Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Giai đoạn mọc răng là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình trưởng thành mà mỗi đứa trẻ đều phải trải qua. Tuy nhiên trong giai đoạn trẻ mọc răng hàm, việc trẻ sốt mọc răng hàm kèm theo những dấu hiệu khác thường là chuyện không thể tránh khỏi. Vậy đâu là cách nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng hàm và cách chăm sóc trẻ đúng trong giai đoạn này? Phụ huynh hãy cùng Nha khoa Parkway cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Trong giai đoạn từ 13 đến 19 tháng, bé sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng hàm trên đầu tiên. Còn với răng hàm dưới, giai đoạn từ 14 đến 18 tháng đầu, răng bắt đầu mọc răng sữa và phát triển. Khoảng 25 đến 33 tháng, bé sẽ bắt đầu mọc răng hàm trên thứ 2 và 23 đến 31 tháng sẽ mọc răng hàm dưới.
Dưới đây là mốc thời gian trung bình khi trẻ bắt đầu mọc răng hàm:
Trình tự mọc răng ở trẻ
Tùy vào thể trạng mà thời điểm trẻ mọc răng hàm sẽ có sự chênh lệch nhất định so với quy trình mọc răng trung bình.
Thông thường thì khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Cũng có một số trường hợp răng trẻ sẽ mọc sớm và muộn hơn.
Giai đoạn này, để xác định trẻ quấy khóc và sưng nướu có phải do mọc răng hay không, phụ huynh nên chú ý tới một số dấu hiệu trẻ mọc răng hàm như sau:
Giai đoạn trẻ mọc răng hàm, vị trí nướu mọc răng bị sưng, ngứa khiến trẻ thích gặm, cắn hơn
Chiếc răng hàm đầu tiên của trẻ sẽ bắt đầu mọc trong khoảng 13 đến 19 tháng đầu đời. Chiếc răng tiếp theo sẽ là chiếc răng hàm số 4 ở hàm dưới, bắt đầu mọc trong khoảng 14 đến 18 tháng tuổi.
Giai đoạn trẻ mọc răng hàm thường sẽ diễn ra đúng với mốc thời gian như đã nêu ở phần trên.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, cơ địa, tình trạng sức khỏe,… của bé mà thứ tự mọc răng có thể thay đổi. Có thể trẻ mọc răng hàm trên trước, hoặc mọc răng nanh trước răng cửa trước,…
Thông thường, cặp răng cửa dưới là 2 chiếc răng đầu tiên nhú lên của bé
Nếu theo dõi và thấy có những dấu hiệu bất thường khi trẻ mọc răng hàm, phụ huynh nên tham khảo những trường hợp dưới đây để xác định phương pháp giúp trẻ xử lý kịp thời.
Thông thường, thứ tự mọc răng không ảnh hưởng quá nhiều đến thể trạng của trẻ. Tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ, sẽ có những trường hợp răng hàm trên hoặc dưới mọc trước cặp răng cửa hàm dưới đầu tiên.
Mặc dù thứ tự răng mọc không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, vẫn có một vài trường hợp sự mọc răng không theo trình tự mang lại những ảnh hưởng nhất định đến trẻ:
Trẻ mọc răng hàm không đúng trình tự có thể gây ảnh hưởng tới việc ăn dặm
Trong hàm răng, răng hàm là răng có kích thước tương đối lớn, vậy nên trong quá trình trẻ mọc răng hàm có thể bị đau hơn mọc những chiếc răng còn lại. Giống như người lớn, tùy vào sức đề kháng, thể trạng, cơ địa của từng bé mà việc mọc răng hàm có thể đi kèm những triệu chứng khác như sốt cao, đau nhức, chán ăn,…
Tuy nhiên, nếu răng hàm của bé đủ sắc và chắc chắn, có thể đâm xuyên nướu một cách dễ dàng để nhú lên thì cơn đau đớn có thể không kéo dài.
Do vậy, phụ huynh cần nắm rõ những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm đồng thời theo dõi bé trong giai đoạn này để có thể hỗ trợ bé sử dụng những phương pháp giảm đau, hạ sốt mọc răng hàm phù hợp.
Trong giai đoạn trẻ mọc răng hàm, phần nướu ở trên răng chuẩn bị mọc sẽ bị sưng, đỏ, và tổn thương – có trường hợp gây viêm nhiễm khiến trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Nhất là khi ăn uống, tác động của thức ăn vào nướu của bé sẽ khiến trẻ vì đau mà chán ăn, không chịu ăn.
Khi mọc răng hàm, trẻ còn có thể có triệu chứng tiêu chảy. Kết hợp cùng triệu chứng sốt mọc răng hàm, vì cơ thể mất nước dễ khiến trẻ mệt mỏi, li bì, dẫn đến tình trạng chán ăn.
Giai đoạn này, nướu của trẻ rất nhạy cảm và dễ bị đau nhức. Nếu như phải ăn những món quá cứng hoặc quá đặc, trẻ sẽ phải nhai hoặc cắn mạnh khiến vùng nướu thêm đau nhức, từ đó dẫn đến tình trạng chán ăn.
Giai mọc răng ở bé, dấu hiệu trẻ biếng ăn rất phổ biến
Khi thấy những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm dẫn đến chán ăn, lười ăn, lười bú, ba mẹ có thể tham khảo những phương pháp dưới đây để giúp trẻ giảm cơn đau nhức, khó chịu để việc ăn uống không còn là ác mộng với trẻ trong giai đoạn này nhé!
Thức ăn quá cứng hoặc quá đặc sẽ không phù hợp với trẻ trong quá trình mọc răng thay răng sữa. Lúc này phụ huynh nên lưu ý những việc sau để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và giảm cơn đau nhức:
Giai đoạn này trẻ sẽ ngứa ngáy, khó chịu vùng nướu kèm theo những cơn đau nhẹ nên sẽ lười ăn, không muốn ăn. Gia đình cần giúp bé chia nhỏ bữa ăn và tăng thức ăn mềm, lỏng. Không nên ép bé ăn nhiều hay quá no để tăng cảm giác thèm ăn và hứng thú ăn uống ở bé.
Bên cạnh việc chia nhỏ bữa ăn, lúc này ba mẹ hãy đút ăn cho bé đúng cách, đút nhẹ nhàng và từ từ với lượng thức ăn vừa phải sẽ giúp bé giảm tác động vào phần nướu đang sưng.
Sử dụng gạc hoặc bông mềm tẩm nước muối sinh lý và massage nhẹ phần nướu mọc răng cho bé giúp bé phần nào giảm bớt sự khó chịu và ngứa ngáy khi răng đang nhú lên. Lưu ý người thực hiện cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi giúp bé massage nướu.
Massage nướu bằng khăn mềm hoặc bông, gạc tẩm nước muối sinh lý giúp trẻ đỡ khó chịu phần nào khi mọc răng hàm
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, việc chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách cần được thực hiện đều đặn. Trước 12 tháng tuổi, ba mẹ giúp bé vệ sinh bằng nước muối sinh lý và khăn mềm. Sau 12 tháng tuổi, ba mẹ có thể dùng bản chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ.
Dù là cách nào, mỗi ngày đều cần duy trì vệ sinh cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy.
Sốt mọc răng hàm thông thường không quá ảnh hưởng tới thể trạng của trẻ. Tuy nhiên một số trường hợp dưới đây, nếu trẻ mọc răng hàm kèm theo triệu chứng này, cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở ý tế gần nhất để kịp thời chẩn đoán và chữa trị:
Nếu trẻ sốt quá cao hoặc xuất hiện những triệu chứng khác thường, ba mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ ngay
Nhìn chung những cơn đau nhức khi mọc răng hàm ở trẻ sẽ không khác với người lớn là bao, rất khó chịu và ngứa ngáy. Để giúp trẻ giảm đau/giảm ngứa, phụ huynh có thể tham khảo những phương pháp dưới đây.
Những phương pháp giảm sưng, đau nướu cho trẻ nhanh và hiệu quả:
Giai đoạn này nước dãi chảy rất nhiều, việc lau chùi thường xuyên bằng khăn ẩm cũng khiến độ ẩm trên da trẻ bay hơi nhanh hơn, dẫn đến tình trạng khô và nứt nẻ. Lúc này ba mẹ dùng kem dưỡng cho em bé, xoa thường xuyên lên vùng quanh miệng để giảm khô nẻ cho trẻ nhé.
Nếu trẻ quá đau kèm theo sốt cao, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc giảm đau và hạ sốt. Việc dùng thuốc tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng cho trẻ.
Giai đoạn này, trẻ sẽ rất tích cực gặm, cắn để mài phần nướu bị ngứa. Những đồ vật cứng, sắc nhọn, quá nhỏ có thể gây hóc, những đồ vật như đất nặn, bút màu… đều cần để xa tầm tay của trẻ. Nên cho trẻ gặm đồ chơi gặm nướu, rau củ quả hấp mềm,… giúp nướu trẻ không bị tổn thương.
Giai đoạn bắt đầu mọc răng các bé thường có một số triệu chứng đặc trưng như chảy dãi nhiều, phần nướu (hay lợi) chỗ sắp sửa mọc răng sưng, đỏ và bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, dẫn đến việc bé thích gặm cắn, quấy khóc nhiều hơn.
Khi mọc răng, kèm theo sốt là những thói quen như tự gặm, cắn tay, chân của bé hoặc các đồ vật xung quanh do trẻ cảm thấy ngứa và khó chịu ở nướu răng. Lúc này ba mẹ nhớ hãy vệ sinh chân tay trẻ và đồ chơi của trẻ thường xuyên tránh trong quá trình gặm cắn vi khuẩn theo đường miệng tấn công bé nhé!
Sốt mọc răng là dấu hiệu bình thường trong giai đoạn trẻ mọc răng. Lúc này ba mẹ không cần quá lo lắng, chú ý đo thân nhiệt trẻ liên tục. Nếu nhiệt độ sốt dưới 38.5 độ C, ba mẹ giúp bé hạ thân nhiệt và bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Nếu thân nhiệt trẻ lên trên 38.5 độ C, cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ nhé.
Với trường hợp trẻ sốt dưới 38.5 độ C và ba mẹ tự chăm sóc ở nhà, ba mẹ lưu ý:
Khi cho trẻ dùng thuốc giảm đau cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước
Trẻ mọc răng hàm sốt mọc răng kèm theo những triệu chứng như ngứa nướu, mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, ba mẹ cũng cần lưu ý:
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]