Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Hơi thở có mùi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hơi thở có mùi và cách khắc phục

Hơi thở có mùi là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống thường ngày, khiến chúng ta kém tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng này? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Hơi thở có mùi là tình trạng gì?

Hơi thở có mùi hay còn gọi là hôi miệng, là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, có thể xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản như vệ sinh răng miệng kém, hoặc phức tạp hơn như các bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hóa hay nội tiết. Điều này không chỉ gây khó chịu, tự ti và mặc cảm trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

hơi thở có mùi là tình trạng gì

Hơi thở có mùi gây khó chịu, tự ti và mặc cảm trong giao tiếp (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân hơi thở có mùi

Hơi thở có mùi khi vừa mới ngủ dậy

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Tuy nhiên, trong giấc ngủ đêm, lượng nước bọt tiết ra giảm đáng kể, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến hiện tượng hơi thở có mùi vào buổi sáng. Đây là một hiện tượng bình thường, được các nhà nghiên cứu gọi là “chứng hôi miệng buổi sáng”.

hơi thở có mùi khi vừa mới ngủ dậy

Khi ngủ lượng nước bọt tiết ra giảm đáng kể, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng (Nguồn: Internet)

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc đánh răng không đúng cách hoặc không dùng chỉ nha khoa thường xuyên dẫn đến tích tụ mảng bám và thức ăn thừa, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, bề mặt lưỡi cũng có thể là nơi chứa vi khuẩn và tế bào chết, góp phần làm hơi thở có mùi.

Tương tự, những người đeo răng giả, niềng răng, hoặc mão răng mà không vệ sinh cẩn thận cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Các thiết bị nha khoa như niềng răng hoặc dụng cụ cố định nếu không được vệ sinh đúng cách cũng là nguyên nhân gây mùi hôi miệng.

vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách tích tụ vi khuẩn gây hôi miệng (Nguồn: Internet)

Các bệnh lý răng miệng khiến hơi thở có mùi

Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây có mùi, làm ảnh hưởng đến hơi thở và sức khỏe răng miệng.

bệnh lý răng miệng gây hôi miệng

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây có mùi (Nguồn: Internet)

Ăn uống những thực phẩm có mùi

Một số loại thực phẩm nặng mùi như hành tây, tỏi, hành tím, bắp cải, súp lơ và một số gia vị khác cũng có thể là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi. Mặc dù mùi khó chịu thường biến mất sau 1–2 giờ, nhưng khi ợ hơi, mùi từ thực phẩm vẫn có thể quay lại. Điều này cho thấy, mùi hôi không chỉ bắt nguồn từ khoang miệng mà còn từ hệ tiêu hóa.

ăn uống những thực phẩm có mùi

Hành tỏi cũng gây nên tình trạng hơi thở có mùi (Nguồn: Internet)

Hơi thở có mùi do bệnh lý khác

Trong một số trường hợp, hơi thở hôi không chỉ xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như trào ngược dạ dày, viêm xoang mãn tính, tiểu đường, gan, thận và một vài bệnh lý khác.

Hởi thở có mùi do bệnh lý

Nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác gây nên tình trạng hôi miệng (Nguồn: Internet)

Rượu, bia và thuốc lá cũng khiến hơi thở có mùi

Khi uống rượu, bia cơ thể sẽ chuyển hóa thành những chất có mùi có chịu. Ngoài ra, chất cồn trong rượu, bia còn gây khô miệng, nhất là khi đi ngủ. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi, thói quen hút thuốc lá này làm tăng hợp chất tạo mùi trong miệng và phổi, làm khô miệng do việc sản xuất nước bọt bị ít đi.

Rượu bia gây tình trạng hôi miệng

Chất cồn trong rượu bia gây khô miệng và gây hôi miệng (Nguồn: Internet)

Cách nhận biết hơi thở có mùi

Một số cách nhận biết hơi thở có mùi như sau:

  • Liếm cổ tay: Đây là một cách áp dụng đơn giản để kiểm tra hơi thở, bạn hãy rửa tay thật sạch sau đó liếm lên cổ tay và đợi 5 phút để nước bọt ở cổ tay khô lại và ngửi, nếu có mùi khó chịu thì chứng tỏ hơi thở của bạn có mùi và ngược lại. Lưu ý, không nên thực hiện sau khi vệ sinh răng miệng hay ăn kẹo bạc hà vì kết quả sẽ không chính xác.
  • Vuốt lưỡi: Đây cũng là biện pháp thông dụng, bạn chuẩn bị một chiếc muỗng hoặc miếng gạc đặt vào trên lưỡi và sâu trong miệng, sau đó từ từ kéo ra ngoài. Nếu ngửi thấy mùi hôi trên những dụng cụ đó thì đồng nghĩa hơi thở của bạn có mùi.
  • Ngửi trực tiếp hơi thở: Dùng 2 tay tạo thành vòng cung để che kín mũi với miệng, khép kín các ngón tay và không tạo ra khe hở nào, sau đó thở trực tiếp ra ngoài và hít vào bằng mũi. Ngoài dùng tay, bạn có thể sử dụng túi ni lông hoặc cốc để kiểm tra hơi thở.
  • Nhờ người khác kiểm tra hộ: So với những cách trên, nhờ người khác kiểm tra hộ sẽ chính xác và khả quan hơn. Bạn hãy nói chuyện với cự ly gần, mặt đối mặt và nhờ họ kiểm tra hơi thở của bạn xem có mùi hay không.
liếm cổ tay để nhận biết hôi miệng

Liếm cổ tay đợi khô và ngửi để nhận biết tình trạng hôi miệng (Nguồn: Internet)

Biện pháp khắc phục và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng

Hơi thở có mùi thường là dấu hiệu của việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan. Dưới đây là những biện pháp cụ thể giúp bạn khắc phục và ngăn ngừa tình trạng này, mang lại hơi thở thơm mát và sự tự tin trong giao tiếp:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa flouride để làm sạch mảng bám và vi khuẩn trên răng. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và cạo lưỡi để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Giữ cho miệng luôn ẩm: Uống đủ nước để duy trì độ ẩm trong khoang miệng.
  • Ăn uống khoa học: Hạn chế sử dụng những thực phẩm có mùi, bổ sung trái cây tươi. Đặc biệt sau khi ăn hãy vệ sinh răng miệng để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn ra khỏi khoang miệng.
  • Thay đổi thói quen: Hạn chế hút thuốc lá và rượu bia vì thuốc là và rượu bia có thể làm khô miệng, khiến vi khuẩn có mùi phát triển mạnh mẽ.
  • Khám nha khoa định kỳ: Bạn nên khám định kỳ 6 tháng/ lần để làm sạch cao răng và được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời những bệnh lý răng miệng nếu có.
Uống nhiều nước để khắc phục và ngăn ngừa hôi miệng

Uống đủ nước để duy trì độ ẩm trong khoang miệng để ngăn ngừa hôi miệng (Nguồn: Internet)

Dịch vụ nha khoa tổng quát tại Nha khoa Parkway

Hơi thở có mùi không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin mà còn gây bất tiện trong giao tiếp và công việc hàng ngày. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn, vì có thể bạn bị các bệnh về răng miệng hoặc vấn đề sức khỏe.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi sử dụng dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:

  • Parkway luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Đội ngũ bác sĩ đầu ngành, bằng cấp rõ ràng, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm với khách hàng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân.
  • Hệ thống chuỗi nha khoa 16 cơ sở khắp cả nước.
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.

Hơi thở có mùi là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của người bệnh. Để xác định được nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục hiệu quả, bạn hãy đến Nha khoa Parkway để được bác sĩ thăm khám, tư vấn hoặc liên hệ qua hotline 1900 8059 để được hỗ trợ nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Tẩy trắng răng giá bao nhiêu tiền? Bảng giá làm răng trắng 2024

Tẩy trắng răng giá bao nhiêu tiền? Bảng giá tẩy trắng răng tại nha khoa mới nhất 2025

Sở hữu một nụ cười tỏa sáng là vốn ước mơ của rất nhiều người. Chính vì vậy hiện nay có rất nhiều người tìm đến dịch vụ tẩy trắng răng để thỏa mãn mong ước này. Vậy dịch vụ tẩy trắng răng giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra dịch vụ này như […]

Xem chi tiết
Nhổ răng khôn nên ăn gì kiêng gì để mau lành vết thương?

Nhổ răng khôn kiêng ăn gì? Những loại thức ăn phải tránh xa

Sau nhổ răng khôn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành? Nha Khoa Parkway chia sẻ chế độ ăn uống khoa học giúp giảm đau, tránh biến chứng. Tìm hiểu ngay!

Xem chi tiết
nha khoa Hồ Chí Minh

Top 10 nha khoa Hồ Chí Minh uy tín 2025

Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín tại TP.HCM nhưng phân vân giữa hàng trăm phòng khám lớn nhỏ? Việc lựa chọn đúng nha khoa không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đừng chỉ dựa vào vị trí […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về răng số 8

Răng số 8 là gì? Dấu hiệu mọc răng số 8 nên biết

Răng số 8 là gì và tại sao nó thường gây ra nhiều vấn đề răng miệng? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang bước vào độ tuổi trưởng thành. Răng số 8, hay còn gọi là răng khôn, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường gây đau nhức, khó chịu khi mọc lệch hoặc mọc ngầm.

Xem chi tiết