. Sau 3 ngày kết hợp dùng thuốc giảm đau thì bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu nữa.

Minivis sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả niềng răng

Minivis sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả niềng răng

Giai đoạn tái khám định kỳ

Việc tái khám định kỳ là điều gần như bắt buộc trong quy trình niềng răng để đảm bảo sự dịch chuyển của răng được như mong muốn. Thông thường, lịch tái khám niềng răng sẽ là 1 tháng/lần.

Bên cạnh đó, những sợi chun cố định dây cũng theo thời gian cũng bị dãn và không tạo đủ áp lực để kéo răng. Vì thế, trong những lần hẹn tái khám, bác sĩ sẽ thay mới chun và điều chỉnh lại dây cung cho chắc chắn.

Trong quá trình tái khám, bác sĩ cũng sẽ đánh giá và đo lường mức độ di chuyển của răng để đưa ra bước điều trị tiếp theo. Bệnh nhân có thể nhận thấy răng đang dần di chuyển vào vị trí đúng. Các răng được xếp ngay ngắn, khung xương hàm được mở rộng và khớp cắn hài hòa hơn.

Bệnh nhân cần đi tái khám đầy đủ

Bệnh nhân cần đi tái khám đầy đủ

Giai đoạn kết thúc điều trị

Sau khoảng 12 – 18 tháng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của bệnh nhân, nếu răng đã đạt hiệu quả niềng như dự định thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo khí cụ niềng. Việc tháo khí cụ niềng khá dễ dàng và không gây đau đớn.

Bệnh nhân chỉ hơi ê răng khi nha sĩ cạo phần xi măng đọng trên răng. Nếu răng bạn bị ngả màu hoặc tích tụ mảng bám sau thời gian niềng răng thì có thể bác sĩ sẽ làm sạch, tẩy trắng răng cho bạn.

Hàm duy trì sẽ đảm bảo hiệu quả niềng răng được tốt nhất

Hàm duy trì sẽ đảm bảo hiệu quả niềng răng được tốt nhất

Quá trình thay đổi khi niềng răng ở từng giai đoạn

Sau 3 tháng

Trong vòng 3 tháng đầu thì bệnh nhân sẽ chưa nhận thấy sự thay đổi nhiều vì răng mới bắt đầu dịch chuyển. Ở giai đoạn này, dựa trên tình trạng răng miệng của mỗi người, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ thêm răng thừa, cắt kẽ răng hoặc nong hàm.

Sau 6 tháng

Răng tiếp tục dịch chuyển và có thể sẽ xảy ra một số sai lệch như răng thưa, răng cửa chìa ra phía ngoài. Bệnh nhân không cần lo lắng bởi bác sĩ sẽ kiểm soát và điều chỉnh tình trạng này.

Sau 9 tháng

Bệnh nhân có thể cảm nhận được sự thay đổi của hàm răng. Cung xương hàm được mở rộng hơn và khớp cắn dần trở nên hài hoà, cân đối.

niềng răng 3 giai đoạn

Răng sẽ cải thiện qua từng giai đoạn niềng

Sau 12 tháng

Sự thay đổi của răng trở nên rõ rệt. Đối với các trường hợp nhẹ thì có thể tháo niềng ở tháng thứ 12. Răng gần như đã được dịch chuyển về vị trí mong muốn và được cải thiện đáng kể.

Sau 18 tháng

Hàm răng đã được định hình và đang tiến đến những bước dịch chuyển cuối cùng về vị trí chính xác. Bệnh nhân cần tái khám để bác sĩ điều chỉnh các sai lệch (nếu có). Kết thúc quy trình niềng răng.

Quá trình niềng răng có đau không?

Nhiều bệnh nhân khi đến với Nha khoa Parkway đều thắc mắc “Quá trình niềng răng có đau không?” Thực thế, phương pháp chỉnh nha cần dùng đến lực siết của dây cùng giúp cho răng di chuyển, từ đó răng mới đều đẹp dần lên.

Hơn nữa, có những trường hợp sẽ cần nhổ răng để chừa chỗ cho răng di chuyển. Vậy nên, niềng răng khiến cho bạn bị đau nhức, khó chịu là điều không thể tránh khỏi.Tuy nhiên, lựa chọn niềng răng ở những nha khoa uy tín có bác sĩ tay nghề cao sẽ hạn chế đau nhức đáng kể.

Trên đây là quy trình niềng răng và các giai đoạn niềng răng quan trọng cần lưu ý. Hy vọng đã đem lại nhiều hiểu biết bổ ích cho bạn đọc quan tâm. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc bài viết, để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về niềng răng, hãy liên hệ tổng đài 19008059 nhé!

Tin tức sự kiện khác

thun liên hàm là gì

Thun liên hàm là gì? Công dụng và cách sử dụng khi niềng răng

Thun liên hàm hỗ trợ tạo lực kéo cho răng trong thời gian niềng. Dụng cụ này còn công dụng nào khác? Đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

Xem chi tiết
Những điều cần biết về nong hàm và khí cụ nong hàm

Những điều cần biết về nong hàm và khí cụ nong hàm

Nong hàm có gây nói ngọng hay làm mặt to ra? Cách vệ sinh nong hàm chuẩn? Khám phá giải đáp tại:

Xem chi tiết
Niềng răng trẻ em giá bao nhiêu

Niềng răng trẻ em giá bao nhiêu? Bảng giá mới nhất 2024

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm sẽ giúp trẻ có một hàm răng khỏe đẹp khi trưởng thành. Niềng răng trẻ em là một trong những phương pháp chỉnh nha an toàn, hiệu quả cho trẻ. Mối quan tâm lớn nhất của mỗi phụ huynh là niềng răng giá bao nhiêu? Niềng […]

Xem chi tiết
răng bị nứt ngang

Răng bị nứt ngang có sao không? Có tự lành được không?

Răng bị nứt ngang tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm mà người bệnh không thể chủ quan coi thường. Khi răng bị nứt ngang nên làm thế nào? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết